1.3. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA MỘT
1.3.1. Chỉ tiêu đánh giá năng lực tài chính
Năng lực tài chính là thƣớc đo sức mạnh của một ngân hàng tại một thời điểm nhất định. Năng lực tài chính thể hiện qua các chỉ tiêu đánh giá về quy mô nguồn vốn chủ sở hữu, khả năng huy động vốn, khả năng thanh toán, khả năng sinh lời và mức độ rủi ro của NHTM.
- Vốn chủ sở hữu
Vốn chủ sở hữu của một doanh nghiệp là vốn do chủ sở hữu doanh nghiệp đóng góp và lợi nhuận đƣợc tích luỹ trong q trình kinh doanh. Nói một cách khác, vốn chủ sở hữu bao gồm hai bộ phận là vốn chủ sở hữu ban đầu và vốn chủ sở hữu hình thành trong q trình hoạt động (hay cịn gọi là vốn chủ sở hữu bổ sung).Đối với các NHTM, vốn chủ sở hữu ban đầu có đƣợc từ vốn do ngân sách nhà nƣớc cấp đối với các NHTM Nhà nƣớc, do cổ đơng góp thơng qua việc mua cổ phần hoặc cổ phiếu ( đối với NHTM cổ phần). Mức vốn này phải đảm bảo tối thiểu bằng vốn pháp định. Vốn chủ sở hữu bổ sung bao gồm cổ phần phát hành thêm hoặc ngân sách cấp thêm trong quá trình hoạt động, lợi nhuận tích luỹ, các quỹ, phát hành giấy nợ dài hạn…
Trong hoạt động kinh doanh của các NHTM, vốn chủ sở hữu của một ngân hàng mặc dù chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn của ngân hàng nhƣng lại giữ vị trí rất quan trọng, quyết định quy mơ và phạm vi kinh doanh của ngân hàng. Nó là cơ sở quyết định vấn đề huy động bao nhiêu vốn trên thị trƣờng và sử dụng vào mục đích gì. Mặt khác, vốn chủ sở hữu của ngân hàng còn đƣợc coi nhƣ là “ tấm đệm” chống đỡ sự sụt giảm giá trị của tài sản có
của ngân hàng ( sự sụt giảm tài sản có là nguyên nhân dẫn đến ngân hàng bị phá sản).
Để đánh giá mức độ an tồn của vốn chủ sở hữu, có thể sử dụng chỉ tiêu “vốn chủ sở hữu/ tài sản có rủi ro”. Theo quy định của Basel, một tổ chức tài chính đƣợc gọi là đủ vốn khi hệ số đủ vốn (Capital Adequacy Ratio - CAR) đạt tối thiểu 9% giữa vốn tự có so với tổng tài sản có rủi ro
- Khả năng sinh lời
Đây là chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động của ngân hàng đồng thời cũng phản ánh phần nào kết quả cạnh tranh của ngân hàng. Các chỉ tiêu cụ thể đánh giá khả năng sinh lời của một NHTM gồm có: Giá trị tuyệt đối của lợi nhuận sau thuế, tốc độ tăng trƣởng lợi nhuận, cơ cấu lợi nhuận (lợi nhuận đƣợc hình thành từ nguồn nào, từ hoạt động kinh doanh thông thƣờng hay từ các khoản thu nhập bất thƣờng), tỷ suất sinh lời trên vốn cổ phần (ROE), tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản có (ROA),…
Trong số các chỉ tiêu này, hai chỉ tiêu thƣờng đƣợc quan tâm để đo lƣờng kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng là ROA, ROE. Cụ thể:
ROA (%) =
ROA thể hiện khả năng sinh lời trên tổng tài sản. Tỷ số càng cao cho thấy NHTM kinh doanh càng hiệu quả. Nếu ROA < 0, thì NHTM kinh doanh thua lỗ. Chỉ số này đánh giá công tác quản lý của ngân hàng, cho thấy khả năng chuyển đổi tài sản của ngân hàng thành lợi nhuận ròng.
ROE thể hiện 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra sẽ thu về đƣợc bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng sau thuế. Về mặt lý thuyết, ROE càng cao thì sử dụng vốn càng có hiệu quả.
- Khả năng thanh khoản: là khả năng của ngân hàng trong việc đáp
ứng nhu cầu thanh tốn tiền của khách hàng, đƣợc tạo lập bởi tính thanh khoản của tài sản và tính thanh khoản của nguồn vốn.
Khả năng chi trả ngay
Tỷ lệ tối thiểu 25% giữa các giá trị tài sản “Có” có thể thanh tốn ngay (tại mọi thời điểm) và các tài sản “Nợ” sẽ đến hạn thanh toán ngay.
Tỷ lệ sử dụng nguồn vốn Trung và dài hạn
Tỷ lệ này tối thiểu phải đạt 100% mới đảm bảo yêu cầu. Một nguyên nhân dẫn đến rủi ro thanh khoản cao tại các NHTM là sự mất cân đối về kỳ hạn giữa tài sản có và tài sản nợ do ngân hàng đã sử dụng quá nhiều nguồn vốn ngắn hạn để cho vay dài hạn.
- Quản trị rủi ro
Kinh doanh ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc biệt và những rủi ro đối với hoạt động ngân hàng vì thế mà cũng mang tính đặc thù. Bản chất của hoạt động kinh doanh ln mang tính mạo hiểm nên bất kỳ nhà phân tích nào cũng phải quan tâm đến rủi ro. Trong phân tích rủi ro ngân hàng, ngƣời ta chú trọng đến các loại rủi ro thƣờng gặp là: rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng, rủi ro lãi suất và rủi ro thu nhập. Một ngân hàng có năng lực cạnh tranh cao khi mà các loại rủi ro của nó đƣợc đánh giá là thấp và ngƣợc lại. Có 2 chỉ tiêu thƣờng sử dụng để phân tích rủi ro của ngân hàng:
Hệ số an tồn vốn:
(Giá trị tài sản có rủi ro nội bảng + Giá trị tài sản có rủi ro ngoại bảng)
Tỷ lệ này càng cao cho thấy khả năng tài chính của ngân hàng càng mạnh, càng tạo đƣợc uy tín, sự tin cậy trong lịng khách hàng.
Tỷ lệ nợ quá hạn: Nợ quá hạn Tỷ lệ nợ quá hạn = x100% Tổng dƣ nợ Tỷ lệ nợ xấu: Dƣ nợ từ nhóm 3 đến nhóm 5 Tỷ lệ nợ xấu = x100% Tổng dƣ nợ
Tỷ lệ nợ quá hạn và tỷ lệ nợ xấu thể hiện chất lƣợng tín dụng tại NHTM. Nếu các tỷ lệ này càng thấp cho thấy chất lƣợng tín dụng của NHTM càng tốt, tình hình tài chính lành mạnh và ngƣợc lại.
Căn cứ quyết định 493/2005/QĐ - NHNN về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phịng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của TCTD do Thống đốc NHNN ban hành thì nợ quá hạn của các TCTD đƣợc phân làm 5 loại:
+ Nợ nhóm 1: Nợ đủ tiêu chuẩn, bao gồm nợ trong hạn đƣợc đánh giá
có khả năng thu hồi đủ gốc và lãi đúng hạn và các khoản nợ có thể phát sinh trong tƣơng lai nhƣ các khoản bảo lãnh.
+ Nợ nhóm 2: Nợ cần chú ý, bao gồm nợ quá hạn dƣới 90 ngày và nợ
cơ cấu lại thời hạn trả nợ.
+ Nợ nhóm 3: Nợ dƣới tiêu chuẩn, bao gồm nợ quá hạn từ 90 ngày đến
180 ngày và nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dƣới 90 ngày.
+ Nợ nhóm 4: Nợ nghi ngờ, bao gồm nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360
+ Nợ nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn, bao gồm nợ quá hạn trên 360
ngày, nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trên 180 ngày và nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.