Về sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng TNHH indovina – chi nhánh đống đa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 001 (Trang 61 - 65)

2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh nói chung của Ngân hàng TNHH

2.1.3.2. Về sử dụng vốn

Song song với việc hoạt động huy động vốn là sử dụng vốn. Trong hoạt động này, cho vay chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Hoạt động cho vay là hoạt động đóng vai trò quan trọng quyết định phần lớn hiệu quả kinh doanh của chi nhánh. Ngân hàng cho vay ngoài các dự án trong nước còn có các dự án lớn liên kết với nước ngồi. Với uy tín của mình, IVB Đống Đa có rất nhiều khách hàng truyền thống làm ăn có hiệu quả và thường xuyên giao dịch với ngân hàng như: Tổng Công ty thép Việt Nam, Công ty Gang thép Thái

Nguyên, Công ty Xi Măng Công Thanh, Công ty TNHH Hà Nội Chợ Lớn, Công ty Phong Cách Anh ... Hoạt động cho vay của Ngân hàng trong ba năm gần

đây được trình bày chi tiết trong bảng 2.2 dưới đây:

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của

Ngân hàng TNHH Indovina - chi nhánh Đống Đa

Đơn vị: Triệu đồng Chỉ tiêu 1. Doanh số cho vay Trong đó: - Cho vay bằng VNĐ - Cho vay bằng ngoại tệ quy đổi 2. Doanh số thu nợ 3. Dƣ nợ

(Nguồn: Báo cáo tổng kết của Ngân hàng TNHH Indovina - CN Đống Đa qua các năm).

Qua bảng số liệu trên cho thấy tổng doanh số cho vay, doanh số thu nợ và dư nợ của IVB Đống Đa năm 2011 cao hơn so với năm 2010 nhưng lại bị sụt giảm trong năm 2012. Trong đó, ngược lại với đà tăng mạnh vào năm 2011 và sụt giảm vào năm 2012 của doanh số cho vay bằng Việt Nam đồng, doanh số cho vay bằng ngoại tệ lại có xu hướng tăng mạnh qua các năm. Bên cạnh đó, doanh số cho vay ngắn hạn chiếm một tỷ trọng rất lớn trong tởng doanh số cho vay.

Nhìn chung năm 2010 hoạt động tín dụng của chi nhánh tương đối an tồn với thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm 98,49% tởng thu nhập, là khoản thu lớn nhất của chi nhánh. Tuy nhiên, do số dư huy động tiền gửi của cả năm chỉ chiếm 54,92% tởng dư nợ, phần cịn lại chi nhánh phải nhận vốn điều chuyển nội bộ từ Hội sở chính với lãi suất khá cao. Do đó chi nhánh phải chịu chi phí nguồn vốn quá cao, dẫn đến mặc dù dư nợ tín dụng tăng 69.78% so với năm 2009, nhưng lãi thu được lại chỉ bằng 72,8% so với năm 2009. Về mặt nợ xấu, trong tổng số khách hàng của chi nhánh (cả doanh nghiệp và cá nhân) chỉ có một đơn vị khó khăn tồn tại từ những năm cũ, cuối năm 2009 chi nhánh đã ngừng cho vay nên sang năm 2010 đã phát sinh nợ quá hạn. Chi nhánh luôn bám sát các đơn vị có nợ quá hạn và cấp chủ quản của đơn vị đó để bàn biện pháp xử lý tài sản trả nợ ngân hàng.

Năm 2011 có thể nói là năm thắng lợi lớn của IVB Đống Đa trong việc mở rộng tín dụng. Với doanh số cho vay tăng 114% so với năm 2010, thu nhập từ tín dụng cũng tăng lên rất cao với 78% so với năm 2010. Hoạt động tín dụng tiếp tục là khoản thu lớn nhất của chi nhánh với trên 94% trong tổng doanh thu của chi nhánh trong năm 2011.

Để đạt được kết quả trên trước hết là do nhu cầu vốn của các doanh nghiệp và cá nhân tăng để mở rộng kinh doanh và chuẩn bị quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, mặt khác với sự đổi mới của cơ chế thị trường hơn cũng như tăng cường sự hội nhập quốc tế của ngành Ngân hàng như nới lỏng cơ chế tín dụng, chính sách lãi suất thỏa thuận, ... Bên cạnh đó, có sự nỗ lực phấn đấu của chi nhánh đã đưa hoạt động tín dụng của chi nhánh phát triển.

Tuy nhiên, mặc dù Ban Giám đốc cũng như toàn thể anh chị em cán bộ IVB Đống Đa đã rất tích cực trong cơng tác huy động vốn, đặc biệt là tung ra nhiều gói sản phẩm hấp dẫn thu hút các khoản tiền gửi lớn từ các tổ chức cũng như trong dân cư, nhưng lượng tăng của nguồn vốn huy động không theo kịp với mức tăng của doanh số cho vay của năm 201`, dẫn đến số dư huy động tiền gửi cuối năm chỉ chiếm khoảng 28,4% tởng dư nợ của chi nhánh. Phần cịn lại chi nhánh vẫn tiếp tục phải nhận vốn điều chuyển nội bộ từ Hội sở chính với lãi suất khá cao tương tự như năm 2010.

Chịu sự ảnh hưởng chung từ các chính sách thắt chặt tín dụng của Chính Phủ từ cuối năm 2010 do lo sợ sự phát triển quá nóng của tín dụng sẽ kéo theo nhiều hệ lụy tới nền kinh tế, năm 2012 doanh số cho vay của chi nhánh thấp hơn rất nhiều so với năm 2011. Trong đó, doanh số cho vay bằng tiền Việt Nam đồng sụt giảm mạnh nhưng doanh số cho vay bằng ngoại tệ vẫn tăng, điều này là do sau khi chính sách hỗ trợ lãi suất kích cầu chấm dứt vào cuối năm 2009, lãi suất vay vốn bằng tiền đồng tăng mạnh trở lại và tạo một chênh lệch lớn khi so sánh tương quan lợi ích với vay vốn bằng ngoại tệ (chủ yếu là USD). Bên cạnh đó, việc Ngân hàng Nhà nước mở rộng thêm đối tượng được vay vốn bằng ngoại tệ cũng là một lý do khiến chi nhánh mở rộng được các khoản cho vay bằng ngoại tệ. Xét về mặt số lượng, tổng doanh số cho vay sụt giảm so với năm trước nhưng có thể nói chất lượng tín dụng vẫn được đảm bảo do doanh số thu nợ của chi nhánh vẫn cao và không phát sinh thêm bất kỳ khoản nợ xấu nào. Ngoài ra, dòng vốn ngân hàng cũng được định hướng tốt hơn và phù hợp với Nghị quyết số 11 của Chính phủ về “Những giải pháp chủ yếu tập trung kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội” ban hành ngày 24/02/2011, đó là: tăng cường dịng vốn cho sản xuất kinh doanh, nơng nghiệp nơng thơn và tín dụng xuất khẩu, giảm dịng vốn cho bất động sản và chứng khốn.

Qua những phân tích ở trên ta rút ra nhận xét: Có thể nói, IVB Đống Đa đã thành cơng trong việc mở rộng tín dụng trong năm 2011 nhưng lại bị thu hẹp trong năm 2012 do nhiều yếu tố khách quan lẫn chủ quan đến từ nền kinh tế và bản thân

ngân hàng. Cùng với nghiệp vụ tín dụng, IVB Đống Đa đa sử dụng vốn bằng nhiều hình thức linh hoạt khác nữa như mua bán trái phiếu Kho bạc, mua kỳ phiếu của các tở chức tín dụng khác...

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng TNHH indovina – chi nhánh đống đa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 001 (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w