Nângcao hiệu quả công tác tổ chức điều hành

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh ninh bình (Trang 77)

3.1.2 .Thực trạng công tác TĐTCDAĐTtại BIDVNinh Bình

4.1. Các giải pháp nâng caochất lƣợng công tác TĐTCDAĐT tƣ tại BID

4.1.5. Nângcao hiệu quả công tác tổ chức điều hành

BIDV Ninh Bình cần phải có sự phối hợp giữa các phịng ban trong tồn chi nhánh vì các thơng tin từ mỗi phịng ban đều rất quan trọng và cần thiết đối với công tác thẩm định, giúp cán bộ thẩm định có thơng tin chính xác về khách hàng vay vốn cũng như dự án xin vay.

Cần có sự phân cơng cán bộ thẩm định phụ trách khách hàng theo từn g lĩnh vực kinh doanh nhất định vì các DAĐT rất đa dạng thuộc mọi ngành nghề khác nhau. Một cán bộ thẩm định không thể am hiểu tất về mọi lĩnh vực kinh doanh. Nếu phân cơng mỗi cán bộ phụ trách lĩnh vực của mình sẽ giúp họ đi sâu vào lĩnh vực mình tìm hiểu hơn, dễ dàng thu thập thơng tin, đưa ra quyết

định đúng đắn hơn. Nhưng vẫn cần phải có sự trao đổi giữa các đồng nghiệp trong phịng thẩm định với nhau.

Tăng cường kiểm tra kiểm soát nội bộ, giám sát cán bộ thẩm định trong việc chấp hành các văn bản quy định pháp luật của Nhà nước cũng như quy trình thẩm định DAĐT của Ngân hàng, tránh các sai sót đáng tiếc xảy ra.

Ngân hàng nên quy định chi tiết hơn quyền lợi và trách nhiệm của cán bộ thẩm định. Đơng thời thường xun tiến hành rà sốt lại đội ngũ cán bộ, thuyên chuyển nhân viên không đáp ứng được yêu cầu chuyên môn thẩm định sang làm công việc khác.

4.1.6. Tăng cường ứng dụng thông tin trong công tác thẩm định

Việc ứng dụng công nghệ thơng tin trong ngân hàng rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự thành công của mỗi ngân hàng trên thị trường Ngân hàng hiện nay. Vì vậy, BIDV Ninh Bình cần phải quan tâm đến đến việc ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong cơng tác thẩm định, tồn bộ hệ thống máy tính phải được nội mạng cáp quang đảm bảo việc truy cập và xử lý nhanh chóng.

Ngân hàng nên tiếp tục sử dụng và nâng cấp các phần mềm tính tốn các chỉ tiêu tài chính hiện đại để giảm bớt cơng đoạn tính tốn thủ cơng cho cán bộ thẩm định. Làm tốt công tác này sẽ giúp cán bộ thẩm định tiết kiệm được thời gian, chi phí, sức lực và tránh được những rủi ro khơng đáng có trong q trình thẩm định. Ngồi ra, ngân hàng nên thiết kế một chương trình hỗ trợ nghiệp vụ thẩm định từ các cơng ty trong và ngồi nước để cơng tác thẩm định tiến hành dễ dàng hơn.

4.2. Một số kiến nghị nhằm nâng cao chất lƣợng cơng tác TĐTCDAĐTtạiBIDV Ninh Bình BIDV Ninh Bình

4.2.1. Kiến nghị với Chính phủ và các Bộ, Ngành liên quan

Thứ nhất, Chính phủ nên có các biện pháp kinh tế hành chính buộc các doanh nghiệp phải chấp hành đúng pháp luật về kế toán. Thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc hàng năm đối với tất cả các doanh nghiệp để đảm bảo tính trung thực, chính xác của các con số trên Báo cáo tài chính.

Hiện nay, nước ta chưa có một cơ quan thống kê nào đứng ra tập hợp các số liệu nhằm đưa ra các tỷ lệ trung bình ngành cho các doanh nghiệp và ngân hàng khai thác sử dụng. Ví thế, Nhà nước cần lập một cơ quan chuyên trách nghiên cứu

và ban hành hệ thống các chỉ tiêu tài chính làm cơ sở so sánh cho các doanh nghiệp và ngân hàng.

Thứ hai, Chính phủ nên nhanh chóng hồn thiện mơi trường pháp lý, bảo đảm tính đầy đủ, thống nhất cũng như nâng cao hiệu lực trong việc điều chỉnh pháp luật đối với các hoạt động sản xuất kinh doanh. Kịp thời ban hành và thực thi các văn bản, thơng tư cụ thể hóa các nghị định, nghị quyết trong lĩnh vực tài chính, tiền tệ, ngân hàng.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cần phải có các văn bản hướng dẫn cụ thể hơn về quy hoạch, kế hoạch đầu tư, định hướng xây dựng và phát triển để hướng dẫn các doanh nghiệp và ngân hàng tập trung vào tài trợ cho các dự án, các chương trình ưu tiên của Chính phủ.

Đề nghị các Bộ, ngành cần phải phối hợp chặt chẽ trong việc thẩm định và phê duyệt dự án. Chính phủ cần có văn bản cụ thể quy định rõ trách nhiệm giữa các bên đối với kết quả thẩm định trong nội dung các DAĐT.

Thứ ba, Chính phủ phải hồn thiện cơng tác cơng chứng vì các dự án bao giờ cũng đi kèm rất nhiều tài liệu liên quan có giá trị pháp lý nên phải cần đến cơng tác cơng chứng. Sự chính xác của cơng chức sẽ cung cấp những thông tin hồ sơ hợp lệ giúp nâng cao chất lượng công tác thẩm định.

Thứ tư, Khuyến khích phát triển các hình thức cơng ty tư vấn.Các cơng ty tư vấn sẽ cung cấp thông tin phong phú về đầu tư và DAĐT , giúp các chủ đầu tư lập được dự án có hiệu quả cao, đồng thời giúp các cơ quan có thẩm quyền thẩm định các khía cạnh khác nhau của dự án.

Thứ năm, nên tổ chức sắp xếp, xếp loại các doanh nghiệp vì hiện nay ở Việt Nam chưa có một tiêu chuẩn cụ thể nào đánh giá và xếp loại doanh nghiệp nên vẫn gây ra các khó khăn trong việc đánh giá doanh nghiệp của cơng tác thẩm định cho vay vốn. Nếu chính phủ có quy định các tiêu thức xếp loại doanh nghiệp sẽ giúp doanh nghiệp khắc phục tồn tại để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, đồng thời giúp ngân hàng dễ dàng hơn trong việc quyết định cho vay bảo đảm an toàn vốn.

Thứ sáu, đề xuất trong thời gian tới, Bộ Tài chính nên phối hợp với hệ thống ngân hàng và các bộ, ngành liên quan ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về nội dung phương pháp phân tích và thẩm định dự án phù hợp với thực tiễn Việt Nam và thông lệ quốc tế để công tác thẩm định của ngân hàng được thực hiện thuận lợi hơn.

4.2.2. Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Ngân hàng Nhà nước là ngân hàng của các ngân hàng, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và hoạt động ngân hàng, điều hành và quản lý lưu thông tiền tệ và tín dụng ngân hàng. Là cơ quan tham mưu cho chính phủ trong việc xây dựng các văn bản pháp luật dưới luật về tài chính quốc gia. Vai trị của Ngân hàng Nhà nước vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế quốc gia.

Dưới đây là một số kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước:

- Ngân hàng Nhà nước cần phải sớm ban hành nội dung và quy trình thẩm định dự án thống nhất trên cơ sở thẩm định dự án của các cơ quan khoa học, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên môi trường, Bộ xây dựng, của các ngân hàng sao cho phù hợp với điều kiện nước ta và hịa nhập với thơng lệ quốc tế hiện nay.

- Để hỗ trợ công tác thẩm định DAĐT của ngân hàng thương mại, Ngân hàng Nhà nước cần phải mở rộng phạm vi cung cấp thơng tin tín dụng, gồm tất cả những thông tin kinh tế phục vụ cho công tác thẩm định DAĐT ngành và bất kỳ tổ chức các nhân nào có yêu cầu.

- Ngân hàng Nhà nước cũng cần quy định tất cả các tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam đều phải tham gia vào CIC (trung tâm thơng tin tín dụng của Ngân hàng Nhà nước), coi đây là yếu tố trách nhiệm bắt buộc.

- Trung tâm CIC không ngừng nâng cao vai trị điều phối và thu thập thơng tin từ các nguồn, nên có các văn bản thỏa thuận để thu thập thông tin giữa các bộ ngành như trung tâm thông tin của Tổng cục Thống kê, Tổng cục Thuế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công thương…đồng thời nên mở rộng nguồn thông tin từ nước ngồi. Các nguồn thơng tin này sẽ hỗ trợ công tác thẩm định hiệu quả hơn

- Để đảm bảo tính thống nhất, đầy đủ trong luật định, đề nghị Ngân hàng Nhà nước sửa đổi, bổ sung sớm ban hành các thông tư hướng dẫn, tạo cơ sở vững chắc cho việc thi hành và áp dụng trong các hoạt động thẩm định cũng như tín dụng.

- Ngân hàng nhà nước nói chung và các ngân hàng thương mại nói riêng nên thường xuyên tổ chức các hội thi cán bộ tín dụng giỏi trong tồn ngành qua đó vừa khuyến khích cán bộ nâng cao trình độ của mình, là cơ hội để kiểm tra kiến thức và tìm ra những cán bộ giỏi giàu kinh nghiệm chun mơn.

- Cần có sự hợp tác giữa bộ phận thẩm định của các ngân hàng thương mại với nhau để trao đổi kinh nghiệm và thơng tin vì mỗi ngân hàng đều có thế mạnh riêng trên một số lĩnh vực cụ thể nên rất có ý nghĩa khi bổ sung hỗ trợ cho nhau, đặc biệt đối với các dự án đồng tài trợ.

- Công tác thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước phải được đẩy mạnh để kịp thời phát hiện những sai sót trong cơng tác tín dụng nhất là trong cơng tác thẩm định DAĐT để tránh những rủi ro đáng tiếc có thể xảy ra.

- Hàng năm các ngân hàng thương mại nên tổ chức tập huấn để cung cấp thông tin, kiến thức cần thiết cho cán bộ thẩm định ở các chi nhánh, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát cơng tác thẩm định tại chi nhánh của mình.

4.2.3. Kiến nghị với ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

BIDV Việt Nam là cơ quan chủ quản của BIDV Ninh Bình cũng phải có các biện pháp phối hợp cùng BIDV Ninh Bình để tìm ra các biện pháp khắc phục các hạn chế, và tìm đồng thời phát huy được thế mạnh của chi nhánh để BIDV Ninh Bình sẽ khơng ngừng phát triển trong thời gian tới đây.

Sau đây, tôi xin đưa ra một số kiến nghị:

- BIDV Việt Nam cần phải xây dựng và hồn thiện quy trình tín dụng cũng như quy trình thẩm định DAĐT trong tồn hệ thống sao cho phù hớp với tình hình kinh tế hiện nay, để các chi nhánh trong toàn Ngân hàng sẽ thực hiện kịp thời và hiệu quả hơn.

- BIDV Việt Nam cần thực hiện tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ ngân hàng để đáp ứng được chương trình hiện đại hóa BIDV, đặc biệt phải quan tâm đến việc bồi

dưỡng đội ngũ cán bộ quản lý, cán bộ giao dịch viên, cán bộ kinh doanh vì đội ngũ này có ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của toàn hệ thống BIDV.

- BIDV Việt Nam cần hỗ trợ chi nhánh BIDV Ninh Bình trong việc lắp đặt trang thiết bị hiện đại phục vụ hoạt động thẩm định DAĐT như các phầm mềm thẩm định và quản lý dự án tiên tiến trên thê giới, máy vi tính nối mạng trong nội bộ hệ thống BIDV Ninh Bình.

-BIDV Việt Nam tổ chức nhiều hội nghị tổng kết kinh nghiệm thẩm định, tổ chức hội thi nghiệp vụ thẩm định giỏi dành cho cán bộ thẩm định toàn Ngân hàng nhằm tăng cường sự hiểu biết phối hợp, tăng tinh thần đoàn kết giữa các chi nhánh với nhau.

- BIDV Việt Nam phối hợp chặt chẽ với Ngân hàng Nhà nước trong việc sử dụng trung tâm thơng tin tín dụng CIC, mở rộng và nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng giúp BIDV Ninh Bình phịng ngừa rủi ro tín dụng một cách hiệu quả nhất và giúp cho cán bộ thẩm định tìm kiếm thơng tin chính xác, nhanh chóng.

- Đề nghị ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam tăng cường mở các lớp tập huấn nâng cao chuyên sâu về thẩm định dự án, tổ chức tập huấn trao đổi kinh nghiệm giữa các chi nhánh với nhau nhằm nâng cao năng lực thẩm định nói chung và thẩm định tài chính DAĐT nói riêng trong toàn hệ thống của Ngân hàng.

- Cần phải có sự chỉ đạo thống nhất từ Hội sở chính tới chi nhánh, tiếp tục nghiên cứu, tổng kết các tỷ lệ tài chính trung bình từng ngành để tạo điều kiện thuận lợi cho công tác thẩm định tại mỗi chi nhánh của Ngân hàng. Các chỉ tiêu thẩm định dự án sau khi đã được kiểm chứng qua thực tế thì Ngân hàng nên lưu lại và tham khảo thêm các chỉ tiêu của ngân hàng khác. Các thơng tin về tình hình phát triển của ngành, tình hình đầu tư, hiệu quả đầu tư của các ngành trên toàn quốc cần phải cập nhập trên hệ thống mạng nội bộ của ngân hàng để các chi nhánh có thể tham khảo khi cần tìm kiếm thơng tin liên quan đến thẩm định dự án.

- Định kỳ Ngân hàng phải tổng hợp các loại báo cáo, phân tích các ưu điểm đã đạt được đồng thời tìm ra những biện pháp khắc phục các yếu điểm cịn tồn tại. Từ đó đúc kết kinh nghiệm trong tồn hệ thống để làm bài học chung trong lĩnh vực thẩm định DAĐT của BIDV Việt Nam nói chung và BIDV Ninh Bình nói riêng.

4.2.4. Kiến nghị với chủ đầu tư

- Để tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng nâng cao chất lượng thẩm định DAĐT, các chủ đầu tư dự án nên lựa chọn các dự án phù hợp với lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh phù hợp với năng lực tài chính của doanh nghiệp mình.

- Các chủ đầu tư phải chấp hành nghiêm chỉnh việc lập và xây dựng dự án theo đúng nội dung văn bản pháp luật về lĩnh vực đầu tư xây dựng cơ bản, phải lập đầy đủ các biểu mẫu quy định trong dự án. Ngồi ra, chủ đầu tư cũng phải tính tốn đầy đủ các chi phí, đặc biệt là chi phí lãi vay vốn huy động, chi phí đầu tư bổ sung tài sản đối với các dự án có thời gian đầu tư dài. Điều này thực sự cần thiết vì hiện nay nhiều khách hàng chưa thực hiện đúng yêu cầu của ngân hàng.

- Các Báo cáo tài chính, các luận chứng kinh tế, các tài liệu thơng tin liên quan đến dự án mà ngân hàng yêu cầu cung cấp cho phải đầy đủ, chính xác, đảm bảo tính trung thực để kết quả của việc thẩm định chính xác hơn. Vì vậy, các chủ đầu tư phải có tinh thần hợp tác với ngân hàng để hai bên đều có lợi. Căn cứ các thơng tin khách hàng cung cấp, cán bộ thẩm định sẽ tiến hành kiểm tra, đánh giá khách quan về chủ đầu tư cũng như tình hình tài chính giúp cho q trình thẩm định diễn ra tốt đẹp. Từ đó ra các quyết định hợp lý tạo điều kiện phát triển sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, đồng thời đảm bảo khả năng an toàn thu hồi vốn của ngân hàng.

- Chủ đầu tư cần nâng cao năng lực lập và thẩm định DAĐT, cần nhận thức rõ tầm quan trọng của công tác thẩm định dự án đầu tư để có những dự án thật sự hiệu quả cho chủ đầu tư. Khi thi công dự án, cần đảm bảo đúng nội dung đã được lập trong dự án theo đúng kế hoạch, nếu có sự cố xảy ra cần phải có sự phối hợp chặt chẽ với ngân hàng để giả quyết, tránh rủi ro xảy ra khi thi cơng.

KẾT LUẬN

Việc thẩm định tài chính dự án đầu tư của Ngân hang thương mại đóng vai trị quan trọng đến quyết định cho vay nói riêng và hiệu quả hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hang. Hoạt động này chịu sự ảnh hưởng của nhiều nhan tố khách quan và chủ quan và kết quả nghiên cứu trong luận văn này đã cho thấy các nhân tố sau có ảnh hưởng đến cơng tác này:

- Cán bộ ngân hàng

- Ứng dụng công nghệ thông tin - Phương pháp thẩm định

- Tổ chức điều hành

Để nâng cao chất lượng hiệu quả cơng tác thẩm định tài chính dự án đầu tư thì BIDV Ninh Bình nói riêng và các ngân hàng thương mại nói chung cần tập chung vào việc hồn thiện quy trình thẩm định, nâng cao trình độ cán bộ làm công tác thẩm định, phân công công việc một cách minh bạch, hợp lý và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thơng tin.

Luận văn này đã khái qt hóa và mơ tả các nhân tố ảnh hưởng, đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố này lên cơng tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại BIDV Ninh Binh. Trên cơ sở đó luận văn đã đánh giá thực trạng phương pháp thẩm định, nêu lên hạn chế và nguyên nhân của hạn chế và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác thẩm định tại BIDV Ninh Bình.

Các kết quả nghiên cứu và các đề xuất kiến nghị nêu trong luận văn sẽ là nguồn tài liệu tham khảo hữu ích của BIDV Ninh Bình trong việc cải thiện hiệu quả kinh doanh trong thời gian tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt:

1. Chính phủ, 1994. Nghị định số 177/NĐ-CP ngày 20/10/1994 của chính

phủ về điều lệ quản lý dự án đầu tư và xây dựng, dự án đầu tư.

2. Chính phủ, 2000. Nghị định số 12/2000/NĐ-CP, ngày 5/5/2000 của về

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại ngân hàng đầu tư và phát triển chi nhánh ninh bình (Trang 77)