Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh thăng long tài chính ngân hàng (Trang 122 - 123)

CHƢƠNG 2 PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

4.2. Giải pháp phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại VPBank Thăng Long

4.2.7. Một số giải pháp khác

4.2.7.1. Giải pháp quảng bá thương hiệu VPBank Thăng Long

Trong giai đoạn hội nhập với nhiều thách thức, cạnh tranh, diễn biến thị trƣờng khó dự báo nhƣ hiện nay, việc xây dựng chiến lƣợc phát triển thƣơng hiệu VPBank Thăng Long có ý nghĩa thiết thực, góp phần quan trọng giúp VPBank Thăng Long nâng cao năng lực cạnh tranh. Vì vậy, chiến lƣợc quảng bá và phát triển thƣơng hiệu sẽ gắn với phƣơng châm phát triển bền vững của Ngân hàng, khách hàng, đối tác và cộng đồng. Để đạt đƣợc mục tiêu đó VPBank Thăng Long cần phải thực hiện:

- Xây dựng kế hoạch ngân sách marketing cho việc phát triển thƣơng hiệu, đặc biệt ngân sách để truyền thông, quảng bá thƣơng hiệu.

- Tăng cƣờng quan hệ công chúng, giao tiếp cộng đồng, tạo mối quan hệ giữa Ngân hàng với ban biên tập các báo, các cơ quan chính trị - đoàn thể, các trƣờng đại học, tham gia hội chợ triển lãm, chƣơng trình khuyến mãi, cơng bố sản phẩm mới..., tham gia tài trợ các chƣơng trình xã hội, hoạt động từ thiện, chƣơng trình ca nhạc ủng hộ quỹ ngƣời nghèo, tài trợ các cuộc thi mang tính chất cộng đồng có ảnh hƣởng tới tâm lý khách hàng, quỹ học bổng khuyến học, quỹ bảo trợ tài năng trẻ ...

- Thƣờng xuyên quảng cáo trên các phƣơng tiện thông tin đại chúng: quảng cáo trên các kênh truyền hình tỉnh, thành phố vào các giờ phát sóng cao điểm; quảng cáo trên các báo có số lƣợng độc giả lớn; hay qua các kênh khác để liên kết quảng bá nhƣ các đối tác là khách hàng của VPBank Thăng Long (các doanh nghiệp, các dự án mà VPBank Thăng Long đã và đang đầu tƣ, nhà máy, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh

vực xây dựng bất động sản...), hệ thống siêu thị.các trung tâm thƣơng mại, nhà hàng, 102

khách sạn…

- Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác truyền thông chuyên nghiệp nhằm nghiên cứu, cung cấp thông tin về VPBank Thăng Long cũng nhƣ sản phẩm, dịch vụ của VPBank Thăng Long một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời và hiệu quả.

4.2.7.2. Cải thiện hình ảnh Ngân hàng

VPBank Thăng Long cần nghiên cứu và sắp xếp lại các quầy giao dịch bán lẻ hợp lý hơn, thay đổi không gian bên trong CN/PGD thông qua việc gia tăng không gian dành cho khách hàng. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao dịch của khách hàng, đồng thời giúp nhân viên giao dịch quản lý đƣợc khách hàng, tƣ vấn thông tin, cung cấp tất cả các sản phẩm dịch vụ phù hợp mà Ngân hàng hiện có, trao đổi nắm bắt tồn bộ nhu cầu sử dụng dịch vụ bán lẻ của khách hàng, có thể phân chia khơng gian đối với dịch vụ Ngân hàng nhƣ sau:

+ Bộ phận tƣ vấn: giới thiệu và tƣ vấn các sản phẩm nhƣ tài khoản thanh toán,các loại thẻ thanh toán và các sản phẩm tín dụng thiết kế với khơng gian kín đáo, sang trọng để khách hàng có thời gian tìm hiểu các sản phẩm dịch vụ.

+ Bộ phận giao dịch: nhƣ những giao dịch rút tiền mặt, gửi tiền vào tài khoản,giao dịch thẻ… đƣợc thiết kế riêng, giúp khách hàng có thể thực hiện nhanh chóng nhu cầu giao dịch và giảm thiểu thời gian chờ đợi.

- Ngồi ra, cần có một số hình ảnh khác nhƣ : kệ tạp chí giới thiệu về hoạt động của NH và màn hình thơng tin tình hình tài chính, bố trí bàn nƣớc để phục vụ khách hàng tới giao dịch. Việc thiết kế bao gồm bố trí trong Ngân hàng, thiết bị, đồ đạc, không gian, màu sắc,... tất cả những yếu tố đó có thể tạo nên khơng khí thân thiện và giúp việc loại bỏ khoảng cách giữa khách hàng và nhân viên Ngân hàng. Một số yếu tố khác nhƣ giờ mở cửa, khả năng cung ứng dịch vụ, vị trí thuận tiện... cũng là yếu tố bổ trợ thêm làm tăng chất lƣợng dịch vụ Ngân hàng bán lẻ.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP việt nam thịnh vượng chi nhánh thăng long tài chính ngân hàng (Trang 122 - 123)