Những nguyên nhân

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh thăng long tài chính ngân hàng (Trang 112 - 116)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.4. Đánh giá chung về việc phát triển dịch vụ NHBL tại ngân hàng VPBank ch

3.4.3. Những nguyên nhân

3.4.3.1. Nguyên nhân khách quan Môi trường kinh tế xã hội

Về mặt kinh tế: mặc dù nƣớc ta đã đƣợc xếp vào các nƣớc có thu nhập trung bình trên thế giới nhƣng lại có sự mất cân đối trong sự phân chia thu nhập giữa những tầng lớp dân cƣ khá sâu sắc. Thực tế cho thấy thu nhập của xã hội đang tập trung vào một nhóm dân cƣ chủ yếu ở thành thị nên làm co hẹp thị trƣờng dịch vụ bán lẻ. Hơn nữa do thu nhập chƣa thực sự cao cùng với lạm phát, tình hình kinh tế thế giới bất ổn cũng ảnh hƣởng đến tình hình kinh tế trong nƣớc. Những khó khăn về kinh tế đã khiến cho việc huy động vốn của ngân hàng cũng nhƣ chi nhánh gặp nhiều khó khăn. Lạm phát tăng cao, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt để giảm khối lƣợng tiền trong lƣu thông, nhƣng nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh cũng rất lớn, các ngân hàng chỉ có thể đáp ứng cho một số ít khách hàng với những hợp đồng đã kí hoặc những dự án thực sự hiệu quả, với mức độ rủi ro cho phép. Mặt khác, lãi suất huy động tăng cao thì lãi suất cho vay cao, điều này cũng làm xấu đi môi trƣờng đầu tƣ của ngân hàng, rủi ro đạo đức tăng cao.

Về mặt xã hội: đối tƣợng khách hàng của dịch vụ bán lẻ là DNVVN và khách hàng cá nhân. Vì vậy trên lý thuyết thị trƣờng Việt Nam quả là tiềm năng, hấp dẫn với tất cả các ngân hàng trong nƣớc và quốc tế. Tuy nhiên trên thực tế cho thấy nó khơng nhƣ vậy. Nguyên nhân là do trình độ dân trí cịn thấp, thói quen sử dụng tiền mặt đã ăn sâu vào thói quen tiêu dùng của ngƣời dân nên dịch vụ ngân hàng hiện đại chƣa thể xâm nhập rộng rãi vào đời sồng ngƣời dân. Mặt khác, một mặt khách hàng chƣa thực sử hiểu hết về tiện ích của thẻ nên làm thẻ chỉ cho oai chứ không hề sử dụng những

tiện ích của thẻ. Đây chính là nguyên nhân khiến cho những dịch vụ điện tử tiện ích không thực sự phát triển.

Môi trường pháp lý

Các văn bản quy chế về hoạt động ngân hàng chủ yếu đƣợc xây dựng trên cơ sở giao dịch thủ cơng với nhiều loại giấy tờ và quy trình xử lý nghiệp vụ phức tạp Hiện nay dịch vụ NHBL địi hỏi áp dụng cơng nghệ mới và quy trình hiện đại chính xác, nhanh chóng. Vì thế tốc độ phát triển của thực tế nhanh hơn sự phát triển của các văn bản pháp lý. Nhiều quy trình pháp lý chƣa theo kịp, ngân hàng gặp những bất cập khó khăn.

Năng lực điều hành chính sách tiền tệ và lãi suất của NHNN cịn nhiều hạn chế. Quy mơ và hiệu quả các cơng cụ gián tiếp của chính sách tiền tệ cịn nhiều hạn chế. Cơ chế lãi suất đồng Việt Nam và ngoại tệ chƣa gắn chặt chẽ với nhau và chƣa đƣợc đặt trong sự hợp lý với chính sách điều hành tỷ giá khiến cho nhu cầu đầu tƣ, thanh toán nắm giữ tài sản và tích trữ bất động sản và tình trạng đơ la hóa.

Chính sách quản lý ngoại hối và điều hành chính sách quản lý ngoại hối và điều hành chính sách tỷ giá còn bất cập, chƣa khuyến khích và tạo điều kiện cho các giao dịch trên thị trƣờng ngoại hối.

Các sản phẩm mới ngân hàng đƣa ra còn phải trải qua nhiều thủ tục, nhiều bƣớc nhiều khâu xin phép trình duyệt, gây sự hoang mang cho ngân hàng.

Chƣa có tính đồng bộ và hệ thống giữa các ngân hàng. Mặc dù việc triển khai loại dịch vụ cung ứng cho khách hàng thuộc chiến lƣợc kinh doanh của từng ngân hàng nhƣng sự thành cơng của chiến lƣợc đó lại phụ thƣợc nhiều vào sự phát triển chung của cả hệ thống ngân hàng nói chung.

Cơng nghệ ngân hàng

Khi cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử chi nhánh phải liên kết với các dịch vụ viễn thơng. Chính vì vậy khi hệ thống viễn thông của Việt Nam vẫn chƣa phát triển tồn diện và cịn nhiều bất cập thì chính các dịch vụ ngân hàng cũng không thể phát triển.

Hiện nay trong lĩnh vực công nghệ ngân hàng vẫn chƣa có một cơ quan nào đứng ra quản lý thống nhất hay quy về một đầu mối. Do đó hiện tại Việt Nam vẫn đang có 3 mạng liên kết thẻ hoạt động tuy đã có sự liên kết nhƣng liên kết vẫn ở dạng mỏng. Điều này đã gây khó khăn cho việc phát triển thị trƣờng thẻ Việt Nam.

3.4.3.2 Nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, ngân hàng chƣa chú trọng việc phát triển nguồn nhân lực cho hoạt động NHBL. Ngân hàng chƣa có chiến lƣợc phát triển đội ngũ nhân lực riêng cho mảng NHBL, chƣa đào tạo đội ngũ chuyên gia về bán lẻ nên năng lực nhân viên cho hoạt động NHBL chƣa tốt. Các hoạt động nâng cao trình độ cho nhân viên mới chỉ là chung chung cho toàn chi nhánh nên chƣa tạo đƣợc đột phá, hoạt động NHBL vẫn còn mờ nhạt trong tâm trí khách hàng.

Thứ hai, hoạt động hợp tác liên kết với các tổ chức khác chƣa mạnh mẽ.

Hoạt động hợp tác liên kết của ngân hàng với các ngân hàng trong nƣớc và quốc tế chƣa rộng rãi và chƣa có những thành tựu đáng kể. Việc cịn rất ít các ngân hàng đại lý ở nƣớc ngồi làm tăng phí giao dịch của khách hàng khi VPBank phải đi qua nhiều ngân hàng trung gian.

Thứ ba, hoạt động marketing còn yếu.

Ngân hàng VPBank - chi nhánh Thăng Long cịn chƣa chú trọng đến cơng tác marketing, chƣa có bộ phận chuyên sâu làm công tác này nhƣ bộ phận nghiên cứu thị trƣờng, nghiên cứu sản phẩm… Các hoạt động khuếch trƣơng, quảng bá hình ảnh ngân hàng cịn rất mờ nhạt nên khách hàng chƣa biết đến VPBank nhiều nhƣ các NHTM khác.

Đối với chiến lƣợc sản phẩm mặc dù đã có đầu tƣ nghiên cứu cải tiến cho ra đời các dòng sản phẩm tiện ích nhƣng chủ yếu mới là phát triển về lƣợng chứ chƣa phát triển về chất, tính năng của các sản phẩm còn nghèo nàn so với ngân hàng khác.

Đối với chiến lƣợc phân phối thì các kênh phân phối cịn liên kết lỏng lẻo, không đa dạng, hiệu quả thấp, phƣơng thức giao dịch và cung cấp dịch vụ chủ yếu vẫn là giao dịch trực tiếp tại quầy, các giao dịch từ xa dựa trên nền tảng cơng nghệ thơng tin cịn chƣa phổ biến.

Đối với chiến lƣợc con ngƣời, mặc dù các nhà quản lý vẫn thƣờng xuyên mở các lớp đào tạo năng lực quản lý cán bộ nhân viên song lĩnh vực bán lẻ vẫn cịn khá mới mẻ và chƣa có chƣơng trình đào tạo nào cụ thể, bài bản.

Thứ tƣ, hệ thống thông tin quản lý khách hàng còn yếu.

Ngân hàng chƣa xây dựng đƣợc hệ thống thông tin khách hàng đầy đủ nên công tác quản lý khách hàng chƣa hiệu quả, tiềm ẩn nhiều rủi ro trong hoạt động ngân hàng. Những khách hàng tốt lại khơng đƣợc ngân hàng chăm sóc để giữ chân khách hàng,

chính vì thế hoạt động NHBL cịn nhiều hạn chế.

KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

Chƣơng 3 của luận văn đã phân tích đƣợc thực trạng về kết quả kinh doanh của VPBank nói chung và VPBank Thăng Long nói riêng. Từ thực trạng đó đƣa ra đƣợc bức tranh tồn cảnh về hoạt động dịch vụ NHBL của chi nhánh Thăng Long. Đồng thời đánh giá kết quả đạt đƣợc, những hạn chế còn tồn tại cũng nhƣ nêu rõ nguyên nhân khách quan và chủ quan. Đó là cơ sở nền tảng cho việc đƣa ra những giải pháp phát triển dịch vụ NHBL tại VPBank - chi nhánh Thăng Long.

CHƢƠNG 4: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƢỢNG CHI NHÁNH THĂNG LONG

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh thăng long tài chính ngân hàng (Trang 112 - 116)