Kích thích phi tài chính

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên NHTMCP bưu điện liên việt chi nhánh hà nội 200 (Trang 26 - 29)

1.4. Các biện pháp tạo động lực cho nhân viên ngân hàng

1.4.2. Kích thích phi tài chính

a. Môi trường, điều kiện làm việc

Wallace.D.Boeve (2007) đã chỉ ra rằng điều kiện làm việc có ý nghĩa đặc biệt trong việc ảnh hưởng đến nỗ lực làm việc của nhân viên. Môi trường, điều kiện làm việc là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả, chất lượng công việc của người lao động. Môi trường làm việc là một khái niệm rộng bao gồm tất cả những gì có liên quan, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và sự phát triển, nâng cao năng lực công tác của mỗi cá nhân, cán bộ, công chức (bao gồm môi trường bên trong và mơi trường bên ngồi): Cơ sở vật chất, chế độ chính sách, mối quan hệ giữa lãnh đạo đối với nhân viên và giữa nhân viên với nhân viên. Môi trường làm việc chuyên nghiệp ảnh hưởng rất lớn đến của mỗi cán bộ nhân viên, từ đó tạo ra động lực để doanh nghiệp phát triển. Điều kiện vật chất, trang thiết bị đầy đủ, chế độ làm việc hợp lý, bầu khơng khí tập thể hồ đồng, vui vẻ với đồng nghiệp, lãnh đạo quan tâm là yếu tố tinh thần tạo động lực cho nhân viên làm việc và tạo điều kiện tối đa cho người lao động thực hiện công việc, tạo năng suất lao động cao.

b. Sắp xếp và đánh giá công việc

Người lao động làm việc có trách nhiệm, hiệu quả trong cơng việc hay không ảnh hưởng rất nhiều bởi sự sắp xếp công việc. Khi được phân cơng cơng việc phù hợp với trình độ, chun mơn, tay nghề, sở thích của họ thì người lao động sẽ cảm thấy hài lịng và có tinh thần làm việc cao. Nếu bố trí khơng hợp lý thì người lao động sẽ khơng phát huy được năng lực của mình làm lãng phí nguồn lực khơng những thế họ cũng sẽ cảm thấy chán nản, bất mãn nếu nghiêm trọng có thể làm tổ chức mất đi

những cán bộ, nhân viên tiềm năng. Để sử dụng tốt nguồn lực nhằm đạt được các mục tiêu của mình thì các tổ chức phải có sự sắp xếp, bố trí chơng việc phù hợp với khả năng, chuyên môn, sở trường của người lao động.

Bên cạnh đó cơng tác đánh giá đúng hiệu quả làm việc của nhân viên có ảnh hưởng khơng nhỏ đến kết quả quản trị nhân sự. Đối tượng đánh giá chính là sự thực hiện cơng việc của người lao động. Việc đánh giá một cách công bằng và khách quan về việc thực hiện công việc của người lao động giúp họ có tin tưởng vào tổ chức cũng như tránh có sự so bì, tị nạnh với đồng nghiệp gây mất đồn kết nội bộ. Người lao động sẽ có tâm lý làm việc thoải mái, có tinh thần cố gắng phần đấu hồn thành tốt cơng việc vì họ tin rằng sự cố gắng của mình sẽ được tổ chức ghi nhận và đánh giá đúng.

c. Văn hoá doanh nghiệp

Tổ chức Lao động quốc tế (International Labour Organization) định nghĩa: “Văn hóa doanh nghiệp là sự trộn lẫn đặc biệt các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”.

Một doanh nghiệp xây dựng được văn hóa chuyên nghiệp và truyền tải một cách nhất quán để nhân viên hiểu và làm theo sẽ đem đến những tác dụng tích cực, đó là thu hút và giữ chân nhân tài trong doanh nghiệp. Nhân viên sẽ trung thành và gắn bó lâu dài với doanh nghiệp khi họ thấy hứng thú với môi trường doanh nghiệp, bầu khơng khí thân thuộc của tổ chức và có khả năng tự khẳng định mình để thăng tiến. Khi nhân viên nhận thức rõ ràng về vai trò của bản thân trong tập thể, thấu hiểu được những giá trị của cơng ty, họ sẽ làm việc vì mục đích và mục tiêu chung, khi đó họ sẽ tự nguyện chấp hành tốt các nguyên tắc và quy định. Bất cứ tổ chức nào có mơi trường văn hóa làm việc tốt, nhân viên sẽ ln ln được khuyến khích đưa ra sáng kiến, ý tưởng... để nâng cao hiệu quả công việc.

Rất nhiều cơng ty đã mắc lỗi khi áp đặt văn hóa mà khơng khơi gợi nhận thức của nhân viên với các giá trị văn hóa đó. Điều ấy, khiến mọi hình thức triển khai chỉ là phong trào và dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực, khiến nhân viên mất niềm tin vào tổ chức. Khi nhân viên khơng cảm thấy u thích cơng việc, các nhu cầu như giao tiếp,

kính trọng, tự khẳng định... khơng được xây dựng sẽ dẫn đến tình trạng chán nản, hiệu quả công việc khơng cao và thiếu sự gắn bó với doanh nghiệp.

d. Cơ hội thăng tiến

Tổ chức dựa vào việc đánh giá năng lực, tiềm năng phát triển của người lao động mà từ đó có hướng cất nhắc, đề bạt từ đó tạo cơ hội thăng tiến cho người lao động. Tiến tới một vị trí cao hơn, lương, thưởng, phúc lợi, quyền lực, trách nhiệm lớn hơn và có cơ hội phát triển tốt hơn là điều bất cứ người lao động nào cũng mong muốn trong sự nghiệp. Vì vậy tạo cho người lao động cơ hội thăng tiến có ý nghĩa rất lớn đối với họ và giúp họ gắn bó với doanh nghiệp hơn. Người lãnh đạo cần hướng những nhân viên của mình, vạch ra cho hướng phát triển từ đó họ sẽ tích cực, cố gắng phấn đấu thực hiện nhiệm vụ, công viêc. Việc tạo cơ hội cho người lao động thăng tiến đến dới những vị trí cao hơn như một cách thể hiện sự ghi nhận của tổ chức về những cống hiến của người lao động bên cạnh đó cũng là sự tạo điều kiện cho người lao động tiếp tục cống hiến và phát huy hết tiềm năng của họ. Tuy nhiên việc đề bạt thăng tiến vị trí cho nhân viên rất nhạy cảm vì vậy tổ chức cần có những quy định rõ ràng về chính thăng tiến, đảm bảo dựa trên năng lực, trình độ, phẩm chất, hiệu quả cơng việc của người lao động, phải đảm bảo cơng bằng, bình đẳng.

e. Chính sách về đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

“Đào tạo nguồn nhân lực được hiểu là các hoạt động học tập nhằm giúp người lao động có thể thực hiện hiểu quả hơn chức năng và nhiệm vụ của mình. Đó chính là q trình học tập làm cho người lao động nắm vững hơn về cơng việc của mình, là những hoạt động học tập nhằm nâng cao trình độ, kỹ năng của người lao động để thực hiện nhiệm vụ lao động hiệu quả hơn.” ( Nguyễn Văn Điềm và Nguyễn Ngọc Quân, 2007)

“Phát triển nguồn nhân lực là các hoạt động đầu tư nhằm tạo ra nguồn nhân lực với số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đồng thời đảm bảo sự phát triển của mỗi cá nhân.” (Bùi Thị Thanh, 2005).

Cùng với các cơ chế biện pháp trên thì tổ chức ln ln cần giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực, trình độ chun mơn của người lao động để họ có thể

thích ứng và theo kịp với sự thay đổi của công việc cũng như nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả cơng việc. Từ đó họ mới có cơ hội để được thăng tiến, nhận được lương, thưởng cao hơn, phúc lợi tốt hơn, người lao động sẽ thêm gắn bó với tổ chức bên cạnh đó họ cũng sẽ có thể phát huy hết được khả năng của mình giúp thoả mãn nhu cầu của bản thân người lao động cũng như giúp tổ chức sử dụng tối đa nguồn lực của mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên NHTMCP bưu điện liên việt chi nhánh hà nội 200 (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w