1.2. HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠ
1.2.1.2. Hội nhập kinh tế quốc tế là một xu thế tất yếu lớn của thời đạ
nay.
Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường đòi hòi phải mở rộng các thị trường quốc gia, hình thành thị trường khu vực và quốc tế thống nhất. Đây là động lực chủ yếu thúc đẩy quá trình hội nhập KTQT nói riêng và hội nhập quốc tế nói chung.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ II, đặc biệt là từ khi chấm dứt Chiến tranh lạnh, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất thế giới nhờ hàng loạt tiến bộ nhanh chóng về khoa học – cơng nghệ, xu thế hịa bình – hợp tác, nỗ lực tự do hóa – mở cửa của các nước đã thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế trên nhiều
lĩnh vực, đặc biệt là trong kinh tế, phát triển rất nhanh và trở thành một xu thế lớn của quan hệ quốc tế hiện đại. Quá trình này diễn ra trên nhiều cấp độ: Song phương, đa phương, tiểu vùng, khu vực, liên khu vực và toàn cầu. Mức độ hội nhập cũng ngày một sâu sắc hơn, bao quát toàn diện hơn. Hầu hết mọi nước trên thế giới đã và đang tích cực tham gia vào q trình này.
Trên cấp độ toàn cầu, ngay sau Chiến tranh thế giới thứ II, Liên hợp quốc và hàng loạt các tổ chức chuyên môn của Liên hợp quốc, trong đó gồm nhiều thiết chế thuộc hệ thống Bretton Woods (đặc biệt là Quỹ Tiền tệ quốc tế và Ngân hàng Thế
giới) ra đời với số lượng thành viên gia nhập ngày một nhiều hơn, bao quát hầu hết
các nước trên thế giới. Đây là một tở chức hợp tác tồn diện, bao quát hầu hết mọi lĩnh vực và có quy mơ tồn cầu. Trong một số lĩnh vực, Liên hợp quốc đã có sự phát triển vượt lên trên sự hợp tác thơng thường và có thể nói đã đạt đến trình độ ban đầu của hội nhập (lĩnh vực chính trị - an ninh, lĩnh vực nhân quyền, lĩnh vực tài
chính).
Trong lĩnh vực thương mại, tiến trình hội nhập tồn cầu được thúc đẩy với việc ra đời của một định chế đa phương đặc biệt quan trọng, đó là Hiệp định chung
về Thƣơng mại và Thuế quan - GATT 1947 (chỉ giới hạn ở thương mại hàng
hóa), sau đó được nối tiếp bằng Tổ chức Thƣơng mại Thế giới (WTO) kể từ
ngày 01/01/1995 với mục tiêu thiết lập và duy trì một nền thương mại tồn cầu tự
do, thuận lợi và minh bạch. Tổ chức này kế thừa và phát triển các quy định và thực tiễn thực thi GATT 1947 và là kết quả trực tiếp của Vòng đàm phán Uruguay (là
một loạt các cuộc đàm phán thương mại nối tiếp nhau từ tháng 9 năm 1986 cho đến tháng 4 năm 1994; đây là vòng đàm phán thứ tám của GATT với sự tham gia của 125 nước. Vịng đàm phán này mang tính chất lịch sử vì nó đã chủn GATT thành WTO, bao trùm các lĩnh vực thương mại hàng hóa, dịch vụ, sở hữu trí tuệ và đầu tư). WTO đƣợc thành lập với bốn nhiệm vụ chủ yếu là:
Thúc đẩy việc thực hiện các Hiệp định và cam kết đã đạt được trong khuôn khổ WTO (và cả những cam kết trong tương lai nếu có).
Tạo diễn đàn để các thành viên tiếp tục đàm phán, ký kết những Hiệp định, cam kết mới về tự do hóa và tạo điều kiện thuận lợi cho thương mại.
Giải quyết các tranh chấp thương mại phát sinh giữa các thành viên WTO; và
Rà sốt định kỳ các chính sách thương mại của các thành viên.
Tính đến ngày 02/03/2013, đã có 159 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia với tƣ cách thành viên chính thức của Tổ chức này và khoảng 30 quốc gia khác đang trong quá trình đàm phán gia nhập. Trong hơn một thập kỷ qua, WTO đã
phát triển mạnh mẽ hệ thống “luật chơi” về thương mại quốc tế, bao quát hầu hết các lĩnh vực của quan hệ kinh tế giữa các thành viên như hàng hóa, dịch vụ, nông nghiệp, kiểm dịch động thực vật, dệt may, hàng rào kỹ thuật, đầu tư, sở hữu trí tuệ, chống bán phá giá, trợ cấp và các biện pháp đối kháng, các biện pháp tự vệ, xác định giá trị tính thuế hải quan, giám định hàng hóa, quy tắc xuất xứ, quy tắc và thủ tục giải quyết tranh chấp... Các quy định cơ bản của WTO trở thành nền tảng của tất cả các thỏa thuận kinh tế khu vực hay song phương trên thế giới hiện nay.
Ở cấp độ khu vực, quá trình hội nhập phát triển rất nhanh trong những thập niên 1960 và 1970, đặc biệt “nở rộ” từ thập niên 1990 trở lại đây. Hàng loạt tổ chức và thể chế khu vực đã ra đời ở khắp các châu lục. Hầu như không một khu vực nào trên thế giới hiện nay không có các tổ chức/ thể chế khu vực của riêng mình. Các tở chức/ thể chế khu vực về chính trị - an ninh và đặc biệt là kinh tế, chiếm nhiều nhất. Chỉ riêng trong lĩnh vực kinh tế, tính đến 15/01/2012 có 511 hiệp định về mậu dịch khu vực (RTAs) giữa các thành viên của WTO đã được thông báo cho Ban Thư ký WTO, trong đó 90% là các thỏa thuận mậu dịch tự do (FTAs) và 10% là các liên minh thuế quan (CU). Ngồi ra cịn có tới hàng trăm RTAs đang trong quá trình đàm phán hoặc chuẩn bị đàm phán. Nhiều tổ chức/ thể chế liên kết kinh tế liên khu vực được hình thành, ví dụ như APEC, ASEM, ASEAN với các đối tác ngoài khu vực chẳng hạn như Mỹ và EU (dưới dạng các PCA và FTA), EU với một số tổ chức/ thể chế hoặc quốc gia ở các khu vực khác, ...
Bên cạnh các cấp độ tồn cầu và khu vực, q trình hội nhập giữa các nước còn được điều tiết bởi các hiệp định liên kết song phương, dưới dạng hiệp ước liên minh (chính trị, an ninh, q́c phịng), hiệp định đối tác toàn diện, hiệp định kinh tế - thương mại (BFTA, BCU...). Từ cuối thập niên 1990 trở lại đây, xu hướng ký kết các hiệp định đối tác chiến lược và hiệp định mậu dịch tự do (BFTA) phát triển đặc biệt mạnh mẽ. Hầu hết các nước đều đã ký hoặc đang trong quá trình đàm phán các BFTA. Thậm chí, có nước hiện đã ký hoặc đàm phán tới hàng chục hiệp định BFTA
(Singapore, Thái Lan, Nhật, Úc...). Điều này được lý giải chủ yếu bởi bế tắc của
vịng đàm phán Đơ-ha và những ưu thế của BFTA so với các hiệp định đa phương
(dễ đàm phán và nhanh đạt được hơn; việc thực hiện cũng thuận lợi hơn).
Rõ ràng, hội nhập quốc tế nói chung và hội nhập KTQT nói riêng đã trở thành một xu thế lớn và là một đặc trưng quan trọng của thế giới hiện nay. Xu thế này chi phối toàn bộ quan hệ quốc tế và làm thay đổi to lớn cấu trúc của hệ thống thế giới cũng như bản thân các chủ thể và mối quan hệ giữa chúng.