Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực công nghệ của xí nghiệp toyota hoàn kiếm (Trang 27 - 30)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NĂNG LỰC CÔNG NGHỆ

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.4. Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

KNCT hay còn được gọi là năng lực cạnh tranh của DN. Cũng giống như quản trị công nghệ, KNCT cũng được nghiên cứu ở 03 cấp độ quốc gia, ngành kinh tế và DN. Ngồi ra, KNCT cịn được nghiên cứu cả ở cấp độ sản phẩm/dịch vụ và KNCT của cá nhân. Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn, tác giả tập trung vào KNCT của DN.

Khái niệm KNCT của DN đến nay vẫn chưa được hiểu một cách thống nhất. Dưới đây là một số cách tiếp cận cụ thể về đáng chú ý.

Một là, KNCT của DN là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp. Đây là cách quan niệm khá phổ biến hiện nay, theo đó năng lực cạnh tranh là khả năng tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ so với đối thủ và khả năng “thu lợi” của các doanh nghiệp. Cách quan niệm này có thể gặp trong các cơng trình nghiên cứu của Mehra (1998), Ramasamy (1995), Buckley (1991), Schealbach (1989) hay ở trong nước như của CIEM (Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế). Cách quan niệm như vậy tương đồng với cách tiếp cận thương mại truyền thống đã nêu trên. Hạn chế trong cách quan niệm này là chưa bao hàm các phương thức, chưa phản ánh một cách bao quát năng lực kinh doanh của doanh nghiệp.

Hai là, KNCT của DN là khả năng chống chịu trước sự tấn cơng của doanh nghiệp khác. Chẳng hạn, Hội đồng Chính sách năng lực của Mỹ đưa ra định nghĩa: năng lực cạnh tranh là năng lực kinh tế về hàng hóa và dịch vụ trên thị trường thế giới. Ủy ban Quốc gia về Hợp tác Kinh tế Quốc tế (CIEM) cho rằng: năng lực cạnh tranh là năng lực của một doanh nghiệp “không bị doanh nghiệp khác đánh bại về năng lực kinh tế”. Quan niệm về năng lực cạnh tranh như vậy mang tính chất định tính, khó có thể định lượng.

Ba là, KNCT đồng nghĩa với năng suất lao động. Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) năng lực cạnh tranh của DN là sức sản xuất ra thu nhập tương đối cao trên cơ sở sử dụng các yếu tố sản xuất có hiệu quả làm cho các doanh nghiệp phát triển bền vững trong điều kiện cạnh tranh quốc tế. Theo M. Porter (1990), năng suất lao động là thức đo duy nhất về năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, các quan niệm này chưa gắn với việc thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ của doanh nghiệp.

Bốn là, KNCT đồng nghĩa với duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh. Chẳng hạn, tác giả Vũ Trọng Lâm cho rằng: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo dựng, duy trì, sử dụng và sáng tạo mới các lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, tác giả Trần Sửu cũng có ý kiến tương tự: năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh, có khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh, chiếm lĩnh thị phần lớn, tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững.

Ngoài ra, khơng ít ý kiến đồng nhất năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp với năng lực kinh doanh. Như vậy, cho đến nay quan niệm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp vẫn chưa được hiểu thống nhất.

Để có thể đưa ra quan niệm KNCT của DN phù hợp, Hồng Thắm (7) lưu ý thêm một số vấn đề sau đây.

- Một là, quan niệm năng lực cạnh tranh cần phù hợp với điều kiện, bối cảnh và trình độ phát triển trong từng thời kỳ. Chẳng hạn, trong nền kinh tế thị trường tự do trước đây, cạnh tranh chủ yếu trong lĩnh vực bán hàng và năng lực cạnh tranh đồng nghĩa với việc bán được nhiều hàng hóa hơn đối thủ cạnh tranh; trong điều kiện thị trường cạnh tranh hjoàn hảo, cạnh tranh trên cơ sở tối đa háo số lượng hàng hóa nên năng lực cạnh tranh thể hiện ở thị phần; còn trong điều kiện kinh tế tri thức hiện nay, cạnh tranh đồng nghĩa với mở rộng “không gian sinh tồn”, doanh nghiệp phải cạnh tranh không gian, cạnh tranh thị trường, cạnh tranh tư bản và do vậy quan niệm về năng lực cạnh tranh cũng phải phù hợp với điều kiện mới.

- Hai là, năng lực cạnh tranh cần thể hiện khả năng tranh đua, tranh giành về các doanh nghiệp không chỉ về năng lực thu hút và sử dụng các yếu tố sản xuất, khả năng tiêu thụ hàng hóa mà cả khả năng mở rộng khơng gian sinh tồn của sản phẩm, khả năng sáng tạo sản phẩm mới.

- Ba là, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp cần thể hiện được phương thức cạnh tranh phù hợp, bao gồm cả những phương thức truyền thống và cả những phương thức hiện đại – không chỉ dựa trên lợi thế so sánh mà dựa vào lợi thế cạnh tranh, dựa vào quy chế.

Từ những yêu cầu trên, Hồng Thắm đưa ra khái niệm “KNCT của DN

là khả năng duy trì, nâng cao lợi thế cạnh tranh trong việc tiêu thụ sản phẩm, mở rộng mạng lưới tiêu thụ, thu hút và sử dụng có hiệu quả các yếu tố sản xuất nhằm đạt lợi ích kinh tế cao và đảm bảo sự phát triển kinh tế bền vững”.

Hồng Đình Phi (6) đã tổng hợp khái niệm cơ bản: “KNCT của một DN

làm một mức độ mà ở đó, trong các điều kiện thị trường tự do và cơng bằng, DN có đủ các năng lực cần thiết để sản xuất ra những sản phẩm và dịch vụ với năng suất cao, chất lượng cao, giá cả cạnh tranh, đáp ứng được các thử

thách của thị trường và nhu cầu khách hàng, trong khi vẫn phát triển được thị phần và gia tăng lợi nhuận”.

Luận văn sử dụng 02 khái niệm của tác giả Hồng Thắm và Hồng Đình Phi làm cơ sở luận.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực công nghệ của xí nghiệp toyota hoàn kiếm (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w