Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 35)

Có rất nhiều nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh bao gồm những những yếu tố sản xuất nhƣ vốn, con ngƣời, trình độ cơng nghệ 8

, ngồi ra cịn có các nhân tố kinh tế, chính trị pháp luật..

Nhân tố con người: chủ yếu là đội ngũ lao động. Đội ngũ lao động này tác

động đến năng lực cạnh tranh thơng qua các yếu tố nhƣ trình độ lao động, năng suất lao động, thái độ phục vụ khách hàng, sự sáng tạo trong sản xuất... Các nhân tố này ảnh hƣởng trực tiếp tới việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, chi phí sản xuất ra sản phẩm hàng hóa.

Khả năng về tài chính: Khi có tiềm năng lớn về tài chính sẽ có nhiều thuận

lợi trong việc đổi mới cơng nghệ, đầu tƣ mua sắm trang thiết bị, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, hạ giá thành, duy trì và nâng cao sức cạnh tranh của hàng hố, khuyến khích việc tiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, lợi nhuận và củng cố vị thế của mình trên thƣơng trƣờng.

8Nguồn: Nghiên cứu phương pháp phản ánh và phân tích về năng lực cạnh tranh, TS. Nguyễn Trần Quế,Viện Kinh tế và Chính trị thế giới, Tạp chí những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 3, 2006.

Trình độ cơng nghệ: có ảnh hƣởng một cách sâu sắc tới khả năng cạnh tranh

của sản phẩm trong doanh nghiệp. Đó là yếu tố vật chất quan trọng bậc nhất thể hiện năng lực sản xuất của một doanh nghiệp, tác động trực tiếp đến chất lƣợng, năng suất sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh rất lớn. Ngƣợc lại, khi công nghệ lạc hậu sẽ khiến doanh nghiệp đó, hay quốc gia đó sẽ bất lợi thế trong cạnh tranh.

Các nhân tố kinh tế: Bao gồm: tốc độ phát triển kinh tế, lãi suất trên thị

trƣờng vốn... ln có những ảnh hƣởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nói chung cũng nhƣ sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trƣờng.

Các nhân tố về chính trị pháp luật: là nền tảng quy định các yếu tố khác của

môi trƣờng kinh tế. Khi pháp luật và chính trị ổn định sẽ tạo ra một cơ chế chính sách trong hoạt động sản xuất kinh doanh trong từng lĩnh vực cụ thể có đƣợc lợi thế cạnh tranh trong xu thế tồn cầu hố của thế giới.

Xét cho cùng, khi xem xét khả năng cạnh tranh của một ngành, cần phải kiểm soát đầy đủ các nhân tố ảnh hƣởng, từ đó tìm ra các biện pháp hữu hiệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của ngành hay của doanh nghiệp đó.

Theo diễn đàn kinh tế thề giới (WEF), những yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh là sự mở cửa nền kinh tế, khả năng tài chính, cơ sở hạ tầng, cơng nghệ, quản lý, thể chế, lao động.

Khi đi phân tích năng lực cạnh tranh của một ngành, xem xét các yếu tố: yếu tố nội tại (năng suất chế biến, quy mô nhà máy, năng lực quản lý, năng lực tài chính, uy tín và thƣơng hiệu sản phẩm) và yếu tố bên ngồi (chính sách kinh tế, quản lý nhà nƣớc, thể chế chính trị, hình ảnh quốc gia).

Ngày nay, khi đi xem xét những nhân tố ảnh hƣởng, các nhà kinh tế thƣờng sử dụng mơ hình kim cƣơng của M. Porter. Theo ơng cho rằng, yếu tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của ngành bao gồm 6 yếu tố, những yếu tố này tƣơng tác với nhau để tạo điều kiện đổi mới và cải thiện khả năng cạnh tranh xảy ra:

Hình 1.1: Mơ hình kim cƣơng của Michael E. Porter

(Nguồn: Lợi thế cạnh tranh quốc gia, Michael E. Porter, Nxb Trẻ, 2012) Qua

mơ hình kim cƣơng, Michael M. Porter đƣa ra 4 yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh và 2 yếu tố chi phối các yếu tố quyết định của một ngành bao gồm: * 4 yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngành:

- Các yếu tố đầu vào của sản xuất:

Theo các học thuyết cổ điển, các yếu tố đầu vào của sản xuất bao gồm đất đai, tài nguyên khoáng sản, kết cấu hạ tầng, lao động và vốn… Đất đai, tài ngun khống sản là hai yếu tố có giới hạn, khi nguồn tài nguyên bị cạn kiệt kéo theo sự xói mịn đất, khống sản càng khan hiếm.

Hơn nữa, Việt Nam có nguồn lao động khá dồi dào, tuy nhiên trình độ, năng lực cịn rất nhiều hạn chế. Trong những năm trở lại đây, lƣợng cung về lao động đang bị thu hẹp cùng với tốc độ gia tăng dân số, nhƣng lại khơng có giới hạn về chất lƣợng. Đây là một nhân tố quyết định năng suất lao động xã hội của quốc gia đó.

Tuy nhiên, sự tăng trƣởng về vốn lại khác hẳn, tốc độ tăng trƣởng vốn thấp, vốn huy động chủ yếu từ ngƣời dân và các nguồn vốn hỗ trợ, không đủ để đáp ứng đƣợc một số nhu cầu hiện tại. Tuy vậy, khi mức tích lũy vốn và lao động đạt đến mức độ nhất định, sự khan hiếm tƣơng đối về đất đai tăng lên, thì các ngành chế biến sử dụng lao động sẽ có lợi thế cạnh tranh hơn. Khi vốn tích lũy tăng, chi phí

lao động ngày càng cao, vốn trở thành yếu tố sản xuất tƣơng đối nhiều, lúc đó ngành có nhiều vốn có lợi thế nhất.

Do đó, trong các yếu tố đầu vào, cần cân nhắc khi sử dụng các nguồn lực này để phát huy đúng tác dụng để tạo cơ sở hình thành lợi thế cạnh tranh và đem lại hiệu quả trong quá trình sản xuất kinh doanh.

- Điều kiện về cầu:

Bao gồm các nhu cầu của thị trƣờng nội địa (chất lƣợng, giá cả, tiêu chuẩn sản phẩm, …) Nhu cầu thị trƣờng ảnh hƣởng tới quy mô và tăng trƣởng thị trƣờng, đồng thời có liên quan đến cả tính chất khách hàng. Nhìn chung, trong mơi trƣờng kinh doanh lành mạnh, khi nhu cầu từ các nhóm khách hàng lớn, buộc các doanh nghiệp phải cung cấp hàng hóa và dịch vụ chất lƣợng cao hơn mới có khả năng thành cơng. Mặt khác, nếu nhu cầu trong nƣớc lớn về một sản phẩm hay dịch vụ nào đó, thì ngành đó sẽ có lợi thế trong cạnh tranh toàn cầu.

- Các ngành phụ trợ và có liên quan:

Sụ hiện diện của các tổ chức, các công ty, trong cung ứng các dịch vụ, và các ngành liên quan nhằm tạo ra năng lực cạnh tranh trong các ngành sản xuất.

Những ngành vững mạnh thƣờng đƣợc bao quanh bởi những ngành liên quan thành công nhƣ: gạo, cà phê, hồ tiêu, mía, ... hay các ngành hàng may mặc. Khi đó, cần có đƣợc số lƣợng lớn nhà cung cấp có năng lực tại địa phƣơng và thay vì từng ngành cơng nghiệp riêng lẻ cần có các cụm ngành, để phụ trợ, bổ sung tạo nên lợi thế cạnh tranh và để tìm kiếm nguồn gốc của lợi nhuận trong cụm ngành.

- Chiến lược, cấu trúc, mức độ cạnh tranh:

Bao gồm những quy định, quy tắc, cơ chế khuyến khích và áp lực chi phối loại hình, mức độ cạnh tranh tạo ra những ảnh hƣởng lớn tới chính sách thúc đẩy năng suất. Ngoài ra, cạnh tranh trong nƣớc tạo động lực tăng trƣởng và tạo nên sức mạnh cạnh tranh, đảm bảo sự thịnh vƣợng kinh tế lâu dài. Tuy nhiên, sự hiện diện của sự cạnh tranh dữ dội giữa các doanh nghiệp trong ngành cũng rất quan trọng nó tạo ra áp lực phải đổi mới để nâng cấp khả năng cạnh tranh. Do đó, các nền kinh tế cần xây dựng và nuôi dƣỡng môi trƣờng kinh doanh kinh tế vi mơ có tính cạnh

tranh, cho phép các doanh nghiệp cạnh tranh và thúc đẩy tăng trƣởng thông qua việc giải phóng sức cạnh tranh trong nội bộ.

* Hai yếu tố chi phối các yếu tố quyết định năng lực cạnh tranh của ngành:

Trong mơ hình kim cƣơng của Porter là khối tứ giác gồm: Doanh nghiệp (chiến lƣợc, cơ cấu, cạnh tranh); các yếu tố cung; các yếu tố cầu; các ngành cơng nghiệp phụ trợ và liên quan. Tồn bộ tứ giác đó, cũng nhƣ mỗi thành phần, lại chịu tác động của hai yếu tố “bên ngoài” là cơ hội và Chính phủ.

- Chính sách hỗ trợ của Chính phủ:

Chính phủ là một thực thể rất phức tạp, điều tiết nền kinh tế thơng qua các chính sách để đảm bảo mục tiêu tăng trƣởng, bao gồm các chính sách tài khóa, chính sách tài chính tín dụng, điều chỉnh tỷ giá, chính sách bảo hộ trong nƣớc...

Chỉnh phủ có thể ảnh hƣởng đến mỗi yếu tố trong số bốn yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh trên. Nhƣ việc Chính phủ ảnh hƣởng đến các điều kiện cung cấp các yếu tố quan trọng của sản xuất, điều kiện nhu cầu tại thị trƣờng nội địa, và sự cạnh tranh giữa các công ty. Can thiệp của Chính phủ có thể xảy ra tại địa phƣơng, khu vực, cấp quốc gia, siêu quốc gia.

Bên cạnh đó, năng lực cạnh tranh chịu tác động của rất nhiều cơ quan của Chính phủ, nhƣ các cơ quan ban ngành (Ngân hàng Trung ƣơng, ngân hàng Thƣơng mại, tài chính, viễn thơng, mơi trƣờng...), chính quyền các cấp ...

- Sự ngẫu nhiên hay cơ hội:

Sự kiện xảy ra bên ngồi sự kiểm sốt của doanh nghiệp, của quốc gia, ngẫu nhiên đem lại, có thể là cuộc khủng hoảng kinh tế, thiên tai, chiến tranh ở các quốc giả, khu vực trên thế giới; sự tiến bộ về công nghệ, sự bãi bỏ hàng rào thế quan hay phi thuế quan của Chính phủ. Chúng rất quan trọng vì một mặt chúng làm tăng tính cạnh tranh, mặt khác chúng tạo ra sự gián đoạn, và làm mất đi yếu tố cạnh tranh.

Hiện nay, đối với các nƣớc đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang đứng trƣớc những cơ hội và thách thách lớn khi hội nhập nền kinh tế toàn cầu. Đặt ra rất nhiều cơ hội cũng nhƣ thách thức đối với Việt Nam trong việc phát huy lợi thế cạnh tranh của mình.

1.4. Mơ hình SWOT:

Sử dụng mơ hình SWOT phân tích những ƣu, nhƣợc điểm, thách thức hay những cơ hội đƣợc tạo ra ngồi tầm kiểm sốt.

Vào những năm 1960 - 1970, Mơ hình SWOT đƣợc tạo ra từ nhóm nghiên cứu gồm các nhà kinh tế học Marion Dosher, Ts. Otis Benepe, Albert Humphrey, Robert F. Stewart và Birger Lie, Viện Nghiên cứu Standford, Menlo Park,

California, nhằm mục đích tìm hiểu q trình lập kế hoạch của doanh nghiệp, tìm ra

giải pháp giúp các nhà lãnh đạo đồng thuận và tiếp tục thực hiện việc hoạch định, thay đổi cung cách quản lý.

Nội dung phân tích SWOT bao gồm 6 bƣớc: + Sản phẩm + Quá trình + Khách hàng + Phân phối + Tài chính + Quản lý

Mơ hình phân tích SWOT là một cơng cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và

ra quyết định trong mọi tình huống đối với bất cứ tổ chức kinh doanh nào. Viết tắt của 4 chữ Strengths (điểm mạnh), Weaknesses (điểm yếu), Opportunities (cơ hội) và Threats (nguy cơ).

SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lƣợc, rà sốt và đánh giá vị trí, định hƣớng của một cơng ty, quốc gia. Bên cạnh đó, SWOT rất phù hợp trong việc đánh giá đối thủ cạnh tranh, từ đó, tạo bƣớc đi cạnh tranh mới cho các đối tƣợng tham gia vào thị trƣờng.

Mơ hình SWOT thƣờng đƣa ra 4 chiến lƣợc cơ bản:

(1) SO (Strengths - Opportunities): các chiến lƣợc dựa trên ƣu thế của công ty để tận dụng các cơ hội thị trƣờng.

(2) WO (Weaks - Opportunities): các chiến lƣợc dựa trên khả năng vƣợt qua các yếu điểm của công ty để tận dụng cơ hội thị trƣờng.

(3) ST (Strengths - Threats): các chiến lƣợc dựa trên ƣu thế của của công ty để tránh các nguy cơ của thị trƣờng.

(4) WT (Weaks - Threats): các chiến lƣợc dựa trên khả năng vƣợt qua hoặc hạn chế tối đa các yếu điểm của công ty để tránh các nguy cơ của thị trƣờng.

1.5. Nhóm chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê

Để đánh giá năng lực cạnh tranh mặt hàng cà phê của tỉnh, chủ yếu sử dụng 3 yếu tố:

- Chất lƣợng sản phẩm: Liên quan đến chất lƣợng của cà phê, cho đến

10/2007, Bộ Khoa học và Công nghệ và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Bộ NN&PTNT) đề ra tiêu chuẩn cà phê mới TCVN 4193:2005 đƣợc ICO công nhận và đã bắt đầu áp dụng tại một số doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, ba tiêu chuẩn có thể đáp ứng cho hƣớng đi cà phê bền vững là tiêu chuẩn UTZ, tiêu chuẩn 4C và tiêu chuẩn Rainforest Alliance.Trong đó:

- Bộ quy tắc 4C là cơng cụ chính của Hiệp hội 4C nhằm khuyến khích sản xuất, chế biến và kinh doanh cà phê nhân bền vững. Bộ quy tắc bao gồm 10 thực hành không đƣợc chấp nhận mà tất cả cá thành viên 4C phải loại bỏ trƣớc khi gia nhập Hiệp hội. Các đơn vị 4C phải loại bỏ những thực hành này trƣớc khi đạt kiểm tra xác nhận 4C.

Ngoài ra, Bộ quy tắc còn đƣa ra 28 nguyên tắc trên 3 phƣơng diện bền vững: kinh tế, xã hội và môi trƣờng.

- Mạng lƣới Nông nghiệp Bền vững và Rainforest Alliance (Tổ chức Mƣa rừng - SAN): SAN theo đuổi nhiệm vụ bằng cách:

+ Lồng ghép nền sản xuất cây trồng và vật nuôi bền vững vào chiến lƣợc của địa phƣơng và vùng ƣu tiên theo hƣớng bảo tồn đa dạng sinh học, xã hội đƣợc bảo vệ và môi trƣờng trong lành.

+ Nâng cao nhận thức của các chủ nông trại, doanh nghiệp và lãnh đạo doanh nghiệp về mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau giữa hệ sinh thái lành mạnh, nền nông nghiệp bền vững và trách nhiệm xã hội.

+ Giới thiệu cho các lãnh đạo doanh nghiệp và ngƣời tiêu dùng hiếu biết về tầm quan trọng khi lựa chọn các sản phẩm do nông trại sản xuất trong môi trƣờng bền vững và trách nhiệm xã hội.

+ Khuyến khích đối thoại giữa các tổ chức mơi trƣờng, xã hội và tập đồn kinh tế. Phía Bắc và phía Nam, về lợi ích mang lại của nền nơng nghiệp bền vững.

- Tiêu chuẩn UTZ:

Văn bản này áp dụng cho mọi khâu và hoạt động trong chuỗi cung ứng cà phê có sự tham gia xử lý cà phê chứng nhận trên thực tế, hay có sự thay đổi về sở hữu và những hoạt động đó tạo sự thay đổi trong công bố về sản phẩm. Chƣơng trình cà phê UTZ Certified và những yêu cầu về Quy trình Giám sát nguồn gốc này chỉ đề cập đến phần về „cà phê‟ trong các sản phẩm cà phê.

- Khả năng cung ứng, tiêu thụ sản phẩm: sử dụng qua nhóm tiêu chí:

(1) Tỷ trọng của sản phẩm so với tồn vùng (Rov)9

Tiêu chí này phản ánh tầm quan trọng của sản phẩm thơng qua sự đóng góp giá trị của nó vào thành tích chung của cả vùng, miền, địa phƣơng.

Tỷ trọng này đƣợc tính theo cơng thức:

Rov=

Trong đó :

OVP: Giá trị sản lƣợng hoặc sản lƣợng của sản phẩm tại thời điểm xem xét OVR: Tổng giá trị sản lƣợng hoặc sản lƣợng của toàn vùng, địa phƣơng Nếu tỷ trọng này càng cao chứng tỏ sản phẩm đang xét đóng góp giá trị lớn và có sức tác động mạnh đến kết quả sản xuất kinh doanh của toàn vùng, miền, địa phƣơng.

(2) Tốc độ tăng trưởng của sản phẩm trong vùng (Grw):

Tiêu chí này cho biết mức độ tăng trƣởng về sản lƣợng, giá trị sản lƣợng hoặ c giá trị gia tăng của sản phẩm. Nó phản ánh khả năng và triển vọng phát triển của sản phẩm hàng hóa trong tƣơng lai.

Tốc độ tăng trƣởng của sản phẩm có thể nhận đƣợc từ số báo cáo hàng năm của địa phƣơng hoặc tính theo cơng thức:

OV1- OVo Grw =

Trong đó:

+ OV1: Giá trị sản lƣợng hoặc sản lƣợng của sản phẩm tại thời điểm xem xét + OV0: Giá trị sản lƣợng hoặc sản lƣợng của sản phẩm tại thời điểm định gốc so sánh.

Tiêu chí này đƣợc xem xét qua nhiều năm. Nếu tốc độ tăng trƣởng trung bình càng cao chứng tỏ sản phẩm của vùng đó có triển vọng tăng trƣởng tốt, ổn định hơn.

- Mức độ cạnh tranh hay vị thế sản phẩm trong ngành:

(3) Tỷ trọng xuất khẩu của sản phẩm so với toàn vùng (REX)

Là tỷ lệ so sánh giữa giá trị xuất khẩu của sản phẩmvới tổng giá trị xuất khẩu xuất khẩu của tồn vùng. Tiêu chí này phản ánh tầm quan trong của sản phẩm xuất khẩu thơng qua mức đóng góp của nó trong tổng giá trị xuất khẩu của tồn vùng.

Tỷ trọng này đƣợc tính theo cơng thức: EXP

REX = Trong đó :

- EXP : Giá trị xuất khẩu của sản phẩm chủ lực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh cho mặt hàng cà phê trên địa bàn tỉnh đăk lăk (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(126 trang)
w