- Hiệu lực pháp luật ngay;
2.2.2. Xác định thời điểm bắt đầu và chấm dứt của thời hiệu thi hành bản án kết tộ
bản án kết tội
Khơng giống như cách tính thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là dựa vào các loại tội phạm khác nhau, thời hiệu thi hành bản án kết tội xuất hiện khi bản án kết tội đã tuyên đối với người phạm tội có hiệu lực pháp luật và cách tính của nó dựa vào hình phạt và mức hình phạt khác nhau. Do có đặc điểm khác biệt này, nên đã đưa đến việc khi xác định thời điểm bắt đầu và kết thúc của thời hiệu thi hành bản án kết tội không cần xem xét đến loại tội phạm mà người bị kết án đó thực hiện, mà chỉ xem xét đến loại hình phạt và mức hình phạt mà Tồ án đã tuyên đối với người bị kết án, vì vậy, nó khơng q phức tạp như khi xác định đối với thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể là:
Thứ nhất, về thời điểm bắt đầu thời hiệu thi hành bản án kết tội: theo quy định tại khoản 3 Điều 55 Bộ luật hình sự năm 1999 thì thời hiệu thi hành bản án kết tội được tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật. Một bản án được coi là có hiệu lực pháp luật khi nó thuộc vào một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003, đó là: những bản án và quyết định của Tồ án cấp sơ thẩm khơng bị kháng cáo, kháng nghị theo trình tự phúc thẩm; những bản án và quyết định của Toà án cấp phúc thẩm; những quyết định của Toà án giám đốc thẩm hoặc tái thẩm.
Ngồi ra luật cịn quy định trong một số trường hợp đặc biệt, một bản án quyết định sẽ được thi hành ngay sau khi bản án, quyết định đó được đưa ra từ phía các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền của Nhà nước, khơng kể bản án quyết định đó sẽ bị kháng cáo, kháng nghị hay không. Đây là căn cứ vừa thể hiện việc đảm bảo quyền và lợi ích của người bị kết án cũng như thể hiện nguyên tắc nhân đạo trong pháp luật hình sự Việt Nam. Những trường hợp đặc biệt này được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 255 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003: “Trong trường hợp bị cáo đang bị tạm giam mà Toà
án cấp sơ thẩm quyết định đình chỉ vụ án, khơng kết tội, miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt cho bị cáo, hình phạt không phải là tù giam hoặc phạt tù nhưng cho hưởng án treo hoặc khi thời hạn phạt tù bằng hoặc ngắn hơn thời hạn đã tạm giam thì bản án hoặc quyết định của Toà án được thi hành ngay, mặc dù vẫn có thể bị kháng nghi, kháng cáo”.
Thứ hai, về thời điểm kết thúc thời hiệu thi hành bản án kết tội: tại khoản 2 Điều 55 Bộ luật hình sự năm 1999 đã đưa ra ba thời hạn khác nhau tương ứng với các loại hình phạt và mức hình phạt khác nhau của một bản án hình sự mà nói chính xác là của một bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đã được Tồ án tun đối với họ. Vì thực chất, bản án hình sự bao gồm hai dạng là bản án tuyên vô tội và bản án kết tội; trong đó, nếu một người phạm tội được Toà án nhân danh Nhà nước tuyên là không có tội tức là một bản án tuyên vơ tội được đưa ra thì họ được trả tự do ngay tại phiên toà và bản án tuyên vô tội phải được thi hành ngay mặc dù vẫn có thể bị kháng nghị, kháng cáo theo quy định tại các điều 227 và 255 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. Do đó, khơng nên và khơng cần thiết phải đề cập đến thời hiệu thi hành bản án tuyên vô tội. Và ở đây, các khoảng thời gian của thời hiệu thi hành bản án kết tội đã được luật hình sự thực định quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 55 Bộ luật hình sự năm 1999 như sau: “a) Năm năm đối với các trường hợp xử phạt
tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ ba năm trở xuống; b) Mười năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm; c) Mười lăm năm đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên mười lăm năm đến ba mươi năm”.
Sự phân định này có hai điểm khác so với sự phân định quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1985, đó là: thứ nhất, quy định cụ thể việc áp dụng khoảng thời hạn là năm năm đối với ba trường hợp: xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ và tù từ ba năm trở xuống, còn tại điểm a khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1985 chỉ quy định chung chung là:”Năm năm đối với các
trường hợp xử phạt từ năm năm tù trở xuống;”, điểm khác thứ hai là khoảng
thời hạn mười lăm năm quy định tại điểm c khoản 2 Điều 55 Bộ luật hình sự năm 1999 sẽ áp dụng đối với các trường hợp tù từ trên mười lăm năm đến ba mươi năm, còn tại điểm c khoản 1 Điều 46 Bộ luật hình sự năm 1985 thì quy định việc áp dụng khoảng thời hạn này đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên mười lăm năm đến hai mươi năm.
Khi xem xét thời hiệu thi hành bản án đã hết hay chưa để xem xét việc xố án tích, thì cần phải căn cứ vào Điều 55 Bộ luật hình sự năm 1999. Trước đây thời hiệu thi hành bản án hình sự đối với trường hợp xử phạt tiền chưa được quy định trong Bộ luật hình sự năm 1985, cho nên được thi hành theo Pháp lệnh thi hành án dân sự. Nay đã được quy định bổ sung tại điểm a khoản 2 Điều 55 Bộ luật hình sự năm 1999, theo đó thời hiệu thi hành hình phạt tiền là 5 năm, kể từ ngày bản án, quyết định của Tồ án có hiệu lực pháp luật.
Trong thực tế, chúng ta cần bàn tới việc xem xét vấn đề bồi thường thiệt hại trong việc xố án tích: Có nhiều người bị kết án bị Tồ án xử phạt hình phạt chính, hình phạt bổ sung và còn phải bồi thường thiệt hại. Nhưng nếu người được bồi thường thiệt hại khơng có đơn u cầu thi hành án theo
quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự (nay là Luật thi hành án dân sự 2008), hoặc người được bồi thường thiệt hại tuy có đơn yêu cầu thi hành án đối với số tiền được bồi thường, nhưng sau đó lại có đơn khơng u cầu bồi thường nữa. Hoặc có trường hợp trong thời gian thực hiện Pháp lệnh Thi hành án dân sự (nay là Luật thi hành án dân sự 2008) đã có nhiều cơ quan thi hành án dân sự không ra quyết định thi hành các khoản tiền phải thu cho nhà nước mà người bị kết án lại có đơn xin xố án tích thì giải quyết như sau:
Thứ nhất, đối với số tiền bồi thường thiệt hại: Người được bồi thường là cá nhân mà tự nguyện không yêu cầu người bị kết án bồi thường (được lập thành văn bản) thì được coi như người bị kết án đã bồi thường xong, kể từ ngày có văn bản khơng u cầu bồi thường (tôn trọng quyền định đoạt về tài sản của cá nhân). Trong trường hợp người được bồi thường là cá nhân mà trong thời hiệu yêu cầu thi hành án theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự (nay là Luật thi hành án dân sự 2008) đã khơng có đơn yêu cầu thi hành đối với số tiền bồi thường, thì kể từ ngày hết thời hiệu yêu cầu thi hành án cũng được xác định là hết thời hiệu thi hành bản án nên cũng được tính để giải quyết việc xóa án tích.
Thứ hai, đối với số tiền phải thu cho Nhà nước: tiền phạt, tiền án phí, lệ phí Tồ án mà trong khoảng thời gian theo quy định của Pháp lệnh thi hành án dân sự (này là Luật thi hành án dân sự 2008) kể từ ngày bản án, quyết định của Tồ án có hiệu lực pháp luật, cơ quan thi hành án dân sự đã khơng ra quyết định thi hành án, thì được xác định là hết thời hiệu thi hành bản án nên cũng được tính để giải quyết việc xố án tích (các trang 35-36 trong Cuốn các văn bản về hình sự, dân sự, kinh tế, hành chính và tố tụng, TAND tối cao xuất bản năm 2001; Điều 21 Pháp lệnh thi hành án dân sự 1993; Điều 25 Pháp lệnh thi hành án dân sự 2004; và Điều 32 Luật thi hành án dân sự 2008).
Tác giả Đỗ Văn Chỉnh có nêu lên vấn đề xố án tích khi hết thời hiệu thi hành án. Căn cứ để xố án tích khi hết thời hiệu thi hành bản án là Tồ án có thẩm quyền thi hành bản án đó phải có văn bản thơng báo cho người bị kết án và cơ quan hữu quan cùng cấp biết là đã hết thời hiệu thi hành bản án đó [12].
Ví dụ: Tại bản án hình sự số 01/HSST ngày 02-3-1998 Toà án nhân dân huyện H quyết định xử phạt anh A một năm tù về tội cố ý gây thương tích. Tồ án nhân dân huyện H có thẩm quyền thi hành bản án hình sự này. Vì lý do theo quy định của pháp luật hình sự, Toà án nhân dân huyện H quyết định hỗn thi hành hình phạt tù cho anh H liên tục cho đến hết ngày 02-3- 2003 mà anh A không phạm tội mới. Trong trường hợp này theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 Bộ luật hình sự thì kể từ ngày 03-3-2003 bản án hình sự số 01/HSST ngày 02-3-1998 của Toà án nhân dân huyện H đã hết thời hiệu thi hành. Toà án nhân dân huyện H phải ra thông báo với nội dung là bản án hình sự số 01/HSST ngày 02-3-1998 của Toà án nhân dân huyện H đã hết thời hiệu thi hành đối với anh A. Căn cứ vào thơng báo này, Tồ án có thẩm quyền mới cấp giấy chứng nhận xóa án tích cho anh A.
Ngồi ra, trong Bộ luật hình sự năm 1999 tại khoản 4 Điều 55 quy định trường hợp áp dụng thời hiệu riêng biệt đối với những người bị kết án tù chung thân hoặc tử hình. Những người bị kết án này khơng áp dụng khoảng thời hiệu nhất định như những trường hợp tại khoản 2 Điều 55, mà phụ thuộc vào quyết định của Chánh án Toà án nhân dân tối cao theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao căn cứ vào từng trường hợp nhất định; cụ thể, quy định đó như sau: “Việc áp dụng thời hiệu đối với các trường hợp xử phạt tù chung thân hoăc tử hình, sau khi đã qua thời hạn mười lăm năm do Chánh án Toà án nhân dân tối cao quyết định theo đề nghị của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. Trong trường hợp không cho áp dụng thời
hiệu thì hình phạt tử hình được chuyển thành tù chung thân, tù chung thân được chuyển thành ba mươi năm”.