Đánh giá việc khai thác lợi thế và khả năng cạnh tranh của càphê Việt

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 56 - 62)

2.2. Lợi thế cạnh tranh của ngành càphê Việt Nam

2.2.3. Đánh giá việc khai thác lợi thế và khả năng cạnh tranh của càphê Việt

Nam hiện nay

Nhìn chung trong 10 năm trở lại đây, lợi thế cạnh tranh của các sản phẩm nông nghiệp Việt Nam nói chung và cà phê nói riêng đã đƣợc khai thác một cách có hiệu quả hơn và đóng vai trị quan trong trong sự nghiệp phát triển kinh tế của đất nƣớc.

Khả năng cạnh tranh cao của cà phê Việt Nam trƣớc đây chủ yếu dựa trên bốn yếu tố chính. Thứ nhất là giá lao động rẻ. Thứ hai là năng suất cao dựa trên sử dụng nhiều phân bón và nƣớc tƣới. Thứ ba là lợi thế về khoảng cách vận chuyển. Các vùng sản xuất chính cà phê Việt Nam đều gần các cảng xuất khẩu. Thứ tƣ là hệ thống chính sách của nhà nƣớc đối với ngành cà phê thơng thống, tạo mơi trƣờng bình đẳng cho tất cả các tác nhân tham gia sản xuất, chế biến và tiêu thụ cà phê. Chính vì bốn yếu tố này nên xuất khẩu cà phê Việt Nam đã nhanh chóng chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng cà phê thế giới, gây sức ép cạnh tranh mạnh với các nƣớc xuất khẩu cà phê khác trên thế giới (Bảng 2.1 ở trên và hình 2.2), hiện tại vẫn đứng vị trí thứ hai trong các nƣớc xuất khẩu cà phê thế giới (sản lƣợng 2012 đạt 25.475 bao).

30 25 SU T ( T ạ/ ha ) 20 15 N Ă N G 10 5 0 1961 1964 1967

Hình 2.2. Năng suất cà phê thế giới và Việt Nam từ 1961 đến 2010

(Nguồn: Tổ chức FAO)

Nhìn chung năng suất cà phê Việt Nam có xu hƣớng tăng vọt gấp 2 - 4 lần so năng suất cà phê trung bình thế giới;

Giai đoạn từ 2001 - 2006 năng suất cà phê Việt Nam có giảm nhƣng vẫn cao hơn năng suất cà phê thế giới khoảng hơn 2 lần;

Những năm gần đây năng suất cà phê Việt Nam cao hơn năng suất cà phê thế giới khoản 2,5 lần. Là kết quả của quá trình đầu tƣ thâm canh cao, tuy nhiên cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hƣởng đến suy thoái nhanh vƣờn cà phê đang kinh doanh hiện nay.

Đặc biệt, trong giai đoạn 2006 – 2011, do giá cà phê tăng trở lại và duy trì ở mức trên 1.200USD/tấn, cùng với mở rộng diện tích, ngƣời dân tiếp tục đầu tƣ thâm canh. Năng suất đƣợc phục hồi năm 2011 đạt bình quân 21,9 tạ/ha (tăng 2,0% so năm 2010); Sản lƣợng cà phê năm 2011 đạt khoảng 1.167,9 nghìn tấn tăng 5,0% so với năm 2010. Sản lƣợng bình quân cả giai đoạn 2006 - 2011 đạt khoảng 1.025 nghìn tấn/năm, tăng 241 nghìn tấn so bình quân giai đoạn 2000 - 2005.

Riêng niên vụ 2011/201211, năng suất trung bình cả nƣớc ƣớc đạt 23,20 tạ nhân/ha (tăng so với niên vụ trƣớc 1,6 tạ/ha) và sản lƣợng đạt 1.273.012 tấn (tăng so với niên vụ trƣớc khoảng 170 nghìn tấn). Trong đó Đăk Lăk có năng suất và sản lƣợng cao nhất đạt 25,12 tạ nhân/ha, sản lƣợng 487.748 tấn; Lâm Đồng năng suất đạt 24,90 tạ nhân/ha sản lƣợng 343.375 tấn; Đắc Nông năng suất đạt 22,20 tạ nhân/ha, sản lƣợng 179.658 tấn cà phê nhân; và Gia Lai năng suất đạt 20,20 tạ nhân/ha, sản lƣợng 151.771 tấn cà phê nhân.

Điều này cho thấy, khi năng suất cà phê của các nƣớc đạt 1 tấn/ha thì Việt Nam đạt khoảng 2 tấn/ha, gấp khoảng 2 lần so với năng suất trung bình của các nƣớc trên thế giới. Nhƣ vậy, có thể nói rằng, đất đai và khí hậu là hai yếu tố quan trọng góp phần tạo nên năng suất cũng nhƣ sản lƣợng cao cho cà phê Việt Nam trong những năm gần đây.

Song, trên thực tế, khi thị trƣờng cà phê thế giới rơi vào khủng hoảng từ năm 2000 đến 2002, ngành cà phê Việt Nam là một trong những ngành cà phê trên thế giới chịu ảnh hƣởng mạnh nhất về tất cả các mặt nhƣ mức sống của hầu hết ngƣời trồng cà phê giảm, nhiều đại lý thu mua phá sản, các doanh nghiệp kinh doanh cà phê đối diện với lƣợng tiền nợ đọng ngân hàng lớn, nguy cơ phá sản cao và mơi trƣờng có dấu hiệu suy thối. Do đó, khả năng cạnh tranh cao của cà phê Việt Nam khó duy trì trong thời gian tới. Nguyên nhân cơ bản là do, thứ nhất, xu hƣớng tiêu dùng sẽ tiếp cận với các sản phẩm chất lƣợng cao, sản phẩm hữu cơ và sản phẩm sạch. Thứ hai, các hệ thống kiểm tra giám sát quốc tế đối với nguồn gốc xuất xứ của 11 Nguồn: Báo cáo hiện trạng sản xuất, giải pháp phát triển và trồng tái canh cà phê trong thời gian

sản phẩm sẽ buộc ngƣời trồng cà phê Việt Nam giảm dần phân bón và qua đó năng suất sẽ có xu hƣớng giảm. Thứ ba, tăng trƣởng cà phê Việt Nam trong quá khứ chủ yếu dựa trên mở rộng diện tích trồng, đặc biệt là phá rừng và khai thác nguồn nƣớc ngầm không phải trả thuế. Hiện nay, nhiều nơi đã bắt đầu bắt gặp xu hƣớng môi trƣờng suy thoái, cản trở tăng năng suất và giá thành bị đẩy lên cao, dẫn đến việc chất lƣợng cà phê giảm, sức cạnh tranh yếu, thiếu đi tính bền vững.

Đã và đang đặt ra rất nhiều vấn đề đối với Việt Nam, điển hình là việc cải tiến chất lƣợng cà phê Việt Nam. Hiện tại Việt Nam đang đƣa các loại giống cà phê theo tiêu chuẩn vào trong sản xuất và đầu tƣ công nghệ chế biến ƣớt để sản xuất cà phê có thay đổi những vẫn chƣa đem lại hiệu quả nhƣ mong muốn, do trồng ồ ạt, không chú ý đến quy trình thu hoạch,... Giá cà phê trên thế giới vẫn cao hơn Việt Nam, cịn chất lƣợng vẫn có lợi thế hơn Việt Nam. Xét cho cùng, việc sử dụng chƣa hiệu quả các nguồn lực sẽ khiến Việt Nam khó duy trì vị thế lẫn thị phần so với các nƣớc trên thế giới.

120.000 100.000 80.000 60.000 40.000 20.000 0 2006

Hình 2.3: Thị phần cà phê của Việt Nam trong sản xuất trên thế giới giai đoạn 2006-2012 (1000 pounds)

Hình 2.4: Giá xuất khẩu cà phê Robusta của Việt Nam so với giá LIFFE

(Nguồn: Số liệu thống kê từ Tổ chức cà phê Quốc tế (ICO). 2011)

Hình 2.5: Phân loại cà phê Việt Nam theo LIFFE

(Nguồn: sàn giao dịch NYSE LIFFE ở London)

Dựa vào các số liệu thu thập qua 3 hình ở trên cho thấy, Việt Nam mặc dù có sản lƣợng xuất khẩu đứng thứ 2 trên thế giới, tuy nhiên, so với các nƣớc trên thế giới, Việt Nam vẫn là nƣớc chƣa đảm bảo về tiêu chuẩn chất lƣợng, sản lƣợng đƣợc đem ra xếp hạng cũng chƣa đạt chuẩn 100%, mặc dù đã có rất nhiều cải thiện. Vì vậy, khi đƣa ra sàn giao dịch, giá đƣợc đem ra so sánh cũng vẫn thấp hơn giá sàn, riêng 2010, sự chênh lệch đó càng rõ hơn, giá xuất khẩu chỉ đạt 1.291 USD/ tấn,

trong khi giá Robusta trên sàn LIFFE NYSE là 1.579 USD/tấn, chênh lệch 288 USD/tấn. Thị phần so với các nƣớc xuất khẩu chƣa đảm bảo đƣợc tính ổn định và giữ đƣợc vị trí nhƣ mong muốn.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 56 - 62)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w