Tình hình hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân Hà Giang

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả quản lý của ngân hàng nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân tại tỉnh hà giang (Trang 61 - 76)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.1. Khái quát tình hình hoạt động của Quỹ tín dụng nhân dân tại tỉnh Hà Giang

3.1.2. Tình hình hoạt động của các quỹ tín dụng nhân dân Hà Giang

Trên thế giới, hợp tác xã tín dụng đƣợc hình thành và phát triển ở hầu hết khắp các châu lục. Tuy tên gọi ở mỗi khu vực, mỗi nƣớc khác nhau, nhƣ ngân hàng hợp tác, quỹ tín dụng hay ngân hàng nhân dân, nhƣng về cơ bản đều hoạt động theo mục tiêu và 5 nguyên tắc của Hợp tác xã. Ở nhiều nƣớc và cả Việt Nam, Hợp tác xã tín dụng đã trở thành bộ phận quan trọng trên thị trƣờng dịch vụ tài chính, ngân hàng. Hoạt động của tổ chức này trên thế giới đã mang lại kết quả kinh tế, xã hội rất có ý nghĩa đối với khu vực nông thôn.

Đối với Việt Nam, là nƣớc nông nghiệp, dân cƣ sống ở địa bàn nông thôn và hoạt động chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, do vậy phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn.

Hà Giang, một tỉnh nơng nghiệp cịn chiếm tỷ trọng lớn trong cấu thành giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn, một tỉnh có dân số sống chủ yếu ở nông thôn,

vùng cao, vùng sâu trên 70% nên không phải là một ngoại lệ. Sự ra đời QTDND trên địa bàn là cần thiết và cũng phải giải quyết nhiều vấn đề liên quan.

Ngày 27/07/1993 Thủ tƣớng chính phủ đã ra quyết định số 390/TTg về việc” thí điểm thành lập hệ thống QTDND”, ngày 12 tháng 10 năm 1994 Ban Bí thƣ TW Đảng ra thơng báo số 93/TB-TW về việc thí điểm và mở rộng thí điểm thành lập QTDND.

Thực hiện chủ trƣơng của Đảng, Nhà nƣớc, ban Thƣờng vụ Tỉnh uỷ Hà Giang chỉ đạo thành lập QTDND trên địa bàn tỉnh Hà Giang . Và cho đến nay Hiện trên địa bàn tỉnh có 8 QTDND gồm: ViêṭLâm; Xuân Giang; Vị Xuyên; ViêṭQuang ; Yên Biên ; Bảo Tín ; Tam Sơn; Quang Trung . Đến hết ngày 31/12/2015, tổng sốthành viên tham gia quỹđaṭ gần 8.700 thành viên. Nhìn chung các QTDND cơ bản chấp hành tốt các chỉđaọ của NHNN vềlaĩ suất và thƣcc̣ hiêṇ niêm yết laĩ suất theo quy đinḥ . Cụ thể, các quỹ đều kinh doanh có lãi, nơpc̣ đủcác loaịthuếcho Nhànƣớc , góp phần nâng cao đời sống của các thành viên trong Quỹ và tạo đà thúc đẩy phát triển kinh tế địa phƣơng . Có thể đánh giá hoạt động của các QTDND Hà Giang qua một số chỉ tiêu sau:

3.1.2.1. Về công tác phát triển thành viên

Bảng 3.1: Số lƣợng thành viên tại các QTDND trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Đơn vị: thành viên

Stt Chỉ tiêu

1 Số lƣợng thành viên tham gia các QTDND

2 Số bình quân thành viên tham gia mỗi QTDND

(Nguồn: Báo cáo giám sát hoạt động của các QTDND địa bàn tỉnh Hà Giang giai đoạn 2011 - 2015)

Các QTDND trên địa bàn đã thƣờng xuyên quan tâm đến cơng tác phát triển và chăm sóc thành viên; tích cực huy động vốn và cho vay để đáp ứng nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh, cải thiện đời sống thành viên vay vốn. Hàng năm khi tổ chức Đại hội thƣờng niên các QTDND đều có các hình thức biểu dƣơng khen thƣởng cho các thành viên đã có nhiều đóng góp tích cực cho hoạt động của Quỹ, vì vậy uy tín của các Quỹ ngày càng đƣợc nâng cao, các thành viên yên tâm, tin tƣởng tham gia xây dựng QTDND. Số lƣợng các thành viên tăng đều qua các năm, năm 2012 tăng thêm 1300 thành viên so với năm 2011, năm 2013 tăng thêm 948 thành viên so với năm 2013, năm 2014 tăng thêm 1.124 thành viên so với năm 2013, năm 2015 số lƣợng tham gia làm thành viên của các QTDND đã là 8.683 thành viên tăng 466 thành viên. Số lƣợng thành viên tham gia QTDND tăng lên cũng có nghĩa Vốn điều lệ của hệ thống QTDND tại tỉnh Hà Giang đƣợc củng cố thêm, số lƣợng khách hàng có nhu cầu vay vốn cũng đƣợc tăng lên đáng kể.

3.1.2.2. Về tình hình bộ máy quản trị, điều hành, kiểm sốt và trình độ chun mơn của cán bộ tại các QTDND trên địa bàn tỉnh

Mơ hình Tổ chức bộ máy quản trị, bộ máy điều hành và Ban kiểm soát của hệ thống các QTDND tại tỉnh Hà Giang cịn nhiều hạn chế, nhƣng có chiều hƣớng tích cực do đƣợc cải thiện dần qua các năm. Đến hết năm 2015 vẫn còn 01 QTDND chƣa tách riêng đƣợc Hội đồng quản trị và Ban giám đốc, có 02 QTDND chƣa thành lập đƣợc Ban kiểm sốt (ít nhất phải có 03 thành viên) do vậy, quá trình hoạt động kinh doanh sẽ gặp nhiều rủi ro và khơng mang tính chun mơn hóa cao do điều đó phần nào sẽ ảnh hƣởng đến hiệu quả kinh doanh của QTDND đó. Theo quy định mới của Thơng tƣ 04/2015/TT-NHNN các QTDND cịn tồn tại hạn chế đó đã xây dựng phƣơng án và tổ chức thực hiện nhằm hồn thiện mơ hình tổ chức, đáp ứng đƣợc yêu cầu của các quy định mới.

Về chất lƣợng cán bộ: theo bảng số liệu 3.2 thì số lƣợng cán bộ, nhân viên hoạt động chuyên môn của hệ thống QTDND tại tỉnh Hà Giang có xu hƣớng tăng dần, điều này cũng phù hợp với sự tăng trƣởng về quy mô nguồn vốn hoạt động, số tiền dƣ nợ và phát triển dịch vụ ở một số QTDND. Tuy vậy, tỷ lệ cán bộ, nhân viên có trình độ từ trung cấp trở lên vẫn chiếm tỷ lệ chƣa cao (không quá 68%/tổng số cán bộ, nhân viên) đây cũng là một trong các hạn chế khá lớn của đội ngũ cán bộ thực hiện nghiệp vụ tại các QTDND trên địa bàn tỉnh, mà việc thực cải thiện vấn đề này không thể thực hiện ngay lập tức mà cần có thời gian khá dài (ít nhất phải từ 01 – 03 năm). Mặc dù trình độ chun mơn cịn nhiều hạn chế nhƣng số lƣợng cán bộ tính đến thời điểm năm 2015 chƣa đƣợc đào tạo nghiệp vụ QTDND chỉ còn là 11 ngƣời, chiếm tỷ lệ thấp 11,5% trong tổng số cán bộ, nhân viên làm việc trong hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh, điều này phần nào cũng khắc phục đƣợc một phần trình độ nghiệp vụ chun mơn chƣa đƣợc đào tạo chuyên sâu.

Bảng 3.2: Tình hình bộ máy hoạt động và trình độ chun mơn của các cán bộ tại các QTDND trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Đơn vị: Quỹ, người

Stt Chỉ tiêu

1 Số QTDND chƣa tách riêng bô máy quản

trị và điều hành

2 Số QTDND chƣa thành lập đƣợc Ban kiểm sốt mà chỉ có 1 kiểm soát viên

3 Tổng số cán bộ, nhân viên

4 Số cán bộ có trình độ thạc sĩ 5 Số cán bộ có trình độ đại học

6 Số cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp

7 Số cán bộ chƣa có trình độ chun mơn

8 Số cán bộ chƣa đƣợc đào tạo nghiệp vụ QTDND

3.1.2.3. Về cơ cấu nguồn vốn hoạt động

Bảng 3.3: Phân tích cơ cấu nguồn vốn hoạt động của các QTDND trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Đơn vị: triệu đồng Stt Chỉ tiêu 1 Vốn điều lệ 2 Các Quỹ hoạt động Quỹ dự trữ bổ sung VĐL Quỹ dự phịng tài chính Các quỹ khác 3 Vốn huy động

Tiền gửi khơng kỳ hạn Tiền gửi có kỳ hạn 4 Vốn Ủy thác 5 Vốn vay NHHTX 6 Dự phòng rủi ro 7 Thu nhập - chi phí 8 Các khoản phải trả 9 Hao mòn TSCĐ Tổng nguồn vốn

Từ bảng số tiệu 3.3 cho thấy:

Tổng nguồn vốn hoạt động của các QTDND trên địa bàn duy trì tăng trƣởng năm sau cao hơn năm trƣớc, tỷ lệ tăng trƣởng các năm 2012, 2013, 2014, 2015 lần lƣợt là 28%, 30,2%, 31,6% và 20,5%. Nguồn vốn hoạt động chủ yếu là tăng trƣởng từ nguồn vốn huy động tại địa phƣơng (huy động tại địa bàn hoạt động của mỗi QTDND), nó chứng tỏ rằng uy tín của các QTDND đƣợc nâng cao đây là tín hiệu tốt cho sự phát triển ổn định về sau của các QTDND tại tỉnh Hà Giang; một mặt khác là do các nguyên nhân: (1) nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cƣ lớn và luôn ổn định; (2) Nền kinh tế gặp khó khăn, một số doanh nghiệp, hộ kinh doanh hạn chế đầu tƣ dẫn đến thừa vốn và gửi vào quỹ tín dụng...

Nguồn vốn huy động qua các năm luôn chiếm tỷ lệ cao trong tổng nguồn hoạt động (thống thƣờng là từ 72,7% đến 76,3%). Đặc biệt Nguồn vốn tiền gửi có kỳ hạn chiếm tỷ lệ cao trên tổng số vốn huy động tại địa phƣơng (luôn chiếm từ 99,6 đến 99,9%) đây là nguồn vốn có tính ổn định cao, với chi phí đầu vào thấp là điều kiện thuận lợi để các Quỹ mở rộng đầu tƣ, phát triển ổn định. Tuy nhiên, để đáp ứng nhu cầu vay vốn đầu tƣ, phát triển sản suất của các thành viên các QTDND vẫn phải vay vốn của NHHTX để bổ sung nguồn vốn hoạt động trong tất cả các năm 2012, 2013, 2014 và 2015, nguồn vốn vay đƣợc từ NHHTX ln có mức chi phí cao hơn so với nguồn vốn huy động đƣợc tại chỗ, nhƣng hệ thống QTDND trên địa bàn vẫn phải thực hiện vay vốn điều này phản ánh nhu cầu vốn của các Thành viên trong QTDND là rất lớn, nó cũng đồng nghĩa với khả năng sức sản xuất, kinh doanh của các thành viên hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh là rất cao.

Vốn điều lệ của hệ thống QTDND tăng trƣởng đều qua các năm, năm 2013 tổng Vốn điều lệ của 08 QTDND trên địa bàn chỉ là 27.221 triệu đồng, tuy nhiên đến thời điểm cuối năm 2015 chỉ tiêu này đã đạt con số 32.927

triệu, tăng 5.706 triệu đồng, tỷ lệ tăng đạt 21%. Đây là nguồn vốn rất ổn định của hệ thống QTDND trên địa bàn. Ngoài ra sự tăng trƣởng của nguồn vốn này cịn phản ánh một khía cạnh rằng hệ thống QTDND hoạt động có hiệu quả về mặt lợi nhuận và số thành viên tham gia hệ thống QTDND ngày một tăng lên liên tục.

Chỉ tiêu Thu nhập – Chi phí ln dƣơng và tăng đều qua từng năm chứng tỏ sự hiệu quả mang lại trong hoạt động kinh doanh của hệ thống QTDND là rõ ràng nhất. Nhƣ số liệu tại bảng 3.3 thì tỷ lệ tăng trƣởng của chỉ tiêu Thu nhập – chi phí của tồn hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Hà Giang năm 2015 tăng 2.612 triệu đồng so với năm 2013, tỷ lệ tăng đạt 47,9%.

3.1.2.4. Về cơ cấu sử dụng vốn

Từ bảng số liệu 3.4 cho thấy:

Tƣơng ứng với sự tăng trƣởng của Nguồn vốn hoạt động hệ thống QTDND trên địa bàn tỉnh Hà Giang thì chỉ hoạt động sử dụng vốn cũng tăng đề tƣơng ứng, nhằm đem lại lợi nhuận và hiệu quả hoạt động cho các QTDND trên địa bàn.

Cơ cấu sử dụng của hệ thống các QTDND tại tỉnh Hà Giang chủ yếu tập trung vào hoạt động cho vay, vì đây là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chính trong q trình kinh doanh của các QTDND. Tỷ trọng dƣ nợ cho vay ở các năm từ 2011 đến 2015 chiếm trong tổng cơ cấu sử dụng vốn luôn đạt các tỷ lệ cao, luôn từ 87,4% đến 91,5%. Nếu so sánh theo chiều ngang thì tốc độ tăng trƣởng tín dụng của hệ thống QTDND tại tỉnh Hà Giang cũng tăng trƣởng khá mạnh, tốc độ tăng trƣởng tín dụng cho vay luôn đạt từ 29,1% năm 2012 so với năm 2011, 32,2% của năm 2013 so với năm 2012, 27,8% của năm 2014 so với năm 2013 và năm 2015 so với năm 2014 tốc độ tăng trƣởng là 16,5%.

Nguồn vốn huy động tiền gửi có kỳ hạn ln chiếm tỷ trọng cao, tuy nhiên dƣ nợ cho vay ngắn hạn của các QTDND lại chiếm tỷ lệ cao trong tổng

dƣ nợ (luôn chiếm từ 92,2%/tổng dƣ nợ) nhƣ vậy khiến cho hệ thống QTDND lại càng luôn chủ động trong việc sử dụng vốn để cho vay, điều này cũng phản ánh đúng tiêu chí của việc hoạt động của mơ hình QTDND là để cho vay nhằm bù đắp hỗ trợ Vốn lƣu động trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các Thành viên trong Quỹ.

Bảng 3.4: Phân tích cơ cấu sử dụng vốn của các QTDND trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Đơn vị: triệu đồng

Stt Chỉ tiêu

1 Tiền mặt tại quỹ

2 Dƣ nợ cho vay

- Nợ ngắn hạn - Nợ trung, dài hạn

3 Tiền gửi tại TCTD, NHNN

4 Góp vốn cổ phần

5 Các khoản phải thu

6 TSCĐ

Bên cạnh đó, Chỉ tiêu tiền mặt tại quỹ của hệ thống QTDND trong tỉnh Hà Giang tại bảng 3.4 cũng có sự tăng trƣởng năm sau cao hơn so với năm trƣớc, điều này cho thấy hoặc hệ thống QTDND trên địa bàn ngày càng quan tâm hơn đến việc duy trì khả năng thanh khoản của từng Quỹ hoặc do các QTDND thừa vốn, khơng tìm đƣợc khách hàng cho vay và nếu chỉ tiêu này mà ln tồn ở mức cao thì sẽ ảnh hƣởng đến khả năng sinh lời trong hoạt động kinh doanh của hệ thống QTDND. Tuy nhiên, khi xét tỷ trọng của chỉ tiêu tiền mặt tại quỹ của hệ thống QTDND trên địa bạn tỉnh Hà Giang qua các năm từ 2013 đến 2015 cho thấy tỷ trọng này luôn thấp, chiếm từ 3,4% đến 4,5%. Nhƣ vậy nguyên nhân tồn quỹ tiền mặt cao là do các QTDND trên địa bàn chú trọng trong việc duy trì mức thanh khoản tại Quỹ.

3.1.2.5. Về chất lượng tín dụng

Số liệu bảng 3.5 phản ánh chất lƣợng tín dụng của hệ thống các QTDND trên địa bàn toàn tỉnh Hà Giang. Số tuyệt đối của Tổng dƣ nợ tăng và kéo theo số tuyệt đối của Tổng dƣ nợ xấu tăng theo là điều khá bình thƣờng trong quá trình hoạt động của các TCTD. Mặc dù vậy, nếu tốc độ tăng trƣởng của dƣ nợ xấu tăng cao hơn so với tốc độ tăng trƣởng của Tổng dƣ nợ qua các năm thì điều này rất nguy hiểm vì nó nói lên rằng hoạt động tín dụng mở rộng về quy mơ sẽ khơng đem lại hiệu quả trong q trình kinh doanh. nhìn vào số liệu tại bảng 3.5 thì thấy kết quả là, tốc độ tăng trƣởng Tổng dƣ nợ trong giai đoạn 2013-2015 trung bình là 22,3% nhƣng tốc độ tăng của tỷ lệ dƣ nợ xấu trung bình là 132%/năm, rõ ràng chất lƣợng tín dụng của hệ thống QTDND tại tỉnh Hà Giang có chiều hƣớng đi xuống. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu trong Tổng dƣ nợ của hệ thống QTDND trên địa bàn cao nhất mới là 1,2% nhỏ hơn (<) 3% theo khuyến nghị của Basel, do vậy tỷ lệ nợ xấu này vẫn chấp nhận đƣợc nhƣng cũng khơng có nghĩa là Chất lƣợng tín dụng của hệ thống QTDND tại tỉnh Hà Giang chƣa cần quan tâm hoặc chƣa cần phải có biện pháp gì để cải thiện chất lƣợng tín dụng của loại hình TCTD này trên địa bàn tỉnh Hà Giang.

Bảng 3.5. Phân tích chất lƣợng tín dụng của các QTDND trên địa bàn tỉnh Hà Giang

Stt Chỉ tiêu

1 Tổng dƣ nợ

- Nợ đủ tiêu chuẩn - Nợ cần chú ý

- Nợ dưới tiêu chuẩn - Nợ nghi ngờ

- Nợ có khả năng mất vốn

2 Nợ xấu

Nguyên nhân dẫn đến nợ xấu gia tăng trong hoạt động cho vay tại hệ thống QTDND tại tỉnh Hà Giang có thể đƣợc lý giải do khó khăn chung của nền kinh tế, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh bị đình trệ, số lƣợng hàng hóa tiêu thụ giảm, hàng tồn kho tăng, các khoản phải thu lớn làm ảnh hƣởng đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, hộ kinh doanh dẫn tới nguồn trả nợ của khách hàng bị khó khăn. Bên cạnh đó một số doanh nghiệp đã sử dụng một phần vốn lƣu động để đầu tƣ vào kinh doanh quặng làm ảnh hƣởng đến nguồn trả nợ QTDND.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả quản lý của ngân hàng nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân tại tỉnh hà giang (Trang 61 - 76)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w