Vấn đề tính lại thời hiệu thi hành bản án kết tộ

Một phần của tài liệu Tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật (Trang 101 - 103)

- Chánh án TA đã ra quyết định

2.2.4. Vấn đề tính lại thời hiệu thi hành bản án kết tộ

Các nhà làm luật đã ghi nhận cụ thể vấn đề này trong hai trường hợp tại khoản 3 Điều 55 Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, đó là: Trường hợp thứ nhất – Nếu trong thời hạn của thời hiệu thi hành bản án kết tội (bao gồm ba loại thời hạn được quy định tương ứng với các loại và mức hình phạt đã tuyên

đối với người bị kết án tại khoản 2 của Điều này, và loại thời hạn đặc biệt được quy định tại khoản 4 của Điều này), người bị kết án lại phạm tội mới thì thời gian đã qua khơng được tính và thời hiệu thi hành bản án kết tội sẽ được tính lại kể từ ngày phạm tội mới; Trường hợp thứ hai – Nếu trong thời hạn nói trên, người bị kết án cố tình trốn tránh và đã có lệnh truy nã, thì thời gian trốn tránh khơng được tính và thời hiệu tính lại kể từ ngày người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ. Chúng ta sẽ phân tích cụ thể từng trường hợp một:

Trong trường hợp thứ nhất, vấn đề tính lại thời hiệu được đặt ra ngay khi người phạm tội lại phạm tội mới. Phạm tội mới ở đây phải được hiểu là mới so với chính người bị kết án, tức là thời hiệu được tính lại khi người bị kết án thực hiện những hành vi phạm tội mới, chứ không phải bắt đầu từ khi các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền phát hiện ra một hay nhiều hành vi phạm tội mới đó. Thêm vào đó, phạm tội mới là phạm bất cứ tội gì (tội phạm ít nghiêm trọng, tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng, hay tội phạm đặc biệt nghiêm trọng), khơng phụ thuộc vào loại và mức hình phạt mà người bị kết án phải chịu đối với tội mới, và cũng không phụ thuộc vào việc họ có được miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, miễn chấp hành hình phạt hay khơng, v.v…Đây là một cách tính thời hiệu thi hành bản án kết tội có hiệu quả trong việc răn đe nghiêm khắc những người bị kết án, cố gắng hạn chế và đẩy lùi những hành vi phạm tội nguy hiểm đang xuất hiện tồn tại và có nguy cơ phát triển ở nước ta, đồng thời cách tính này cũng địi hỏi các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền ở nước ta phải ra sức đấu tranh, khai thác, để truy cứu trách nhiệm hình sự và thi hành bản án kết tội đúng người, đúng tội, tránh bỏ lọt tội phạm và người phạm tội.

Trong trường hợp thứ hai, vấn đề tính lại thời hiệu được đặt ra khi xuất

Yếu tố thứ nhất là người bị kết án cố tình trốn tránh trong thời hạn tồn tại thời hiệu thi hành bản án kết tội tức là người bị kết án mặc dù đã biết về bản án kết tội áp dụng đối với mình, nhưng khơng chịu chấp hành bản án đó, mà có những biểu hiện như: đột nhiên biến mất khỏi nơi cần phải thi hành án trong một thời gian dài mà khơng có lý do thuyết phục, trốn ra nước ngoài hoặc dùng thủ đoạn gian dối để đi ra nước ngoài, v.v…

Yếu tố thứ hai là người bị kết án đã bị truy nã bằng lệnh truy nã từ phía các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền của Nhà nước. Thực tế, trong Bộ luật hình sự năm 1999 và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, các nhà làm luật đã khơng có sự thống nhất khi sử dụng cả thuật ngữ “lệnh truy nã” và thuật ngữ “quyết định truy nã” để cùng nói về việc truy nã người phạm tội và người bị kết án mà khơng đưa ra lời giải thích nào về hiệu lực pháp lý của hai thuật ngữ này (là giống nhau hay khác nhau). Do đó, đây là một thiếu xót mà các nhà làm luật chúng ta nên xem xét và khắc phục.

Chỉ khi thoả mãn đồng thời cả hai yếu tố này thì thời gian trốn tránh đó sẽ khơng được tính và thời hiệu thi hành bản án kết tội được tính lại kể từ khi người đó ra trình diện hoặc bị bắt giữ bởi các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền của Nhà nước.

Một phần của tài liệu Tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật (Trang 101 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)