Những tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả quản lý của ngân hàng nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân tại tỉnh hà giang (Trang 86 - 88)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá hiệu quả quản lý của Ngân hàng Nhànƣớc tỉnh Hà Giang đối vớ

3.3.2. Những tồn tại, hạn chế

3.3.2.1. Các quy định còn những điểm bất cập về tổ chức hoạt động của QTDND Hà Giang

Bộ máy tổ chức quản trị, điều hành của QTDND hiện nay cịn có vị trí chƣa thống nhất, khơng có tiêu chuẩn điều kiện rõ ràng: Có QTDND thì Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Giám đốc điều hành, có QTDND thì tách riêng thành 02 bộ máy; tại một số QTDND, chức danh này vẫn do một số cán bộ xã kiêm nhiệm. Điều này gây ra một sự không đồng bộ, thiếu tính chuyên nghiệp, thiếu minh bạch trong quản trị điều hành QTDND Hà Giang

Tiêu chuẩn điều kiện chuẩn hóa cán bộ QTDND cũng cịn nhiều bất cập. Mặc dù NHNN đã ban hành Thông tƣ 04/2015/TT-NHNN quy định về Quỹ tín dụng nhân dân , tuy nhiên tiêu chuẩn thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm sốt và ngƣời điều hành QTDND cịn khá cao so với trình độ hiện có của ngƣời dân trên địa bàn, do vậy các quy định này vẫn chƣa thực sự phù hợp với hệ thống QTNDN tại tỉnh Hà Giang, gây khó khăn cho các Quỹ trong việc lựa chọn cán bộ.

Cùng với việc thực hiện tiêu chuẩn hóa cán bộ QTDND, trƣớc kia, Luật HTX năm 2003 đã cấm các đối tƣợng là công chức các cấp không đƣợc tham gia quản trị, điều hành hoạt động của HTX và có hiệu lực từ ngày 01/7/2004. Dƣới Luật có Nghị định số 177 hƣớng dẫn cụ thể vấn đề này. Hiện nay, theo Điều 33 Luật các TCTD 2010 cũng quy định: Những ngƣời không đƣợc tham gia quản lý, điều hành theo quy định của pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về

phịng, chống tham nhũng cũng khơng đƣợc tham gia làm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Ban kiểm soát, tổng giám đốc (giám đốc) và các chức danh tƣơng đƣơng của TCTD. Theo đó, cán bộ, cơng chức khơng đƣợc giữ các chức danh: Trƣởng Ban quản trị và thành viên Ban quản trị; Trƣởng Ban kiểm soát và thành viên Ban kiểm sốt; Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm HTX; kế tốn trƣởng hoặc kế tốn viên và các cán bộ chun mơn nghiệp vụ của HTX. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều Quỹ vẫn có cán bộ Đảng ủy, chính quyền địa phƣơng kiêm nhiệm các chức danh quản trị, kiểm soát, điều hành. Do làm việc không chuyên trách, các cán bộ này sẽ khơng cịn phù hợp với tình hình mới. Song, nếu thay thế tồn bộ số cán bộ cơng chức trên sẽ ảnh hƣởng trực tiếp đến việc quản lý, điều hành hoạt động của hầu hết các QTDND, dẫn đến mất an toàn trong hoạt động của cả hệ thống QTDND tại tỉnh Hà Giang. Đây vẫn là một bài toán cần đƣợc giải quyết triệt để khi thực hiện các phƣơng án chuyển tiếp theo quy định tại Thông tƣ 04/2015/TT-NHNN.

3.3.2.2. Chưa khai thác và phát huy hiệu quả tính liên kết của hệ thống QTDND

Tính liên kết giữa các QTDND trong tỉnh cũng nhƣ giữa NHHTX và các QTDND trên địa bàn tỉnh cịn yếu kém, lỏng lẻo. Cơng tác điều hòa vốn trong hệ thống NHHTX mới chỉ cải thiện đƣợc một chiều từ NHHTX xuống QTDND khi QTDND có nhu cầu về vốn. Việc điều chuyển vốn từ QTDND lên NHHTX trong trƣờng hợp ngƣợc lại phần lớn chƣa đƣợc thực hiện. Điều này gây khó khăn cho NHHTX trong trƣờng hợp NHHTX gặp khó khăn về vốn, đồng thời cũng làm giảm đi tính thống nhất, tính liên kết đặc trƣng của mơ hình này hệ thống QTDND.

Ngồi ra, một số nơi xa trụ sở chi nhánh NHHTX, các QTDND khơng thực hiện quy định gửi vốn điều hịa tại NHHTX mà gửi tại các ngân hàng thƣơng mại để thuận tiện trong việc rút vốn và giảm chi phí hoạt động. Điều này đã thể hiện hƣớng đi sai mục tiêu hoạt động của một số QTDND, thiếu

tƣơng trợ lẫn nhau trong hệ thống. Chính vì thế, cơng tác điều hịa vốn trong hệ thống NHHTX chƣa thật sự phát huy hiệu quản cao.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao hiệu quả quản lý của ngân hàng nhà nước đối với quỹ tín dụng nhân dân tại tỉnh hà giang (Trang 86 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(114 trang)
w