Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp mía đường tạ

Một phần của tài liệu nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần mía đường lam sơn trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 39 - 45)

2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

2.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp mía đường tạ

Việt Nam

2.2.2.1 Khái qt chung về ngành Mía đường Việt Nam

Năm 1994, cả nước mới có 9 nhà máy đường mía với tổng cơng suất 11.000 tấn mía ngày (TMN), hàng năm phải nhập khẩu từ 300.000 ñến 500.000 tấn ñường. Năm 1995, Nghị quyết ðại hội ðảng toàn quốc lần thứ VIII nhấn mạnh “ðầu tư chiều sâu, mở rộng các nhà máy ñường hiện có, xây dựng một số nhà máy có quy mô vừa và nhỏ ở những vùng nguyên liệu nhỏ. Ở những vùng nguyên liệu tập trung lớn xây dựng các nhà máy có thiết bị cơng nghệ tiên tiến hiện đại, kể cả liên doanh với nước ngồi, sản lượng năm 2000 ñạt khoảng một triệu tấn”. Ngành Mía ðường phát triển với mục tiêu “Không phải là ngành kinh tế vì mục đích lợi nhuận tối ña, mà là ngành kinh tế xã hội”[10]. Chỉ sau 5 năm (1994-2000), ngành Mía ðường Việt Nam đã có bước tiến ngoạn mục, có 46 nhà máy và đạt mục tiêu một triệu tấn ñường.

Từ 1995 đến nay, ngành Mía ðường Việt Nam đã đóng góp tích cực vào tốc ñộ phát triển kinh tế của ñất nước, giải quyết việc làm và ñảm bảo thu nhập, đời sống tinh thần cho hàng triệu nơng dân trồng mía và hàng vạn cơng nhân làm việc trong các nhà máy, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế tạo nên các

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………. 30 vùng sản xuất hàng hóa lớn, bộ mặt nơng thơn và dân cư vùng mía được đổi mới, quan hệ hợp tác giữa công ty sản xuất công nghiệp với người trồng nguyên liệu và các ñịa phương ngày càng tốt hơn.

Hiện nay có 38 Nhà máy đường hoạt động, trong đó có 6 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngồi, 27 cơng ty cổ phần, 5 doanh nghiệp Nhà nước ñang chờ xử lý tài chính. Mỗi loại hình sẽ có mơi trường kiểm sốt khác nhau do đặc thù về quản lý, cơ cấu tổ chức, chính sách nhân sự, cơng tác kế hoạch… mơi trường bên ngồi. Vì vậy, các yếu tố của hệ thống kiểm soát nội bộ sẽ có sự khác nhau. Sự khác nhau đó chính do chủ sở hữu vốn của các doanh nghiệp quyết ñịnh dựa trên các quy ñịnh hiện hành của Nhà nước và cơ cấu tổ chức cũng như ñiều lệ hoạt ñộng của doanh nghiệp.

Trong 32 nhà máy ñường sử dụng vốn ñầu tư trong nước, nhiều nhà máy kiểm sốt chi phí cịn chưa tốt, giá thành sản xuất còn quá cao, năng suất cơng nghiệp và năng suất nơng nghiệp của ngành Mía ðường của nước ta ñều thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới. Do các nhà máy có quy mơ nhỏ, thiết bị cơng nghệ lạc hậu, năng suất thiết bị và năng suất lao ñộng thấp đặc biệt hệ thống KSNB về chi phí SXKD cịn nhiều hạn chế.

Những năm gần ñây, Việt Nam khơng thể bảo đảm nguồn cung đường cho nhu cầu tiêu dùng, cho nên bình quân mỗi năm phải nhập khẩu từ 250 đến 350 nghìn tấn. Ðường là sản phẩm có thế mạnh, nếu tập trung cho chiến lược tạo nguồn nguyên liệu, tổ chức chế biến hợp lý, thiết lập hệ thống phân phối tốt, cùng với chính sách hỗ trợ của Nhà nước, nước ta sẽ có ngành sản xuất, xuất khẩu đường khơng thua kém các nước trong khu vực [12].

Theo số liệu của Tổng cục thống kê Việt Nam, tính đến cuối năm 2010, diện tích mía cả nước là 266.300 ha, năng suất mía bình qn 59,9 tấn/ha, chữ đường bình qn ước đạt dưới 10 CCS, sản lượng mía 15,947 triệu tấn, sản lượng ñường ước ñạt gần 1 triệu tấn, cịn tổng cơng suất chế biến của các nhà máy đạt 105.750 tấn mía/ngày. Như vậy, ngồi 1 chỉ tiêu duy nhất về tổng cơng

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………. 31 suất chế biến của các nhà máy ñường, tất cả các chỉ tiêu chủ yếu cịn lại về diện tích mía, năng suất bình quân, chữ ñường bình quân, sản lượng mía và sản lượng đường đều khơng đạt mục tiêu mà Chính phủ đã đề ra trong Quyết ñịnh số 26/2007/Qð-TTg.

Bảng 2.1 Sản xuất mía ñường thế giới và Việt Nam từ 1990 - 2009

Diện tích mía (triệu ha)

Sản lượng mía

(triệu tấn) Năng suất mía (tấn/ha) Năm

Thế giới Việt Nam Thế giới Việt Nam Thế giới Việt Nam

1990 17,079 0,131 1.053 5,410 61,7 41,3 1991 17,783 0,145 1.089 6,160 61,3 42,6 1992 18,152 0,147 1.116 6,440 61,5 43,9 1993 17,293 0,143 1.030 6,080 59,6 42,4 1994 17,592 0,167 1.090 7,550 61,9 45,3 1995 18,578 0,225 1.172 10,710 63,1 47,6 1996 19,418 0,237 1.223 11,370 63,0 48,0 1997 19,295 0,257 1.252 11,920 64,9 46,4 1998 19,318 0,283 1.276 13,840 66,0 48,9 1999 19,206 0,344 1.282 17,760 66,7 51,6 2000 19,416 0,302 1.257 15,040 64,8 49,8 2001 19,635 0,291 1.267 14,660 64,5 50,4 2002 20,389 0,320 1.335 17,120 65,5 53,5 2003 20,673 0,313 1.379 16,850 66,7 53,8 2004 20,266 0,286 1.341 15,650 66,2 54,7 2005 19,892 0,266 1.322 14,950 66,4 56,1 2006 20,768 0,288 1.422 16,720 68,4 58,0 2007 22,882 0,293 1.617 17,400 70,7 59,3 2008 24,257 0,271 1.736 16,130 71,6 59,5 2009 23,728 0,260 1.683 15,250 70,9 58,6 Nguồn: FAOSTAT, 2011

Mặc dù năng suất mía bình qn ở Việt Nam hiện nay vẫn còn thấp hơn nhiều so với khu vực và thế giới nhưng nếu xét về tốc ñộ tăng trưởng thì sau gần 20 năm (1990 – 2009), theo thống kê của FAO, năng suất mía bình qn của Việt Nam ñã tăng lên 17,3 tấn/ha so với thế giới là 9,2 tấn/ha, trung bình tăng khoảng 0,865 tấn/ha/năm, cao hơn 2 lần so với bình quân trên thế giới là

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………. 32 0,46 tấn/ha/năm. Tuy nhiên, Trữ đường bình qn cịn ở mức quá thấp so với bình quân trên thế giới, dẫn tới tỷ lệ tiêu hao mía/đường ở mức cao (Bảng 2.1)

Do sự tăng lên về cơng suất chế biến trong khi diện tích mía ngun liệu chưa đáp ứng nhu cầu. Vì vậy, có thể thấy rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn tới tình trạng các nhà máy đường thường xun “đói” mía nguyên liệu như hiện nay chủ yếu là do diện tích trồng mía bị suy giảm. Tình trạng này nếu khơng được cải thiện sẽ ngày càng trở nên trầm trọng hơn, bởi hầu hết các nhà máy đường đều đã và đang có dự án mở rộng và nâng cao công suất chế biến, tức nhu cầu về mía nguyên liệu sẽ ngày càng tăng cao, trong khi cây mía đang phải cạnh tranh hết sức khốc liệt với nhiều cây trồng khác trong cùng ñiều kiện canh tác như khoai mì (sắn), cao su, bắp...

Thực trạng nêu trên ñang ñặt ra một yêu cầu hết sức cấp bách đối với ngành mía đường Việt Nam nói chung, cơng tác nghiên cứu, chuyển giao giống mía mới và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất nói riêng là phải tìm ra và thực hiện ngay một số giải pháp trước mắt cũng như lâu dài, nhằm mở rộng diện tích mía nguyên liệu trên phạm vi toàn quốc lên ñạt ổn ñịnh khoảng 300.000 ha/năm, song song với việc ñẩy nhanh hơn nữa tốc ñộ nâng cao năng suất và hiệu quả sản xuất mía nguyên liệu, đưa năng suất mía bình qn cả nước lên ñạt khoảng 70 tấn/ha, tổng sản lượng mía khoảng 21 triệu tấn mới có thể đáp ứng đủ nhu cầu nguyên liệu ngày càng tăng cao cho ngành công nghiệp mía đường Việt Nam. ðồng thời cũng cần phải tìm ra và thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp từ nghiên cứu khoa học, chính sách, pháp luật, quản lý sản xuất - kinh doanh, cải tiến kỹ thuật ñến tuyên truyền thay ñổi tập quán canh tác, thu hoạch, vận chuyển,... nhằm từng bước nâng cao chữ đường bình qn của cả nước, qua đó góp phần nâng cao năng suất đường bình qn/ha, giảm tỷ lệ tiêu hao mía/đường và nâng cao hiệu suất tổng thu hồi của các nhà máy ñường.

2.2.2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp mía đường tại Việt Nam

Trước năm 1995, Việt Nam là một trong những nước nhập khẩu đường. Cả nước chỉ có 9 doanh nghiệp sản xuất ñường, lượng ñường thiếu hụt trong

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………. 33 tiêu dùng rất lớn. Từ sau ñại hội VIII với chủ trương “Chương trình quốc gia 1 triệu tấn đường” ñã thúc ñẩy việc xây dựng nên mạng lưới, hệ thống các nhà máy sản xuất mía đường trên tồn quốc. Với việc đầu tư mở rộng sản xuất 9 nhà máy cũ và xây dựng 33 nhà máy mới, ñến năm 2000 nước ta cơ bản ñã ñạt được chương trình quốc gia một triệu tấn đường, về cơ bản ñã giải quyết ñược sự thiếu hụt ñường trong tiêu dùng nội ñịa [12].

Các nhà máy ñường của chúng ta ñóng vai trị rất quan trọng trong việc sản xuất ñường ñồng thời tạo ñiều kiện mở mang kinh tế, đổi thay bộ mặt nơng thơn, nâng cao mức sống của người nơng dân. ðiển hình là nhà máy ñường Lam Sơn Thanh Hóa đã liên kết hợp tác với gần 3500 hộ nông dân, tổ chức thành hiệp hội mía đường Lam Sơn để điều phối và bảo vệ lợi ích của người nông dân.

Tuy nhiên khi chúng ta mở cửa kinh tế hội nhập quốc tế, tự do hóa thương mại và nền kinh tế bắt đầu hoạt động mạnh thì năng lực cạnh tranh của ngành mía đường nói chung và các doanh nghiệp sản xuất mía đường nói riêng cịn rất nhiều ñiều ñáng lo ngại. Với nên fkinh tế thị trường, không chỉ là cạnh tranh giữa nội bộ ngành, giữa các xí nghiệp sản xuất đường với nhau mà các doanh nghiệp mía đường Việt Nam hiện nay cịn phải đối mặt với những cạnh tranh đến từ các sản phẩm nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi ñó, năng lực cạnh tranh của hầu hết các doanh nghiệp mía đường trong nước cịn thiếu và yếu. Thể hiện ở các yếu tố sau:

- Các nhà máy ñường Việt Nam hầu hết là các nhà máy mới ñược xây dựng với quy mơ vừa và nhỏ. Tính cho ñến thời ñiểm hiện tại, chúng ta còn khoảng 37 nhà máy đường cịn hoạt động , gồm 6 nhà máy có vốn đầu tư nước ngồi với tổng cơng suất 27.000 TMB, bình qn một nhà máy là 4.500TMB, 31 nhà máy có vốn đầu tư trong nước (trong đó có 25 nhà máy cổ phần hóa) . Tổng cơng suất 48.800TMB bình qn 1.575TMB/nhà máy; phần lớn các nhà

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………. 34 máy có quy mơ nhỏ từ 700 – 1.000TMB, thiết bị và công nghệ lạc hậu, năng suất thiết bị và lao ñộng hiệu quả và chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao.

- Vùng nguyên liệu của các nhà máy nhỏ bé, quy mô phân tán, chưa ñược ñầu tư thường xuyên và tương xứng với u cầu của sản xuất cơng nghiệp, đặc biệt là diện tích trồng mía của mỗi hộ nơng dân là quá thấp (0.3 – 0.5ha/ hộ), năng suất và chất lượng mía bán cho các nhà máy nhìn chung là thấp; bình qn chỉ đạt 50 tấn/ha và dưới 10CCS. Xét về năng suất nông nghiệp và năng suất cơng nghiệp chế biến , các doanh nghiệp mía đường Việt Nam còn thấp, thua quá nhiều so với các doanh nghiệp mía đường trong khu vực và trên thế giới.

- Các doanh nghiệp mía đường cịn phải chịu rủi ro từ thiên nhiên. Thời tiết hạn hán và bão lũ, các vùng nguyên liệu phần lớn nằm trong những vùng có nguy cơ bị thiên tai, lại khơng được ñầu tư phát triển ñúng mức.

- Các doanh nghiệp mía đường Việt Nam phải chịu nhiều sự canh tranh từ cung cầu thế giới và các chính sách về sản xuất đường. Trong số 60 nước trên thế giới họ đều cho chính sách trợ giá ñường nội tiêu thơng qua chính sách thuế nhập khẩu và hạn ngạch. Trong khi đó, các doanh nghiệp của nước ta khơng có lợi thế này do chúng ta hiện đang trong q trình gia nhập WTO. Nội trong lộ trình gia nhập AFTA thuế suất nhập khẩu ñường của Việt Nam sẽ phải giảm từ 30% xuống cịn 5%. Q trình hội nhập WTO, Việt Nam sẽ phải mở cửa nhập khẩu ñường với hạn ngạch 25%, ngoài hạn ngạch là 65%, khối lượng nhập khẩu theo hạn ngạch còn tăng 5 % mỗi năm [12].

- Giá ñường thị trường thế giới cho đến nay, khơng phản ánh thực sự quan hệ cung cầu, mà chịu sự tác động của chính sách trợ cấp xuất khẩu trực tiếp hay gián tiếp của các nước, ðiều này bóp méo thị trường của các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. ðiều này khiến cho ñường của các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất có mức giá cao hơn so với ñường nhập khẩu, giảm đi tính cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam.

Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội - Luận văn thạc sĩ khoa học kinh tế …………………………. 35

Một phần của tài liệu nghiên cứu năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần mía đường lam sơn trên địa bàn tỉnh thanh hoá (Trang 39 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)