Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác tạo động lực cho nhân viên

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên NHTMCP bưu điện liên việt chi nhánh hà nội 200 (Trang 29 - 31)

ngân hàng

1.5.1. Yếu tố cá nhân

Mỗi cá nhân đều có mục tiêu, lợi ích, năng lực khác nhau vì vậy động lực của họ cũng khác nhau, có người tự thúc đẩy bản thân tự tạo động lực để phấn đâu, có người lại thờ ơ, dửng dưng với thời cuộc. Vì vậy những đặc tính cá nhân có ảnh hưởng lớn tới động lực làm việc của người lao động.

a. Mục tiêu cá nhân

Mục tiêu cá nhân là đích đến của mỗi người, mục tiêu cá nhân của mỗi người là khác nhau và có cách để đạt được mục tiêu khác nhau. Đây chính là động cơ thúc đẩy người lao động làm việc. Nếu khơng có mục tiêu, khơng có thái độ tốt với công việc, tổ chức, người lao động như “đi trong sương mù” họ khơng biết mình làm việc để làm gì, khơng có sự cố gắng, khơng có sự phát triển họ khơng cảm thấy u thích cơng việc của mình, khơng hứng thú khi làm việc từ đó động lực làm việc cũng khơng cịn. Khi có mục tiêu người lao động sẽ cố gắng, phấn đấu để đạt được mục tiêu của họ. Vậy để đạt được mục tiêu của mình, tổ chức cần phải định hướng mục tiêu cho người lao động để họ có mục tiêu phù hợp, tương ứng với mục tiêu của tổ chức.

b. Lợi ích

Lợi ích là những gì mà người lao động nhận được từ tổ chức cả về giá trị vật chất hay tinh thần như tiền lương, thưởng, phúc lợi, cơ hội thăng tiến, điều kiện, mơi trường làm việc... lợi ích là cái thơi thúc họ làm việc từ đó tạo cho họ động lực để cố gắng làm việc. Lợi ích và động lực có tỷ lệ thuận với nhau, lợi ích càng lớn, động lực càng cao.

Năng lực là công cụ để người lao động thực hiện cơng việc, đó chính là kiến thức hay những kỹ năng giúp họ hồn thành tốt cơng việc. Có năng lực, người lao động sẽ có tham vọng được thể hiện nhiều hơn và cũng muốn nhận được nhiều hơn từ đó họ có động lực làm việc rất cao. Cịn kinh nghiệm là những gì mà cá nhân người lao động tích luỹ thơng qua q trình làm việc. Kinh nghiệm và năng lực thường đi đôi với nhau và bổ trợ cho nhau. Có hai thứ này người lao động sẽ tự tin làm việc, thơi thúc họ có lịng tin rằng mình có thể làm được và sẽ có động lực làm việc. Nếu khơng có hai thứ này người lao động sẽ thấy rất khó hay khơng thể thực hiện cơng việc dễ sinh ra tâm lý chán nản gây mất động lực làm việc.

1.5.2. Yeu tố từ doanh nghiệp

Yếu tố doanh nghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới cảm nhận của người lao động, người lao động có gắn bó hay rời bỏ tổ chức phụ thuộc vào yếu tố này.

a. Môi trường công việc

Môi trường công việc bao gồm cả môi trường vật chất và tinh thần. Đầu tiên phải nói đến khơng gian làm việc, cơng cụ, phương tiện làm việc, máy móc trang thiêt bị, an tồn lao động, vệ sinh lao động. tăng sự an toàn, tiện lợi, giúp người lao động cảm thấy yên tâm khi làm việc. Môi trường tinh thần như áp lực cơng việc hay bầu khơng khí tại nơi làm việc. nếu khơng khí làm việc vui vẻ hồ đồng thoải mái khơng quá căng thẳng áp lực sẽ kích thích tinh thần làm việc và sự gắn bó của người lao động đối với tổ chức. Bên cạnh đó là nội dung cơng việc, cơng việc có tính hấp dẫn, phù hợp, mà người lao động yêu thích và dẽ dàng phát huy điểm mạnh sẽ giúp họ có hứng thú, động lực làm việc tăng cao.

b. Hệ thống chính sách và các thực hiện

Hệ thống chính sách của tổ chức bao gồm các quy định, nội quy, chính sách khen thưởng kỷ luật. Nếu những chính sách này được xây dựng chặt chẽ, giành mạch và việc thực hiện chính xác cơng bằng khơng có sự phân biệt đối xử sẽ có tác dụng lớn trong công tác tạo động lực cho người lao động ngược lại nếu việc ra chính sách và thực hiện khơng tốt sẽ gây phản ứng bất bình, mất đồn kết. Đặc biệt là những chính sách ảnh hưởng đến khả năng thăng tiến của nhân viên vì cơ hội thăng tiến là điều rất

nhạy cảm khi nó mang lại cho người lao động cơ hội phát triển bản thân và những lợi ích to lớn cả về mặt vật chất và phi vật chất.

c. Cán bộ lãnh đạo

Cán bộ lãnh đạo là những người vận hành trực tiếp bộ máy quản lý, là hiện thân của tổ chức có tách động khơng nhỏ đến cơng việc cũng như tâm lý của người lao động. Lãnh đạo thường xuyên quan tâm, động viên và biết cách để nhân viên phát huy được khả năng của mình chắc chắn sẽ đen đến nguồn động lưc lớn cho người lao động và nhân viên cũng thêm yêu tổ chức hơn, ngược lại nếu quản lý tồi, phân biệt, chèn ép cấp dưới sẽ làm cho người lao động khơng cịn động lực làm việc và sự ra đi của họ là chắc chắn. Trên thực tế việc nhân viên bỏ việc có nguyên nhân trực tiếp từ người quản lý là điều không hiếm.

1.5.3. Yeu tố từ xã hội

Nền kinh tế có xu hướng biến đổi theo từng thời kỳ nên người lao động khi đó cũng bị ảnh hưởng. Khi nền kinh tế hoặc kinh tế ngành đi xuống, tổ chức cũng như người lao động gặp rất nhiều khó khăn và phải chịu nghiều áp lực, cũng có thể họ sẽ phải chịu nhiều thiệt thịi như chậm lương, khơng lương, không thưởng, bị hạn chế các chế độ phúc lợi gây mất động lực lao động. Hay khi nền kinh tế phát triển, hệ thống phúc lợi xã hội, các chế độ được phát triển quan tâm đến người lao động nhiều hơn, đời sống người lao động được đảm bảo họ sẽ an tâm làm việc, đạt hiệu quả cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên NHTMCP bưu điện liên việt chi nhánh hà nội 200 (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w