Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của thời hiệu thi hành bản án kết tộ

Một phần của tài liệu Tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật (Trang 71 - 79)

- Hiệu lực pháp luật ngay;

2.2.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của thời hiệu thi hành bản án kết tộ

2.2.1. Khái niệm và các đặc điểm cơ bản của thời hiệu thi hành bản án kết tội án kết tội

2.2.1.1. Khái niệm thời hiệu thi hành bản án kết tội

Trong Bộ luật hình sự năm 1999, tại khoản 1 Điều 55 đã đưa ra định nghĩa pháp lý của thời hiệu thi hành bản án hình sự: “thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó người bị kết án không phải chấp hành bản án đã tuyên”. Đây là một điểm mới của Bộ luật hình sự năm 1999 vì trước đây trong Bộ luật hình sự năm 1985 không hề đưa ra định nghĩa pháp lý của thời hiệu thi hành bản án hình sự, và do đó

sự tồn tại của nó có ý nghĩa rất quan trọng trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng cũng như trong sự phát triển của pháp luật Việt Nam nói chung.

Về ngun tắc thì các bản án đã có hiệu lực pháp luật phải được thi hành nghiêm chỉnh. Nhưng trong thực tế có nhiều trường hợp do thiếu xót của các cơ quan tư pháp hình sự nói chung và cơ quan thi hành án nói riêng nên bản án có hiệu lực pháp luật khơng được thi hành do có nhiều nguyên nhân như bị bỏ quên, bị thất lạc, khó thi hành (về phía người bị kết án vì bệnh tật, già yếu, hồn cảnh gia đình khó khăn đến nỗi họ không thể chấp hành án được), mặc dù họ không trốn tránh pháp luật, không phạm tội mới. Vì vậy, pháp luật hình sự quy định thời hiệu thi hành bản án hình sự là thời gian (kỳ hạn) do pháp luật quy định, quá kỳ hạn ấy thì sẽ phát sinh hậu quả pháp lý: nếu chưa thi hành thì khơng được thi hành nữa và người bị kết án cũng không phải chấp hành bản án. Do đó, việc áp dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự phải quy định chặt chẽ, để đề phòng những sơ hở hoặc hiện tượng tiêu cực trong khi thực hiện.

Thực chất, bản án hình sự là một thuật ngữ chung, bao gồm hai dạng bản án là bản án tuyên vô tội và bản án kết tội. TSKH. PGS. Lê Văn Cảm đã phân tích cụ thể và nêu ra nội dung của ba khái niệm bản án hình sự, bản án tun vơ tội và bản án kết tội. Theo đó, bản án hình sự là kết quả cuối cùng

của quá trình truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm tội do Tồ án tun tại phiên toà, khẳng định về việc người bị đưa ra xét xử có bị coi là có tội hay khơng có tội, cũng như về việc có áp dụng hay khơng áp dụng hình phạt hoặc (và) biện pháp cưỡng chế về hình sự khác đối với người đó; Bản án tun vơ

tội là kết quả cuối cùng của quá trình giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự

của người phạm tội do Toà án tuyên tại phiên toà, khẳng định về việc người bị đưa ra xét xử được coi là khơng có tội nên khơng có trách nhiệm hình sự, cũng như về việc minh oan cho người đó; Bản án kết tội là kết quả cuối cùng

của q trình truy cứu trách nhiệm hình sự người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm do Toà án tuyên tại phiên toà, khẳng định về việc người bị đưa ra xét xử là có tội, cũng như về việc có áp dụng hay miễn hình phạt hoặc (và) biện pháp cưỡng chế về hình sự khác đối với người đó [2] . Hiểu được vấn đề này, chúng ta sẽ có cái nhìn vừa tổng quan, vừa cụ thể về bản chất pháp lý của một thuật ngữ mà chúng ta vẫn thường hay sử dụng đối với những người có lỗi trong việc thực hiện tội phạm, đó là bản án hình sự.

Phân tích những nội dung trên kết hợp với việc xem xét và phân tích khái niệm pháp lý về thời hiệu thi hành bản án kết tội quy định tại khoản 1 Điều 55 Bộ luật hình sự năm 1999, chúng tơi cho rằng khái niệm pháp lý của phạm trù thời hiệu thi hành bản án kết tội sẽ có nội dung như sau: thời hiệu thi hành bản án kết tội là những thời hạn xác định - được quy định rõ ràng và cụ thể trong pháp luật hình sự thực định, mà khi kết thúc thời hạn đó thì người bị kết án khơng bị buộc phải chấp hành bản án kết tội có hiệu lực pháp luật mà Toà án đã tuyên đối với họ.

2.2.1.2. Các đặc điểm cơ bản của thời hiệu thi hành bản án kết tội

Xuất phát từ các quy định về thời hiệu thi hành bản án kết tội trong pháp luật hình sự thực định, kết hợp với việc phân tích khái niệm thời hiệu thi hành bản án kết tội ở phần trên, chúng ta có thể đưa ra các đặc điểm cơ bản của thời hiệu thi hành bản án kết tội như sau:

Thứ nhất, cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền chỉ được quyền thi hành bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đối với người bị kết án trong một khoảng thời hạn xác định được quy định tại khoản 2 Điều 55 Bộ luật hình sự năm 1999. Tuỳ theo từng loại và mức hình phạt khác nhau mà khoảng thời hạn ấy quy định tương ứng khác nhau, cụ thể là: đối với các trường hợp xử phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc xử phạt tù từ ba năm trở xuống thì thời

hiệu thi hành bản án kết tội là năm năm; đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên ba năm đến mười lăm năm thì thời hiệu thi hành bản án kết tội là mười năm; đối với các trường hợp xử phạt tù từ trên mười lăm năm đến ba mươi năm thì thời hiệu thi hành bản án kết tội là mười lăm năm.

Thứ hai, quyền thi hành bản án kết tội mà Nhà nước trao cho cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền khơng cịn tồn tại khi đã qua một khoảng thời hạn xác định do pháp luật hình sự quy định. Nghĩa là bất kỳ người nào mặc dù đã bị kết án và bản án đó đã có hiệu lực pháp luật theo quy định trong Bộ luật hình sự năm 1999, nhưng sẽ khơng bị các cơ quan thi hành án hình sự có thẩm quyền thi hành bản án kết tội đó đối với mình.

Ví dụ 1, ngày 12 tháng 4 năm 2000, Chánh án Toà án nhân dân tỉnh

Phú Yên đã ký “Thông báo về việc cho hưởng thời hiệu thi hành bản án hình sự” số 01/THA áp dụng đối với bị án Đặng Thị Ph - đã bị kết án bốn năm tù giam về tội “mua bán trái phép chất nổ”, lý do đưa ra là bản án kết tội đó đã có hiệu lực pháp luật hơn năm năm, nhưng vẫn chưa được thi hành, thêm vào đó bị án khơng trốn tránh, không phạm tội mới, đồng thời cơ quan Cơng an khơng có lệnh truy nã. Vì vậy, Đặng Thị Ph được hưởng chế định nhân đạo - được miễn chấp hành hình phạt do hết thời hiệu thi hành bản án kết tội [23].

Ví dụ 2, trên báo pháp luật Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20-1-2009 có

bài “truy nã người khơng bỏ trốn” phản ánh ông Nguyễn Trường Thái (ngụ tại Thành phố Hồ Chí Minh) đã bị Cơng an huyện Thủ Thừa bắt giam theo lệnh truy nã cách đây 18 năm để thi hành một bản án của Toà án nhân dân tỉnh Long An. Điều đáng nói ở đây là từ lúc bị xử án (năm 1991) đến nay, ông Thái không nhận được quyết định thi hành án và bản thân ông không hề bỏ trốn khỏi địa phương. Ngày 27-2 vừa qua, Toà án nhân dân tỉnh Long An đã ra quyết định trả tự do cho ông Thái. Theo quyết định này thì trong thời gian

chưa chấp hành án, ơng Thái có địa chỉ rõ ràng, khơng thay đổi họ tên, hình dạng để trốn tránh pháp luật, không phạm tội mới. Do phạm tội thuộc trường hợp ít nghiêm trọng nên trường hợp của ông Thái đã hết thời hiệu thi hành bản án (q 5 năm tính từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật).

Trong phần giải đáp một số vấn đề về hình sự, dân sự, kinh tế, lao động, hành chính và tố tụng tại Tạp chí Tồ án nhân dân số 5 năm 1999, có bạn đọc hỏi: “Trong trường hợp người bị kết án được hỗn hoặc được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù, nhưng đến thời điểm Toà án ra quyết định thi hành án hoặc quyết định tiếp tục thi hành án thì đã hết thời hiệu thi hành bản án theo quy định tại Điều 46 Bộ luật hình sự. Những trường hợp này, Tịa án có buộc người bị kết án phải chấp hành án nữa hay không?”. Vấn đề này được trả lời như sau: Trường hợp này đã được hướng dẫn một phần tại điểm 3 mục III Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 26 tháng 12 năm 1986 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ nội vụ “Hướng dẫn việc áp dụng thời hiệu thi hành bản án hình sự”, cụ thể là “…Đối với trường hợp những người phạm tội nhẹ, chỉ bị xử phạt tù từ 5 năm tù trở xuống mà vì bệnh tật, sinh đẻ hoặc vì hồn cảnh khó khăn được hỗn thi hành án nhiều lần, thời gian hoãn đã bằng thời hiệu thi hành án mà trong thời gian đó họ khơng phạm tội mới, khơng cịn nguy hiểm cho xã hội nữa thì Tồ án ra quyết định miễn chấp hành hình phạt tù…” Vấn đề này hiện nay được hướng dẫn tại mục 1.7 Nghị quyết số 01/2007/NQ – HĐTP ngày 02 – 10 -2007 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao, với sự thay đổi là khơng giới hạn mức hình phạt khi áp dụng chế định nhân đạo “hết thời hiệu thi hành bản án kết tội”, cụ thể là: Trường hợp người bị kết án phạt tù được hỗn (tạm đình chỉ) chấp hành hình phạt tù và khi hết thời hạn hỗn (tạm đình chỉ) chấp hành hình phạt tù mà Chánh án Tồ án đã cho hỗn (tạm đình chỉ) chấp hành hình phạt tù khơng ra quyết định thi hành án hình phạt tù theo quy định tại khoạn 2

Điều 261 hoặc quyết định thi hành án phạt tù đối với phần hình phạt phạt tù cịn lại theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 262 của Bộ luật tố tụng hình sự hoặc có ra quyết định thi hành án phạt tù, nhưng người bị kết án khơng trốn tránh, thì cũng được hưởng thời hiệu thi hành bản án. Thời hiệu thi hành bản án hình sự được tính kể từ ngày hết thời hạn hỗn (tạm đình chỉ) chấp hành hình phạt tù và căn cứ vào mức hình phạt tù cịn lại mà người bị kết án chưa chấp hành.

Đồng thời việc hết thời hạn của thời hiệu thi hành bản án kết tội chính là căn cứ pháp lý chung có tính chất bắt buộc cho việc người bị kết án sẽ được miễn chấp hành bản án kết tội có hiệu lực pháp luật đã được Toà án tuyên đối với họ.

Thứ ba, để được hưởng chế định nhân đạo do hết thời hiệu, ngồi căn cứ pháp lý chung có tính chất bắt buộc, người bị kết án cịn phải thoả mãn ba điều kiện cần và đủ mà luật định là: Điều kiện thứ nhất: các khoảng thời gian của thời hiệu thi hành bản án kết tội phải tương ứng với loại hình phạt và mức hình phạt đã được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 55 Bộ luật hình sự năm 1999; Điều kiện thứ hai: trong khoảng thời gian đấy, người bị kết án không được phạm tội mới, bất kể tội mới đó có hành vi phạm tội ở mức độ nào (ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng, hay đặc biệt nghiêm trọng) và phải chịu loại hình phạt, mức hình phạt nào; Điều kiện thứ ba: trong khoảng

thời gian đấy, người bị kết án khơng được cố tình trốn tránh, đồng thời khơng có lệnh truy nã từ phía các cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền của Nhà nước.

Tác giả Văn Lưu ở Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Khánh Hồ có nêu một trường hợp cần giải đáp trên Tạp chí Tồ án nhân dân số 3 năm 2002, đó là: Nguyễn Văn T ở xã D, huyện N, tỉnh Khánh Hoà bị bắt ngày 01/10/1979 và

bị phạt 12 năm tù giam về tội “Cướp tài sản của công dân”. Nguyễn Văn T thi hành án được 3 năm 7 tháng, đến ngày 13 tháng 5 năm 1983 thì bỏ trốn. Trại giam có báo cáo Cơng an tỉnh và đề nghị Phịng cảnh sát hình sự ra lệnh truy nã, nhưng vì lý do nào đó đối với Nguyễn Văn T khơng có lệnh truy nã. Nguyễn Văn T sau khi trốn trại không về lại xã D mà về xã T (cùng huyện) lập nghiệp, lấy vợ, sinh con và đổi tên thành Nguyễn Thanh Hùng. Mãi đến đầu năm 2000, thực hiện việc kê khai nhân khẩu nên T phải về lại địa phương cũ (xã D) lấy xác nhận. Từ đó mới lộ ra Nguyễn Thanh Hùng tên thật là Nguyễn Văn T, và vì thế ngày 04 tháng 7 năm 2001 Nguyễn Văn T buộc phải vào trại để thi hành tiếp phần hình phạt cịn lại của bản án.

Nhưng theo quan điểm của tác giả Văn Lưu thì Nguyễn Văn T mặc dù có hành vi trốn tránh, nhưng Cơ quan cơng an khơng có lệnh truy nã đối với T từ khi T trốn trại (năm 1983) đến năm 2000, nghĩa là trong vòng 17 năm. Như vậy Nguyễn Văn T khơng buộc phải chấp hành phần hình phạt cịn lại vì đã quá thời hạn quy định trong thời hiệu thi hành bản án, bản án đối với T khơng cịn hiệu lực thi hành và Nguyễn Văn T cần phải được hưởng chế định nhân đạo: miễn chấp hành hình phạt tù do hết thời hiệu thi hành bản án kết tội.

Quan điểm này được sự đồng thuận của tác giả Lê Xuân Sinh – Toà án quân sự Trung ương. Tác giả Lê Xuân Sinh cho rằng: Thông tư liên ngành số 04/TTLN ngày 26/12/1986 của Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ tư pháp, Bộ nội vụ hướng dẫn về thời hiệu thi hành bản án hình sự cũng đã hướng dẫn cụ thể về điều kiện để người bị phạt tù được hưởng thời hiệu thi hành bản án, nhưng chưa đề cập đến những trường hợp phạm nhân trốn trại hoặc người bị kết án cố tình trốn tránh việc thi hành án mà khơng có lệnh truy nã thì họ có được miễn chấp hành phần hình phạt cịn lại khi đã hết thời hiệu thi hành bản án hay không [27].

Ngày 02-10-2007 đánh dấu một bước tiến lớn với sự ra đời của Nghị quyết số 01/2007/NQ - HĐTP của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao đã giải thích vấn đề này một cách rõ ràng tại mục 1.6: “Trường hợp người bị kết án cố tình trốn tránh, nhưng cơ quan cơng an khơng ra quyết định truy nã, hoặc có ra quyết định truy nã nhưng không đúng quy định tại Điều 161 của Bộ luật tố tụng hình sự (trừ những việc không thể thực hiện được, như phải dán ảnh kèm theo, nhưng khơng có ảnh), thì thời gian trốn tránh vẫn được tính để xác định thời hiệu thi hành bản án hình sự” [43].

Thứ tư, các khoảng thời hạn của thời hiệu thi hành bản án kết tội mà các nhà làm luật quy định chỉ áp dụng đối với loại và mức hình phạt của hình phạt chính, mà khơng áp dụng đối với các loại hình phạt bổ sung, bao gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, cấm cư trú, quản chế, tước một số quyền công dân, tịch thu tài sản, phạt tiền khi khơng áp dụng là hình phạt chính, và trục xuất khi khơng áp dụng là hình phạt chính theo quy định tại khoản 2 Điều 28 Bộ luật hình sự năm 1999. Đồng thời theo quy định tại Điều 55 Bộ luật hình sự năm 1999 thì thời hiệu thi hành bản án kết tội cũng không áp dụng đối với các biện pháp tư pháp bao gồm: tịch thu vật, tiền trực tiếp liên quan đến tội phạm; trả lại tài sản, sửa chữa hoặc bồi

Một phần của tài liệu Tài liệu Những vấn đề lý luận và thực tiễn về chế định thời hiệu theo pháp luật (Trang 71 - 79)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)