Dự báo tài chính

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tài chính của tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC công ty TNHH một thành viên (Trang 43 - 45)

1.2. Cơ sở lý luận về phân tích tài chính doanh nghiệp:

1.2.5. Dự báo tài chính

Với những thao tác phân tích tài chính nhƣ trên, ta thấy đƣợc tình hình tài chính của doanh nghiệp ở quá khứ và hiện tại. Nhƣng nếu muốn biết điều gì sẽ xảy tới trong tƣơng lai, doanh thu sẽ ra sao, lợi nhuận là bao nhiêu, ta cần dự báo sự phát triển trong tƣơng lai của doanh nghiệp. Từ đó, thấy trƣớc những khó khăn, thuận lợi mà doanh nghiệp phải gánh chịu. Trên cơ sở đó lập kế hoạch phịng tránh, hạn chế, giải quyết các rủi ro có thể xảy ra.

Để dự báo đƣợc lỗ lãi trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trƣớc hết phải dự báo đƣợc doanh thu trong tƣơng lai.

Dựa trên cơ sở dự báo về doanh thu của doanh nghiệp ta sẽ lập các báo cáo tài chính dự kiến, cụ thể là báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán dự kiến. Từ các báo cáo dự kiến ta xác định nhu cầu và lập kế hoạch thực hiện, đáp ứng cho các nhu cầu này.

Trong quá trình lập các báo cáo tài chính dự kiến, có thể sẽ xảy ra trƣờng hợp tài sản dự kiến sẽ lớn hơn nguồn vốn. Để cân bằng, chúng ta phải dùng nguồn tài trợ từ bên ngoài: phát hành trái phiếu, cổ phiếu hoặc vay ngân hàng. Thực chất của vấn đề ở đây là phải xây dựng đƣợc mơ hình hoạch định tài chính dài hạn.

Ta sẽ xây dựng một mơ hình hoạch định tài chính đơn giản bằng lập các báo cáo tài chính nhƣ báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối kế toán.

Phƣơng pháp chúng ta sử dụng ở đây là phƣơng pháp tỷ lệ phần trăm doanh thu. Theo phƣơng pháp này, các khoản mục trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sẽ thay đổi tỷ lệ với sự thay đổi của doanh thu.

Từ mơ hình hoạch định tài chính vừa lập đƣợc, ta sử dụng hai hệ số đặc trƣng cho quá trình tăng trƣởng là tỷ lệ tăng trƣởng nội tại (IGR) và tỷ lệ tăng trƣởng bền vững (SGR) để thấy đƣợc với doanh thu dự kiến đạt đƣợc, quá trình tăng trƣởng của doanh nghiệp sẽ ra sao.

Tỷ lệ tăng trƣởng nội tại (IGR) là tỷ lệ tăng trƣởng lớn nhất có thể đạt đƣợc mà khơng cần bất kỳ nguồn tài trợ nào từ bên ngồi. Cơng thức nhƣ sau:

ROA x b IGR =

1- ROA x b

Trong đó, ROA là tỷ suất sinh lời của tài sản b là hệ số lợi nhuận giữ lại trên lãi ròng

Tỷ lệ tăng trƣởng bền vững (SGR) là tỷ lệ tăng trƣởng lớn nhất doanh nghiệp có thể đạt đƣợc mà khơng cần đến nguồn tài trợ cho VCSH từ bên ngoài, khi giữ tỷ lệ nợ và VCSH khơng đổi. Nói cách khác, đây là tỷ lệ tăng trƣởng lớn nhất có thể đạt đƣợc mà khơng cần tăng địn bẩy tài chính.

ROE x b SGR =

1 - ROE x b Trong đó, ROE là tỷ suất sinh lời của VCSH

CHƢƠNG 2

PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 2.1. Quy trình nghiên cứu

Nghiên cứu này tập trung vào đánh giá tình hình tài chính của Tổng cơng ty UDIC; để làm đƣợc vấn đề này ngƣời viết đã lập kế hoạch và tuân theo quy trình nghiên cứu bao gồm các bƣớc đƣợc mô phỏng nhƣ sơ đồ bên dƣới đây:

Xác định vấn đề nghiên cứu

Mục tiêu và câu hỏi nghiên cứu

Tổng quan lý luận

Thu thập dữ liệu

Phân tích dữ liệu

Đánh giá, nhận xét

Kết luận và kiến nghị

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phân tích tài chính của tổng công ty đầu tư phát triển hạ tầng đô thị UDIC công ty TNHH một thành viên (Trang 43 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w