Định hướng tạo động lực

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên NHTMCP bưu điện liên việt chi nhánh hà nội 200 (Trang 88 - 90)

3.1. Định hướng của LienVietPost Bank

3.1.2. Định hướng tạo động lực

LPB luôn quan điểm rằng: “Người lao động là sức mạnh của Ngân hàng”, luôn quan tâm đến công tác tạo động lực cho nhân viên. Phải xác định tạo động lực cho nhân viên là hoạt động rất quan trọng để nhân viên yên tâm gắn bó lâu dài với ngân hàng có vậy mới xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao, đảm bảo gắn kết và hoạt động xuyên suốt. Để đáp ứng được u cầu, địi hỏi của cơng việc ngày một khắt khe cũng như không để xảy ra hiện tượng “chảy máu chất xám”, Lien Viet Post Bank đã có những định hướng cho thời gian sắp tới như:

Xây dựng đội ngũ quản lý “có tâm và có tầm”, đảm bảo năng lực, trách nhiệm, tinh thần, từ đó mới có thể định hướng, dẫn dắt nhân viên, là hình mẫu lý tưởng cho cấp dưới noi theo, tạo động lực thúc đẩy CBNV làm việc. Tạo điều kiện tốt nhất cho người lao động để họ có thể hồnh thành mọi nhiệm vụ được giao. Sắp xếp cho họ những công việc phù hợp với chun mơn, kỹ năng để có thể thực hiện tốt, đóng góp cơng sức cho tổ chức mặt khác cũng giúp họ phát triển sự nghiệp. Cùng với đó tạo sự liên kết chặt chẽ giữa NLĐ với tổ chức, khuyến khích lơi kéo họ vào mọi hoạt động chung, các hoạt động quan trọng của tổ chức.

Kích thích nhân viên bằng cơng cụ tài chính đặc biệt là tiền lương. Những mục tiêu mà người lao động hướng tới đầu tiên chắc chắn là thu nhập, không mấy ai đi làm vì đam mê cả, họ làm việc vì “miếng cơm manh áo”, vì cuộc sống của chính mình và giai đình. Tuy nhiên vấn đề lương lại liên quan đến kết quả hoạt động kinh doanh của tổ chức vì vậy phải xử lý làm sao cho tiền lương phải phù hợp, đảm bảo tương với sự đóng góp của CBNV và đảm những nhu cầu quan trọng, cần thiết để thúc đẩy động lực lao động.

Các cán bộ quản lý phải chú trọng hơn nữa tới vấn đề Thi đua khen thưởng ảnh hưởng rất nhiều đến tâm lý của nhân viên, đưa ra những phong trào thi đua khuyến khích CBNV nâng cao năng suất, bên cạnh đó cũng làm tăng thu nhập cho họ giúp họ làm việc hăng say hơn, có tinh thần hơn. Nhưng mặt khác việc xét thi đua khen thưởng phải đảm bảo sự cơng bằng, chính xác tránh gây tị nạnh, điều tiếng ảnh hưởng xấu đến công tác khen thưởng. Cuối cùng là việc tuyên dương khen thưởng phải được thơng báo rộng rãi để bản thân cá nhân đó thấy tự hài có động lực phấn đấu và cũng khuyến khích được các nhân viên khác.

Luôn chú ý đến vấn đề tinh thần của nhân viên. Có tinh thần tốt mới có động lực làm việc, khi nhu cầu của nhân viên được đáp ứng họ sẽ có tâm lý làm việc tốt hơn thúc đẩy họ làm việc hăng say hơn. “Tư tưởng khơng thơng đeo bình tơng cũng nặng”, khơng có tinh thần làm việc thì sẽ khơng có sự cố gắng phấn đấu, sáng tạo trong cơng việc, nhân viên sẽ chỉ thực hiện cơng việc một cách máy móc, bị bắt buộc.

Xác định được mong muốn, nhu cầu của CBNV để từ đó đưa ra các phương pháp tạo động lực phù hợp với tình hình hoạt động của ngân hàng cũng như mong

muốn của nhân viên. NLĐ sẽ tích cực khi tổ chức đảm bảo được lợi ích của họ, khi họ cảm thấy lợi ích khơng tương ứng với cơng sức bỏ ra tự khắc họ sẽ ngừng cố gắng, không tập trung làm việc, giảm năng suất lao động. Khi có động lực lao động họ tự khắc sẽ tập trung làm việc, tích cực học hỏi, nâng cao trình độ tay nghề, tự hốn thiện mình.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác tạo động lực cho nhân viên NHTMCP bưu điện liên việt chi nhánh hà nội 200 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(111 trang)
w