2.3. ĐÁNH GIÁ CHẤT LƢỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TNHH
2.3.2.1. Những hạn chế về chất lượng tín dụng
Như đã nói ở trên, IVB Đống Đa là một ngân hàng có chất lượng tín dụng khá tốt. Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng vẫn cịn một số hạn chế. Vì vậy, Ngân hàng cần phải có các biện pháp nhằm duy trì các chỉ tiêu theo kế hoạch đồng thời xử lý những điểm yếu kém kể nâng cao hơn nữa chất lượng tín dụng của mình trong giai đoạn tới khi mà quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, sự cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong nước cũng trở nên ngày càng khắc nghiệt. Cụ thể những hạn chế đó là:
Thứ nhất: Là một ngân hàng liên doanh ra đời đầu tiên tại Việt Nam, tuy
nhiên, sau hơn hai mươi năm thành lập và phát triển, IVB vẫn chưa được đại bộ phận dân chúng biết đến. Mặc dù ra đời tại thị trường Việt Nam đã hơn 20 năm, IVB không hề thay đổi tên gọi từ khi thành lập dù đã thay đổi nhiều đối tác liên doanh và với một câu khẩu hiệu rất đơn giản: “Ngân hàng liên doanh đầu tiên tại Việt Nam”. Thậm chí, nhiều người dân sống gần trụ sở chi nhánh Đống Đa vẫn lầm tưởng rằng IVB là một ngân hàng của Đài Loan và chỉ phục vụ các khách hàng doanh nghiệp của Đài Loan mà không có các sản phẩm dành cho cá nhân người Việt. Bên cạnh đó, các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng cũng còn nghèo nàn nên chưa thu hút được sự quan tâm của các thành phần kinh tế khác nhau. Đây là một hạn chế ảnh hưởng vô cùng lớn đến sự phát triển của ngân hàng IVB nói chung và chi nhánh Đống Đa nói riêng.
Thứ hai: Với đối tượng cho vay, IVB Đống Đa vẫn chưa có chiến lược đa
dạng khách hàng. Qua việc phân tích ở chương 2 ta thấy, chi nhánh mới chỉ chú trọng đến các doanh nghiệp Nhà nước và các khách hàng truyền thống đã có quan
hệ lâu đời, các tổ chức kinh tế vừa và nhỏ và cá nhân làm ăn hiệu quả tuy đã được quan tâm nhưng chưa thực sự hiệu quả. Các món vay cho khu vực ngồi quốc doanh cịn ít và quy mô nhỏ do Ngân hàng lo sợ những rủi ro tiềm ẩn có thể phát sinh với thành phần kinh tế này. Đây là một điều đáng tiếc vì trong thời đại kinh tế thị trường phát triển như hiện nay, số lượng và quy mô các doanh nghiệp tư nhân ngày càng tăng lên. Điều đó cho thấy khu vực ngoài quốc doanh này cũng đang có tiềm lực và nhu cầu về vốn rất lớn. Hơn nữa, từ sau khi bước vào giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường và đặc biệt là sau khi gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới WTO, Nhà nước rất khuyến khích các ngân hàng cho vay công bằng đối với các thành phần kinh tế nhằm tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế cùng phát triển. Vì vậy, nếu Ngân hàng mở rộng cho vay đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh sẽ vừa có tác dụng tốt với nền kinh tế và vừa giúp Ngân hàng tăng thêm thị phần, tăng thêm thu nhập, cũng như thực hiện đúng chủ trương hiện đại hóa, công nghiệp hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng mà Nhà nước đề ra.
Thứ ba: Xét về tỷ lệ giữa doanh số cho vay ra so với mức huy động được thì
doanh số cho vay hiện nay của chi nhánh đang gấp khoảng bốn lần so với mức huy động. Đây là một trong những điểm yếu cần khắc phục trước tiên của IVB Đống Đa bởi lẽ một ngân hàng muốn tăng trưởng tín dụng nhất thiết phải có nguồn vốn huy động dồi dào và sẵn có. Nếu cứ duy trì việc mua nguồn vốn từ Hội sở chính với giá cao như hiện tại thì phần lợi nhuận chi nhánh thu được chỉ cịn rất ít ỏi và do đó, lợi nhuận thu được cũng vô cùng thấp. Mặt khác, chi nhánh cũng khơng thể chủ động trong việc phát triển tín dụng một khi đang ở thế bị động về nguồn vốn. Một vấn đề nữa là nguồn vốn phụ thuộc cũng phát sinh rất nhiều các rủi ro như: lãi suất điều chuyển nội bộ tăng cao hơn so với lãi suất cho vay, hoặc nguồn vốn điều chuyển không đủ để giải ngân cho khách hàng khi cần thiết ... Những rủi ro này khi phát sinh sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy của nó tới các hoạt động khác của ngân hàng như: thanh tốn quốc tế, ngân quỹ ... Chính vì vậy, việc thay đởi chính sách huy động vốn và đưa ra nhiều biện pháp thu hút tiền gửi trong dân cư đang là một trong những yêu cầu cấp thiết đối với IVB Đống Đa.
Thứ tƣ: Các cán bộ tín dụng cịn chưa được chủ động trong việc tìm kiếm
khách hàng mới cũng như chưa đưa ra được các gói sản phẩm, dịch vụ mới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ của Ngân hàng. Bên cạnh đó, trình độ của các cán bộ chun mơn cũng cịn nhiều bất cập. Mặc dù đội ngũ cán bộ của phịng Tín dụng được đánh giá là chuyên nghiệp, hăng hái học hỏi nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tế, không lường trước được hết những rủi ro trong kinh doanh của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là trong giai đoạn cạnh tranh mạnh mẽ của quá trình hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Kể từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO, số lượng chi nhánh các Ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam và số lượng các ngân hàng thương mại cổ phần trong nước đều tăng lên rất nhiều, đi kèm với đó là một lực lượng cán bộ nhân viên giỏi, được tuyển chọn từ các nước phát triển sang Việt Nam để mở rộng thị trường. Các cán bộ này khơng những có trình độ chun mơn cao mà cịn dày dặn kinh nghiệm. Do đó, để có thể nâng cao năng lực cạnh tranh của Ngân hàng, yêu cầu về đào tạo và nâng cao năng lực bản thân của mỗi cán bộ công nhân viên cũng là một vấn đề rất cấp thiết. Ngồi ra, chi nhánh cũng cịn thiếu cán bộ được đào tạo theo chun ngành chun mơn kĩ thuật để thẩm định tính khả thi hiệu quả của các dự án cho vay. Lấy ví dụ, khi cần thẩm định các dự án trong các lĩnh vực về công nghiệp nặng như: Sản xuất thép, xi măng, xây lắp nhà máy thủy điện, dây chuyền thủy hải sản, khai thác quặng, than, ... chi nhánh lại phải nhờ các chuyên gia ở chi nhánh khác hoặc trong Hội sở ra thẩm định. Điều này cũng gây ra một số khó khăn và làm chậm lại quá trình thẩm định của chi nhánh. Một điểm yếu khác về năng lực cán bộ của chi nhánh Đống Đa so với các chi nhánh khác trong IVB đó là: Khâu kiểm tra, kiểm sốt nội bộ của chi nhánh vẫn cịn chưa được thực hiện đúng mức, cán bộ làm công tác thanh tra cịn thiếu về số lượng, kinh nghiệm thực tế và trình độ chun mơn.
Thứ năm: IVB Đống Đa vẫn chưa có một cơ chế động viên, khuyến khích cán
bộ tín dụng, chưa có một cơ chế trách nhiệm rõ ràng. Định mức giao cho một cán bộ tín dụng, ví dụ một tháng cho vay được ba tỷ đồng, nếu cho vay được đến mười tỷ đồng cũng khơng được khen thưởng gì, nhưng nếu có phát sinh nợ quá hạn lại bị chỉ trích, phê bình. Trong khi rõ ràng, khả năng phát sinh nợ quá hạn của một
món vay mười tỷ sẽ lớn hơn nhiều so với món vay ba tỷ. Cơ chế thưởng phạt chưa rõ ràng đã làm giảm động lực làm việc cho cán bộ tín dụng.