Chính sách huy động vốn

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng TNHH indovina – chi nhánh đống đa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 001 (Trang 122 - 124)

3.3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢpmaỢNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN

3.3.6. Chính sách huy động vốn

Huy động vốn và sử dụng vốn tuy là hai hoạt động độc lập nhưng lại phụ thuộc chặt chẽ lẫn nhau trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Như đã phân tích ở chương 2, nguồn vốn huy động của IVB Đống Đa cịn yếu kém, khơng đáp ứng đủ nhu cầu cho vay của ngân hàng. Do đó, việc tập trung vào chính sách huy động vốn để nâng cao nguồn vốn sẵn có đã và đang là nhu cầu cấp thiết với chi nhánh Đống Đa. Tác giả xin đưa ra một số biện pháp cụ thể có thể thực hiện trong thời gian tới như sau:

Một là, theo giải pháp marketing đã trình bày ở phần trên, một chương trình định vị thương hiệu tốt sẽ đưa thương hiệu IVB tới gần người dân hơn ở mọi miền đất nước. Không chỉ bằng việc quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, chi nhánh Đống Đa nên tổ chức các buổi giao lưu, giới thiệu sản phẩm - dịch vụ mới của ngân hàng như: các gói sản phẩm tiết kiệm với lãi suất linh hoạt, khuyến mãi quà tặng có giá trị, các dịch vụ giá trị gia tăng đi kèm (tra cứu thông tin qua

điện thoại, chuyển khoản qua Internet, trả lương qua ATM...) để người dân biết đến

và sử dụng dịch vụ của ngân hàng nhiều hơn. Việc giới thiệu có thể qua tờ rơi, sách báo, điện thoại hoặc email...

Hai là, xem xét phân loại khách hàng để có những chính sách đặc biệt ưu đãi đối với những khách hàng có nguồn tiền gửi lớn. Phịng Tín dụng nên kết hợp với phòng ngân quỹ tạo ra một bộ phận chuyên chăm sóc các khách hàng lớn thông qua các biện pháp như: thăm hỏi khách hàng thường xuyên, tặng quà khách nhân dịp những ngày lễ lớn, ngày sinh nhật...

Ba là, tìm hiểu nguyên nhân của những khách hàng ngừng giao dịch, rút tiền gửi chuyển sang ngân hàng khác để có biện pháp thích hợp nhằm khơi phục lại và duy trì quan hệ tốt với khách hàng.

Bốn là, trên cơ sở các sản phẩm đã được Hội sở hướng dẫn thực hiện, chi nhánh nên tìm hiểu, nghiên cứu khách hàng để đưa ra các sản phẩm phù hợp với từng đối tượng khách hàng cụ thể. Chú ý cung cấp sản phẩm trọn gói, đảm bảo tính hiệu quả đối với khách hàng và ngân hàng. Đối với những khách hàng đã có quan hệ tín dụng cần có chính sách khuyến khích mở tài khoản thực hiện dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác.

Năm là, có kế hoạch phát triển, quy hoạch, đào tạo cán bộ chuyên sâu, chuyên nghiệp về kỹ năng nghiệp vụ, đáp ứng điều kiện hiện đại và hội nhập. Tác phong giao dịch nghiêm túc, văn minh, hiện đại, hướng dẫn chu đáo khách hàng.

Sáu là, giao dịch một cửa nhằm giảm thiểu các thủ tục hành chính gây phiền hà cho khách hàng, có chính sách khách hàng linh hoạt, đảm bảo cạnh tranh được với ngân hàng khác.

Bảy là, chính sách lãi suất huy động phải nhanh nhạy với diễn biến thị trường để luôn luôn thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi của khách hàng một cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, bộ phận nguồn vốn cũng cần phối hợp với phịng nguồn của Hội sở chính để được mức lãi suất điều chuyển thấp nhất nhằm giảm thiểu chi phí về nguồn cho chi nhánh.

Tất cả những biện pháp trên phải được thực thi đồng bộ, đảm bảo được nguồn huy động cũng như tạo được chênh lệch lãi suất huy động và lãi suất cho vay, mang lại lợi nhuận cao cho ngân hàng trong thời kỳ toàn cầu hóa mạnh mẽ ngày nay.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả tín dụng tại ngân hàng TNHH indovina – chi nhánh đống đa trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế 001 (Trang 122 - 124)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(132 trang)
w