Các cấp độ năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 30 - 35)

1.2.1. Năng lực cạnh tranh quốc gia

Sự thịnh vƣợng của một quốc gia đƣợc tạo ra không phải từ sự kế thừa. Nó khơng phát triển từ sự sẵn có tài ngun thiên nhiên, nguồn lao động, lãi suất, hay giá trị tiền tệ của một quốc gia.

Năng lực cạnh tranh của một quốc gia phụ thuộc vào năng lực đổi mới và nâng cấp của các ngành cơng nghiệp trong quốc gia đó. Các cơng ty tạo ra đƣợc lợi thế so với các đối thủ cạnh tranh giỏi nhất trên thế giới là nhờ phải chịu áp lực và thách thức. Các công ty này hƣởng lợi từ việc có những đối thủ cạnh tranh mạnh ở trong nƣớc, các nhà cung ứng nội địa năng động, và những khách hàng trong nƣớc có nhu cầu.

Năng lực cạnh tranh quốc gia đƣợc đo lƣờng bằng năng suất sử dụng lao động, vốn, và tài nguyên thiên nhiên.

Theo Michael Porter cho rằng, khái niệm có ý nghĩa duy nhất về năng lực cạnh tranh quốc gia là năng suất. Mục tiêu chính của một quốc gia là tạo ra mức sống cao và ngày càng cao cho cơng dân của mình. Khả năng thực hiện điều này tùy thuộc vào năng suất mà qua đó lao động và vốn của một nƣớc đƣợc sử dụng.

Năng suất là giá trị của sản lƣợng đƣợc sản xuất ra bởi một đơn vị lao động hay vốn. Năng suất phụ thuộc vào cả chất lƣợng lẫn các tính năng của sản phẩm (mà quyết định giá cả mà chúng có thể có đƣợc) và tính hiệu quả mà qua đó sản phẩm đƣợc sản xuất ra.

Năng suất là nhân tố quyết định quan trọng nhất của mức sống dài hạn của một quốc gia, nó là nguyên nhân sâu sa của thu nhập quốc gia bình quân đầu ngƣời. Năng suất không những quyết định mức sống bền vững (lƣơng, lợi nhuận từ vốn và từ tài nguyên thiên nhiên). Mà còn tùy thuộc vào năng lực của các cơng ty của nƣớc đó trong việc đạt đƣợc các mức năng suất cao và gia tăng năng suất theo thời gian. Sự tăng truởng năng suất bền vững đặt ra yêu cầu các công ty của một quốc gia phải không ngừng cải thiện năng suất trong các ngành hiện hữu bằng cách nâng cao chất lƣợng sản phẩm, cải tiến công nghệ của sản phẩm, hay thúc đẩy tính hiệu quả của sản xuất. Cuối cùng các công ty phải phát triển năng lực để cạnh tranh trong các ngành.

Do vậy, có thể hiểu đơn giản, năng lực cạnh tranh quốc gia là năng lực của một nền kinh tế đạt đƣợc tăng trƣởng bền vững, thu hút đƣợc đầu tƣ, đảm bảo ổn định kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống của ngƣời dân.

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của quốc gia, có thể sử dụng hai phƣơng pháp đánh giá do Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) thiết lập trong báo cáo cạnh tranh toàn cầu và do Viện Quốc tế về quản lý và phát triển (IMD) đƣa ra trong cuốn Niên giám cạnh tranh thế giới.

Cơ sở phƣơng pháp đánh giá đƣợc xác định bởi năng suất. GDP/ngƣời đƣợc xem là thƣớc đo chung nhất về năng suất quốc gia, có quan hệ tới mức sống của ngƣời dân và sự thịnh vƣợng của quốc gia. GPD/ngƣời phụ thuộc vào mức vốn đầu tƣ và trình độ cơng nghệ.

Theo WEF và IMD thì năng lực cạnh tranh quốc gia đƣợc xác định bởi 8 yếu tố:

1. Mức độ mở cửa của nền kinh tế bao gồm hoạt động thƣơng mại và đầu tƣ 2. Vai trị của Chính phủ

3. Năng lực tài chính – tiền tệ 4. Kết cấu hạ tầng

5. Trình độ cơng nghệ

6. Trình độ quản lý doanh nghiệp 7. Lực lƣợng lao động

8. Thể chế kinh tế - chính trị

Tám yếu tố nêu trên lại đƣợc xác định thông qua các chỉ tiêu nhƣ: mức độ mở cửa, hội nhập của nền kinh tế (môi trƣờng vĩ mô), khoa học công nghệ và thể chế kinh tế.

1.2.2. Năng lực cạnh tranh ngành/doanh nghiệp

Theo Diễn đàn cao cấp về cạnh tranh công nghiệp của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đã định nghĩa nhƣ sau: “Năng lực cạnh tranh của ngành

là khả năng của ngành trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh quốc tế”7. Năng lực cạnh tranh cấp ngành là tổng hợp năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành và mối quan hệ giữa chúng. Nói

chung, năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp hay một ngành tùy thuộc vào khả năng sản xuất hàng hóa, dịch vụ, chất lƣợng, mức giá bằng hoặc thấp hơn mức giá phổ biến trên thị trƣờng mà không cần đến trợ giá.

Đồng nghĩa với kết quả kinh doanh và lợi nhuận. Là lợi thế của doanh nghiệp so với đối thủ trong việc thoã mãn những nhu cầu của khách hàng nhằm mục đích lợi nhuận. Đó là yếu tố nội tại của doanh nghiệp nhƣ vốn, lao động, công nghệ…

Năng lực cạnh tranh của ngành hay doanh nghiệp đƣợc xác định trên cơ sở bốn nhóm yếu tố cơ bản gồm:

- Chất lƣợng và khả năng cung ứng, mức độ chun mơn hóa đầu vào, bao gồm khả năng chủ động đƣợc nguồn nguyên liệu sản xuất, công nghệ và nguồn vốn.

Việc sản xuất của ngành hay doanh nghiệp có đƣợc chun mơn hóa qua từng khâu hay khơng? Khả năng cung ứng sản phẩm trên thị trƣờng nhƣ thế nào?

- Công nghệ và dịch vụ hỗ trợ: bao gồm hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, hệ thống tài chính, tƣ vấn...

- Nhu cầu đối với sản phẩm, dịch vụ và yêu cầu của khách hàng về chất lƣợng sản phẩm, dịch vụ. Điều này là đánh giá năng lực cạnh tranh trên phƣơng diện nhu cầu sản phẩm, dịch vụ của ngành hay của doanh nghiệp cung ứng.

- Mức độ cạnh tranh trên lĩnh vực kinh doanh và vị thế của ngành hay doanh nghiệp so với các ngành, doanh nghiệp khác. Đây là yếu tố quan trọng để đánh giá năng lực cạnh tranh của ngành trên thị trƣờng. Các thơng số có thế đánh giá là so sánh thị phần của ngành hay doanh nghiệp trên thị trƣờng, quy mô của ngành...

1.2.3. Năng lực cạnh tranh sản phẩm

Khi nói đến một sản phẩm đƣợc coi là có năng lực cạnh tranh, chúng phải đáp ứng đƣợc nhu cầu của khách hàng về chất lƣợng, giá cả, tính năng, kiểu dáng, tính độc đáo hay sự khác biệt, thƣơng hiệu, bao bì… hơn hẳn so với những sản phẩm hàng hố cùng loại. Nó bị chi phối bởi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Sẽ khơng có năng lực cạnh tranh của sản phẩm cao mà năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất sản phẩm đó lại thấp.

Ở đây cho thấy, khi năng lực cạnh tranh của hàng hố có đƣợc do năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp tạo ra; nhƣng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp không chỉ do năng lực cạnh tranh của hàng hố quyết định mà cịn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa nhƣ tài chính, kinh tế vĩ mơ... Tuy nhiên, năng lực cạnh tranh của hàng hố có ảnh hƣởng rất lớn và thể hiện năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Có thể nói rằng, năng lực cạnh tranh của sản phẩm là khả năng mà sản phẩm ấy có đƣợc nhằm duy trì đƣợc vị thế của nó một cách lâu dài trên thị trƣờng. Đó là những đặc tính, giá trị sử dụng mà sản phẩm có đƣợc lợi thế so với các sản phẩm thay thế nhƣ chất lƣợng, mẫu mã, giá cả…

Để đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm thể hiện qua bốn yếu tố. Đây cũng là tiêu chí để đánh giá năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê của tỉnh đƣợc áp dụng trong phần chƣơng 2, mà chủ yếu sử dụng qua tiêu chí chất lƣợng sản phẩm và khả năng tiêu thụ của mặt hàng này, đƣợc lồng ghép trong các tiêu chí đánh giá mục 1.5.

- Giá cả: biểu hiện khả năng sản xuất hiệu quả của doanh nghiệp, và năng suất lao động. Việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp, hiệu quả sản xuất không ngừng đƣợc nâng cao, đồng thời, giá cả của sản phẩm sẽ hạ đến mức thấp nhất. Đây là một tiêu chí tƣơng đối để lựa chọn sản phẩm.

- Chất lƣợng sản phẩm: Khi mức sống càng tăng, nhu cầu mong muốn đƣợc hƣởng thụ đa dạng các sản phẩm ngày càng cao. Việc đầu tƣ cho chất lƣợng là con đƣờng ngắn nhất và bền vững nhất đến đƣợc với khách hàng. Qua đó, thị phần của doanh nghiệp khơng ngừng đƣợc mở rộng, năng lực cạnh tranh trên thị trƣờng càng lớn, và thu về lợi nhuận nhiều hơn.

- Mẫu mã sản phẩm: Mẫu mã càng đa dạng càng đáp ứng nhu cầu hiện tại của khách hàng, càng chiếm lĩnh đƣợc các phân đoạn thị trƣờng, từ đó năng lực cạnh tranh càng đƣợc nâng cao.

- Khả năng tổ chức tiêu thụ sản phẩm: Khi tổ chức khâu tiêu thụ đƣợc thực hiện tốt sẽ làm giảm các chi phí trung gian, qua đó làm giảm giá thành sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp cần đầu tƣ nhiều cho thƣơng hiệu và marketing sản phẩm.

1.2.4. Mối quan hệ giữa cấp độ cạnh tranh

Trong ba cấp độ cạnh tranh mặc dù có tính độc lập tƣơng đối nhƣng vẫn có mối quan hệ qua lại lẫn nhau. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm là những yếu tố cơ bản, cốt lõi tạo nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của quốc gia đó. Khi năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp đƣợc nâng cao thì sẽ tạo ra những sức hút, sự hấp dẫn với sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp đó, từ đó tạo nên năng lực cạnh tranh của ngành, của quốc gia đối với sản phẩm, dịch vụ đó.

Hay có thể hiểu rằng, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp bị hạn chế khi năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và của sản phẩm doanh nghiệp đó đều thấp. Cịn năng lực cạnh tranh cấp ngành có mối quan hệ và chịu ảnh hƣởng của năng lực cạnh tranh cấp quốc gia và của sản phẩm tƣơng tự nhƣ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w