Các chính sách trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực công nghệ của xí nghiệp toyota hoàn kiếm (Trang 85)

CHƢƠNG 2 .PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.1. Các chính sách trong ngành công nghiệp ôtô Việt Nam

4.1.1. Chiến lƣợc phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Ngày 16/07/2014, Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; trong đó có một số điểm cần lưu ý đối với các hãng sản xuất xe ô tô như Toyota và các đại lý của hãng như sau:

* Về chiến lược đối với xe chở người đến 9 chỗ: tập trung vào dòng xe cá nhân kích thước nhỏ, tiêu thụ ít năng lượng, phù hợp với hạ tầng giao thông và thu nhập của người dân.

* Mục tiêu cụ thể:

- Số lượng xe đến 9 chỗ sản xuất trong nước: năm 2020 ~ 114.000 chiếc; năm 2025 ~ 237.900 chiếc; năm 2035 ~ 852.600 chiếc.

- Tỷ lệ số xe đến 9 chỗ sản xuất lắp ráp so với nhu cầu nội địa: năm 2020 ~ 60%, năm 2025 ~ 65%, năm 2035 ~ 75%.

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ vớitỷ lệ giá trị sản xuất chế tạo trong nước đối với sản xuất ô tô đến đối với xe đến 9 chỗ năm 2020đạt 30

- 40%, năm 2025 đạt 40 - 45%, năm 2035 đạt 55 - 60%.

- Về xuất khẩu xe đến 9 chỗ: năm 2020 ~ 5.000 chiếc, ăm 2025 ~ 15.000, năm 2035 ~ 50.000 chiếc. Giá trị xuất khẩu linh kiện và phụ tùng năm 2020, 2025 và 2035 lần lượt đạt ~ 4 tỷ USD, ~ 5 tỷ USD, ~ 10 tỷ USD.

4.1.2. Lộ trình giảm thuế nhập khẩu ơ tơ

Bộ Tài chính vừa cơng bố Thơng tư số 165/2014/TT-BTC (2) ban hành ngày 14/11/2014 và có hiệu lực từ 1/1/2015 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN giai đoạn 2015-2018.Theo đó, khoảng hơn 90% trong tổng số gần 10.000 nhóm mặt hàng thuộc diện được áp dụng mức thuế nhập khẩu 0% từ khu vực ASEAN ngay từ năm 2015. Cịn

lại 7% nhóm mặt hàng cịn lại thuộc diện linh hoạt, được áp dụng mức thuế nhập khẩu giảm có lộ trình xuống 0% vào năm 2018, trong đó có thuế nhập khẩu ơ tơ nguyên chiếc.

Cụ thể, mặt hàng ô tô nguyên chiếc chở người từ 10 chỗ ngồi trở lên (nhóm hàng 8702), dưới 10 chỗ ngồi (nhóm hàng 8703) từ khu vực ASEAN có chung mức thuế suất thuế nhập khẩu 50% năm 2015, giảm xuống 40% năm 2016, giảm tiếp xuống 30% năm 2017, và giảm xuống 0% vào năm 2018. Như vậy xe nhập khẩu nguyên chiếc có lợi thế hơn so với xe sản xuất trong nước là điều được các DN ơ tơ có vốn đầu tư nước ngồi nhận thấy. Các liên doanh đều đã bổ sung chức năng phân phối xe nhập khẩu vào hoạt động của mình. Nhờ ưu thế bán hàng nhập khẩu chính hãng, có hệ thống dịch vụ sau bán hàng tốt và không phải cạnh tranh với các nhà nhập khẩu thương mại thuần túy, thị trường ô tô Việt Nam trong tương lai được dự báo vẫn thuộc về các liên doanh. Chỉ có điều lúc đó họ khơng cịn sản xuất, lắp ráp tại Việt Nam nữa mà nhập xe từ Thái Lan, Indonexia... về bán6. Nhưng cũng có những ý kiến cho rằng, xu hướng này vẫn chỉ là lý thuyết bởi rất có thể khi đó xe nhập nguyên chiếc còn phải chịu sự ngăn cản của hàng rào phi thuế quan như quy định tiểu chuẩn ngặt nghèo đối với các đại lý nhập khẩu về năng lực tài chính, kho bãi, hệ thống bảo hành, bảo trì, cấp quota, nâng giá tính thuế, chỉ cho 2-4 cảng biển được phép nhập khẩu xe nguyên chiếc...

4.2. Chiến lƣợc phát triển và xu hƣớng công nghệ của Toyota

4.2.1. Chiến lƣợc phát triển của Toyota tại Việt Nam

Tại thị trường Việt Nam, sau gần 20 năm phát triển, những chiến lược chủ yếu mà Toyota luôn theo đuổi là:

4.2.1.1. Khai thác mọi phân khúc

TMV là DN đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực sản xuất lắp ráp ơ tơ đầu tiên có mặt tại Việt Nam năm 1995. Từ chỗ chỉ sản xuất được 02 xe/ngày trong thời kỳ đầu (1996), nay sản lượng sản xuất của TMV đã đạt xấp xỉ 150 xe/ngày. Chiến lược kinh doanh mà TMV kiên trì đeo bám suốt gần 20 năm qua là chọn đúng dòng sản phẩm phù hợp cho người tiêu dùng Việt Nam ở nhiều phân khúc, từ các dòng xe du lịch đến những dòng xe thể thao và xe đa dụng. Thành quả mà TMV đạt được là luôn nắm giữ thị phần trên 30% của ngành xe hơi trong nước và đóng góp đến 60% cho ngân sách của địa phương mỗi năm7.

4.2.1.2. Đẩy mạnh dịch vụ hậu mãi

Đối với Toyota, dịch vụ sau bán hàng và chăm sóc khách hàng trong suốt thời gian sử dụng sản phẩm là điều rất quan trọng. Làm thế nào để khách hàng tin tưởng vào sản phẩm của công ty, sau sản phẩm này còn mua tiếp sản phẩm khác.Để mỗi khách hàng đều cảm nhận được mình là thành viên trong “đại gia đình” TMV, hàng năm cơng ty tổ chức rất nhiều hoạt động để chăm sóc cho “thượng đế”, từ chương trình tiệc cám ơn cuối năm, giải Golf đến các khóa học hướng dẫn chăm sóc xe... Một trong những hoạt động đẩy mạnh các dịch vụ sau bán hàng của TMV gần đây nhất là dịch vụ sửa chữa vết xước trong bốn giờ, giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và tiền bạc. Hay ở khâu bán hàng, để giúp các đại lý nâng cao chất lượng dịch vụ, TMV thường tổ chức các hoạt động và cuộc thi nhắm tới mục tiêu gia tăng mức độ hài lòng của khách hàng. Theo báo cáo của Tổ chức nghiên cứu thị trường J.D. Power châu Á - Thái Bình Dương thực hiện trong năm vừa qua, Toyota đứng vị trí số 1 về chỉ số hài lòng khách hàng trong lĩnh vực dịch vụ sau bán hàng (CSI). Kết quả cụ thể ở Việt Nam là TMV đang sở hữu một “tài sản vơ giá”, có gần

7

250.000 khách hàng.

4.2.1.3. Liên tục đầu tư và nâng cao tỷ lệ nội địa hóa

Trong lúc dư luận bày tỏ sự thất vọng trước thực trạng nhiều hãng ô tô nước ngoài tại Việt Nam chỉ làm gia cơng lắp ráp thì TMV vẫn kiên trì lộ trình nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của mình. Đây khơng chỉ là cam kết của một nhà đầu tư nước ngoài đối với ngành cơng nghệ xe hơi Việt Nam mà ở tầm nhìn xa hơn, nếu không cắm chân vững chắc tại thị trường này ngay từ bây giờ, TMV sẽ gặp khó khăn trong vài năm tới khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn cho thị trường xe nhập khẩu.

Với những nỗ lực nâng cao tỷ lệ nội địa hóa thơng qua việc đẩy mạnh hoạt động của mạng lưới 17 nhà cung cấp, hiện nay năm dịng xe do TMV sản xuất có tỷ lệ nội địa hóa đạt trong khống từ 19-37% theo phương pháp xác định giá trị của ASEAN. Trong đó, xe Innova đạt tỷ lệ nội địa hóa cao nhất là 37%. Tính đến năm 2013, tổng số linh kiện đã nội địa hóa của TMV cho tất cả các dòng xe đã là hơn 300 linh kiện và là 1 đơn vị đẫn đầu về tỷ lệ nội địa hóa trong tổng số 18 thành viên của Hiệp hội các nhà sản xuất ôtô Việt Nam – VAMA 8.

4.2.1.4. Thay đổi thị trường sản xuất

Sự thay đổi liên tục trong chính sách của chính phủ Việt Nam giai đoạn những năm qua như: chấm dứt gói kích cầu giảm 50% thuế VAT và lệ phí trước bạ,hỗ trợ lãi suất ngân hàng 4% (2008);áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt (2009); lãi suất cho vay để mua xe trong năm luôn ở mức cao từ 18%- 20%(2010); tỷ giá hối đoái ngân hàng được điều chỉnh 2 lần vào tháng 4 và tháng 8 (2010), Bộ Tài chính đề xuất việc điều chỉnh biên độ lệ phí trước bạ từ 10-15% lên 10-20% và phí cấp biển số mới từ 2 triệu lên 20 triệu đồng, tức là gấp 10 lần so với mức hiện tại (2011)… đã khiến cho TMV rất khó khăn

trong việc sản xuất tại thị trường Việt Nam, ngay cả với dịng xe có lợi thế nhất là Innova. Do vậy,TMV đã dừng đầu tư tăng tỷ lệ nội địa hóa cho từ năm 20099. Năm 2012,TMV sẽ nâng công suất dây chuyền lên thêm 20% từ 32.000 chiếc/ năm lên 38.000 xe nhưng sẽ khơng có thêm 1 đồng n nào đầu tư vào Việt Nam kể từ năm đó. Như vậy, có thể hiểu TMV chỉ cố gắng tối đa hố cơng suất của dây chuyền hiện có tại Việt Nam và song song với đó là sự chuyển hướng đầu tư sang các thị trường khác của ASEAN như Indonesia, Thái Lan với mức đầu tư hàng chục tỷ đô, trong khi thị trường Việt Nam hiện tại mới chỉ dừng ở con số hơn 2 triệu đô. Kết cục của sự dịch chuyển này là cuộc xâm lăng đầy ngoạn mục của dòng xe Toyota Yaris năm 2014 từ thị trường Thái Lan vào các thị trường khác của ASEAN, trong đó có Việt Nam.

4.2.1.5. Phát triển dòng xe chiến lược cho thị trường Việt Nam

Việt Nam là một thị trường tiềm năng về việc sử dụng ô tô nhưng do nguồn thu thấp, hạ tầng giao thông nhỏ hẹp và chưa phát triển đồng bộ nên việc lựa chọn dịng xe ơ tơ chiến lược đã được Bộ Công thương bàn bạc nhiều năm nay nhưng chưa có được quyết định cuối cùng. Về cơ bản dịng xe được coi là chiến lược phải đáp ứng được yêu cầu: thân thiện với môi trường, tiết kiệm nhiên liệu, giá thành thấp, phù hợp với địa hình Việt Nam, ứng dụng được các công nghệ cao như điện, nhiên liệu sạch, có thể sản xuất với sản lượng lớn và tiến tới mục tiêu xuất khẩu, dưới 9 chỗ ngồi dung tích dưới 1.5 cc… Đây cũng là 1 mục tiêu mà TMV hướng tới bởi nếu lọt vào danh sách "xe chiến lược" thì DN sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi, trong đó có thuế quan. Dịng xe Innova của TMV đã từng có 1 cuộc cách mạng vào năm 2008 – 2009 nhưng hiện tại việc đưa dòng xe này thành dòng xe chiến lược của thị trường Việt Nam vẫn cịn nhiều khó khăn. Nếu thực sự mong muốn theo đuổi mục tiêu này, TMV cần nghĩ tới dòng xe 5 chỗ giá rẻ tương tự như Huyndai

i10, Kia morning…

4.2.2. Xu hƣớng công nghệ ô tô của hãng Toyota

Bên cạnh những chiến lược tại thị trường Việt Nam, Toyota vẫn khơng ngừng tìm kiếm và phát triển những xu hướng mới về công nghệ ô tô để ứng dụng vào các dịng sản phẩm của mình. Có thể kể tới một số xu hướng sau

4.2.2.1. Cơng nghệ an tồn tiên tiến

Nhằm giảm thiểu tối đa thiệt hại, mang lại các tính năng an tồn cao cấp cho nhiều khách hàng hơn nữa, Toyota đã nghiên cứu cơng nghệ an tồn tiên tiến gọi là Toyota Safety Sense 10. Toyota Safety Sense là sự phối hợp cả 2 loại sensor (cảm biến), giúp cung cấp nhiều thơng tin hơn như hình dạng đối tượng cũng như khoảng cách từ đó đưa ra những giải pháp chính xác cho xe. Để thích ứng với nhiều mẫu xe của mình, Toyota đã đưa ra 2 hệ thống an tồn riêng biệt: Toyota Safety Sense C (TSS C) và Toyota Safety Sense P (TSS P). Toyota dự định sẽ bắt đầu triển khai hệ thống Toyota Safety Sense tại Nhật Bản, Châu Âu và Mỹ từ năm 2015 và đến cuối năm 2017 sẽ hoàn thành việc lắp đặt này. Với các thị trường khác, Toyota sẽ tiến hành đánh giá tình trạng giao thơng, các quy định phát luật rồi sau đó mới áp dụng.

4.2.2.2. Tài xế ảo hỗ trợ lái xe

Là cơng nghệ an tồn chủ động tạo nên một “tài xế ảo” giúp xe tránh được những tai nạn bất ngờ. Chiếc xe sẽ được trang bị hệ thống cảm biến, hệ thống tự động giúp xe có khả năng “quan sát”, xử lý và phản ứng với môi

trường xung quanh. Nghiên cứu này đang được hãng phát triển ở trung tâm kỹ thuật Higashi-Fuji tại Nhật Bản. Toyota cũng cho biết chiếc xe thử nghiệm sẽ là nền tảng mới, nó dùng để phát triển hệ thống hỗ trợ nâng cao nhận thức lái xe trong những điều kiện giao thông khác nhau, giúp tài xế đưa ra xử lý đúng đắn đồng thời cải thiện kỹ năng lái xe. Phía Toyota cũng đang xin phép chạy thử trên những con đường của Mỹ.

4.2.2.3. Công nghệ V2H

Công nghệ V2H, viết tắt của chữ Vehice to Home, là công nghệ năng lượng hỗn hợp cho phép cung cấp trao đổi năng lượng giữa ô tô và nhà ở 11. Với thiết kế đặc biệt, hệ thống V2H hai chiều có thể cung cấp năng lượng từ nhà ở cho ơtơ và ngược lại. Hệ thống V2H có khả năng cung cấp năng lượng hỗn hợp cho cả xe điện EV, xe plug-in PHV và nhà ở.

4.2.2.4. Hộp số sàn trên xe điện và xe thể thao

Toyota mong muốn đưa hộp số sàn vào trong các mẫu xe điện và xe thể thao hybrid, hứa hẹn mang lại cảm giác tuyệt vời cho những tay lái 12. Dự kiến thời gian cho ra mắt vào năm 2015.

4.2.2.5. Ơ tơ khơng cần bánh

Mẫu xe mới của Toyota sẽ di chuyển trên đường bộ bằng cách lướt thay vì lăn bánh 13. Tuy nhiên, nó khơng phải xe bay như cách hiểu thông thường. công nghệ cho phép hạn chế tối đa va chạm trên xa lộ hoặc hạn chế các tình huống tắc nghẽn giao thơng.

4.3. Những đề xuất cho xí nghiệp Toyota Hồn Kiếm

Trước những vấn đề đặt ra đối với tồn ngành cơng nghiệp ơ tơ của Việt Nam, với chiến lược phát triển chung và xu hướng công nghệ của TMV, XN Toyota Hồn Kiếm cũng cần có những nhìn nhận phù hợp nhằm xây dựng chiến lược và kế hoạch của đơn vị mình. Đầu tư vào quản trị cơng nghệ, nâng cao NLCN để bắt kịp với xu hướng của hãng, đồng thời linh hoạt các công nghệ quản trị, công nghệ marketing nhằm đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng Việt Nam, từ đó phát triển hoạt động kinh doanh và dịch vụ của mình, nâng cao KNCT cho đơn vị.

Tác giả đưa ra một số đề xuất cho XN Toyota Hoàn Kiếm như sau :

4.3.1. Chiến lƣợc phát triển cho xí nghiệp Toyota Hồn kiếm trong 05 năm tới

Từ việc phân tích SWOT của XN Toyota Hoàn Kiếm trong phần 3.1.2.1 ở trên, chúng ta đã thấy được những điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức của XN trong 05 năm tới. Có thể thấy những điểm yếu của Toyota Hồn Kiếm hồn tồn có thể khắc phục được, cịn những thách thức là một sự tất yếu không chỉ đối với đại lý của Toyota mà cịn với hầu hết các hãng ơ tơ khác trên thị trường Việt Nam và trên thế giới. Những thế mạnh mà Toyota nói chung, XN Toyota Hồn Kiếm nói riêng có được, đặc biệt là tại thị trường Việt Nam là những điểm mà khơng phải hãng nào cũng có. Do vậy, chiến

lược mà tác giả đề xuất lựa chọn cho XN Toyota Hoàn Kiếm trong giai đoạn 05 tới là chiến lược SO – tức là chiến lược phát huy điểm mạnh và tận dụng thời cơ.

S W

O T

Đặt trong một bối cảnh phát triển của ngành ô tô Việt Nam cũng như sự phát triển của tổng công ty TMV như đã phân tích ở trên, để thực hiện tốt chiến lược SO, Toyota Hoàn Kiếm cần:

- Xây dựng chiến lược và kế hoạch cho 05 năm tới:

+ Năm 2015: kinh doanh các dòng xe hiện tại, lắp ráp tại Việt Nam do những điều chỉnh về thuế suất chưa có tác động nhiều.

+ Năm 2016 – 2018: chuyển đổi một số dòng xe như Yaris, Camry, Altis sang hàng nhập khẩu từ khu vực ASEAN để hưởng mức ưu đãi thuế. Đồng thời lựa chọn thêm một số dòng sản phẩm mới của Toyota chưa lắp ráp tại Việt Nam, ưu tiên những dịng xe có dung tích xi lanh nhỏ dưới 1.5cc để tận dụng ưu đãi thuế và đánh trúng vào nhu cầu thực tế của thị trường Việt Nam.

+ Năm 2018 – 2020: tùy thuộc vào tình hình thực tế để tiếp tục gia tăng số lượng xe nhập khẩu nguyên chiếc để hưởng lợi thế (nếu có).

- Quảng bá thương hiệu Toyota Nhật Bản có giá trị hàng trăm năm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB năng lực công nghệ của xí nghiệp toyota hoàn kiếm (Trang 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(109 trang)
w