Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2014

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vĩnh phúc (Trang 35)

1.2. Tổng quan về chỉ số chỉ số năng lực cạnh tranh (PCI) của các tỉnh, thành phố

1.2.1. Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh năm 2014

Qua cơng bố của Phịng Cơng nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) lần thứ 10. Năm 2014 Đà Nẵng tiếp tục bảo vệ thành cơng vị trí qn quân của bảng xếp hạng PCI 2014 với số điểm 66,87. Thành công này đến từ việc thực hiện hiệu quả chương trình “Năm Doanh nghiệp Đà Nẵng 2014”, khi chính quyền Thành phố đã có nhiều hoạt động thiết thực tạo mơi trường thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển. Sau Đà Nẵng là Đồng Tháp (65,28 điểm) và Lào Cai (64,67 điểm), những gương mặt khá quen thuộc trong nhóm đứng đầu của bảng xếp hạng hàng năm. Cả hai địa phương đều có những sáng kiến cải cách độc đáo. Nếu Đồng Tháp luôn coi doanh nghiệp là bạn đồng hành trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, được nhiều doanh nghiệp đánh giá cao, thì Lào Cai lại có sang kiến đột phá khi xây dựng Bộ Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp huyện, thành phố để tiếp thu những ý kiến phản hồi của doanh nghiệp về chất lượng điều hành của chính quyền các cấp. Cũng là lần đầu tiên trong 10 năm công bố PCI, trung tâm kinh tế lớn, thành phố Hồ Chí Minh bước vào nhóm 5 tỉnh, thành phố có chất lượng điều hành tốt nhất cả nước. Đây cũng là năm thứ hai nhóm này có sự góp mặt của tỉnh Quảng Ninh. Trong nhóm 10 tỉnh thành có chất lượng điều hành tốt nhất năm 2014 cịn có các tỉnh Vĩnh Phúc, Long An, Thái Nguyên, Kiên Giang và Bắc Ninh.

Năm 2014 cũng là năm cho thấy sự rút ngắn khoảng cách giữa nhóm đứng đầu bảng xếp hạng với nhóm cuối bảng, điều này cho thấy sự tiến bộ của các tỉnh đứng cuối bảng xếp hạng cũng như sự quan tâm cải thiện mơi trường đầu tư của các tỉnh.

Nhìn chung, cơng tác điều hành kinh tế cấp tỉnh có sự cải thiện trong năm 2014. Điểm số PCI của tỉnh trung vị năm 2014 đạt hơn 58.58 điểm, cao hơn khoảng 1 điểm so năm 2012 và 2013.

PCI 2014 khảo sát gần 9.859 doanh nghiệp ở cả 63 tỉnh và thành phố. Báo cáo của chỉ số này dựa trên phân tích cảm nhận của doanh nghiệp về hiệu quả điều hành kinh tế của chính quyền tỉnh ở góc độ tạo dựng mơi trường kinh doanh thuận

lợi, nỗ lực cải cách hành chính và điều hành kinh tế theo hướng hỗ trợ sự phát triển của kinh tế tư nhân.

Lý do để Việt Nam vẫn là một lựa chọn tốt đối với các nhà đầu tư ngoài nước vẫn dựa trên những lợi thế về chi phí lao động thấp và sự ổn định về chính trị. 1.2.2.

PCI của một số tỉnh, thành năm 2014 1.2.2.1. PCI Lào Cai

Biểu số 1.1: Chỉ số PCI qua các năm của tỉnh Lào Cai

(Nguồn: http://www.pcivietnam.org)

Theo kết quả vừa được cơng bố mới đây của Phịng Thương mại và Cơng nghiệp Việt Nam, năm 2014, tỉnh Lào Cai cải thiện vị trí thứ 17 năm 2013 lên vị trí thứ 3 năm 2014 trên bảng xếp hạng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh –PCI với 64.67 điểm, tăng 5.24 điểm.

Mặc dù xuất phát điểm thấp so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, song Lào Cai luôn được sự ủng hộ, giúp đỡ của Trung ương, cùng những nỗ lực phấn đấu khơng ngừng, đổi mới tồn diện từ tư duy đến hành động, từ chỉ đạo đến điều hành nhằm hỗ trợ, thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân, góp phần đẩy mạnh tốc độ

phát triển kinh tế - xã hội chung của toàn tỉnh. Thay đổi đáng kể nhất là Lào Cai đã quyết tâm cải thiện chất lượng điều hành kinh tế của chính quyền cấp tỉnh trong việc tạo lập mơi trường chính sách thuận lợi cho sự phát triển của các doanh nghiệp.

Năm 2013, ngay sau kết quả cơng bố vị trí xếp hạng PCI đứng thứ hai, lãnh đạo tỉnh Lào Cai nhận thấy rằng việc duy trì thứ hạng cao trong bảng xếp hạng PCI là cần thiết bởi đây là kết quả khẳng định sự nỗ lực của các cấp, các ngành trong việc điều hành kinh tế của chính quyền địa phương. Cụ thể là sau khi rà sốt thấy một số chỉ số cịn chậm được cải thiện hoặc cải thiện khơng đáng kể, tỉnh đã có ngay những giải pháp kịp thời như đẩy mạnh thông tin tuyên truyền nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo, đội ngũ cán bộ công chức trong việc hỗ trợ doanh nghiệp; Cải cách thủ tục hành chính; Tập trung đẩy mạnh công khai minh bạch thông tin cho doanh nghiệp; Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ trợ cơng; Phát huy vai trị tính năng động sáng tạo và tiên phong trong công tác quản lý, điều hành kinh tế; Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực; Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong các hoạt động của tổ chức tư pháp, cơ quan thi hành án trên địa bàn tỉnh; Tạo sự thơng thống trong việc tiếp cận đất đai, duy trì tỉnh ổn định trong việc sử dụng đất. Nhờ vậy sau một năm thực hiện kết quả đem lại là Lào Cai đã nhận được những điểm số tốt qua sự chấm điểm của các doanh nghiệp trong tỉnh và vị trí đầu bảng xếp hạng PCI 2013 là rất xứng đáng.

Để giữ vững vị trí cao trên bảng xếp hạng trong những năm tiếp theo, Lào Cai đã đưa ra 8 giải pháp, đó là: 1. Chú trọng cơng tác thơng tin truyền thơng; tích cực nâng cao nhận thức, trách nhiệm của lãnh đạo và đội ngũ cán bộ công chức trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp. 2. Tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; tăng cường giám sát thực hiện các quy trình, thủ tục tại đơn vị để khơng gây cản trở cho doanh nghiệp và người dân. 3. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tập trung thực hiện hải quan điện tử trên địa bàn; phổ biến, công khai các văn bản pháp quy trên Cổng giao tiếp điện tử, đặc biệt trên Website “Cơ sở dữ liệu điện tử PCI tỉnh Lào Cai”; 4. Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh trên địa bàn; phát huy vai trò Hội Doanh nghiệp tỉnh; xây

dựng và thực hiện các chương trình hỗ trợ doanh nghiệp; bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, kỹ năng và thông tin, từng bước nâng cao năng lực quản lý của các doanh nghiệp, đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế. 5.Tiếp tục duy trì các hội nghị, hội thảo giữa lãnh đạo chính quyền địa phương và các doanh nghiệp nhằm tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, đồng thời có giải pháp để kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp. 6.Đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực trên cơ sở Quy hoạch phát triển nguồn nhân lực tỉnh Lào Cai, giai đoạn 2011 - 2020 được cấp thẩm quyền phê duyệt, tiến hành ký kết và tổ chức các chương trình phối hợp đào tạo giữa các cơ sở đào tạo và doanh nghiệp ở cả 3 cấp trình độ cao đẳng nghề, trung cấp nghề và sơ cấp nghề với nhiều ngành nghề khác nhau, tạo ra nhiều cơ hội lựa chọn ngành nghề hơn. 7.Tiếp tục nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, nâng cao lòng tin của doanh nghiệp, người dân đối với hoạt động của hệ thống tư pháp. 8.Tạo thuận lợi nhất trong việc tiếp cận đất đai, duy trì tính ổn định trong việc sử dụng đất, vận dụng hài hịa, linh hoạt và chính xác chính sách đền bù giải phóng mặt bằng.

Với những đột phá trong công tác điều hành kinh tế, Lào Cai đã và đang trở thành điểm hẹn tin cậy của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

1.2.2.2. PCI Đà Nẵng

Biểu 1.2: Chỉ số PCI qua các năm của Đà Nẵng

(Nguồn: http://www.pcivietnam.org)

Năm 2014 là năm thứ 2 liên tiếp đứng đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI với 66.87 điểm, Đà Nẵng đã khẳng định nỗ lực cố gắng vược bật trong việc tích cực cải thiện mơi trường kinh doanh và thu hút đầu tư. Trong đó những chỉ số như: đào tạo lao động Đà Nẵng đứng đầu trong cả nước (1/63), chi phí gia nhập thị trường đứng thứ 2/63 và nhiều chỉ số như: Tính năng động và tiên phong của chính quyền, tính năng động, thiết chế pháp lý cũng nằm trong tốp dẫn đầu của cả nước.

Trong các năm từ 2008 đến năm 2010 Đà Năng luôn là tỉnh dẫn đầu bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, sau ba năm liên tiếp dẫn đầu Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh PCI, đến năm 2011, Đà Nẵng tụt xuống tận vị trí thứ 5.

Vậy nguyên nhân là do đâu? Qua khảo sát của Viện Nghiên cứu phát triển Kinh tế - Xã hội thành phố cũng như Trung tâm Xúc tiến đầu tư trong nửa năm

2012 cho thấy việc lấy lại vị thế dẫn đầu chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) của Đà Nẵng như trước đây không dễ dàng.

Theo báo cáo của Viện trưởng Hồ Kỳ Minh, đa số doanh nghiệp phản ánh có nhiều trở ngại khi đầu tư, hoạt động kinh doanh ở Đà Nẵng. Cụ thể, nhiều cán bộ chính quyền trục lợi, DN phải trả phí hoa hồng, chung chi khi đăng ký kinh doanh; DN khó khăn tiếp cận đất, mở rộng mặt bằng; dịch vụ hỗ trợ DN yếu; chất lượng lao động thấp... Nếu năm 2011, chất lượng lao động phổ thơng và có đào tạo nghề được đánh giá tốt và rất tốt từ 54 – 67% thì con số này tụt xuống 29 – 47% trong 6 tháng đầu năm 2012. Năm 2011, có 46,63% DN phải trả phí bơi trơn thì con số này hiện tại là 47,2%. Ngồi ra, có 44.9% DN tố cáo cán bộ nhũng nhiễu khi giải quyết các thủ tục. Còn theo Trung tâm xúc tiến đầu tư Đà Nẵng: Tất cả DN đều cho rằng công việc sẽ được giải quyết êm đẹp sau khi đã trả chi phí khơng chính thức, và chi phí này cao hơn năm ngối. Có tới 62% DN trả lời phải có hoa hồng để có được hợp đồng từ các cơ quan nhà nước. Dịch vụ hỗ trợ DN tuy được cải thiện trong đợt khảo sát mới nhưng vẫn chưa đáp ứng được kỳ vọng. Sau khi mất điểm thê thảm trong năm 2011, các DN đánh giá, thành phố đã có bước cải tiến trong vấn đề giúp đỡ DN trong môi trường kinh doanh.

Và những yếu tố cốt lõi như: tiếp cận vốn, tiếp cận đất đai, tính minh bạch... vẫn chưa được cải thiện nhiều.

Theo Viện trưởng Hồ Kỳ Minh, ngồi những yếu tố trên thì chất lượng lao động và đào tạo lao động là nội dung mà các DN đánh giá thấp nhất mặc dù chỉ số này giảm điểm mạnh trong năm 2011. Năm 2011, 47,86% DN ngỏ ý muốn tiếp tục sử dụng nguồn lao động do nhà nước cung cấp, nhưng hiện tại, con số này chỉ còn 27,6%. Điều này chứng tỏ, đào tạo nghề, giới thiệu việc làm của thành phố và các địa phương là chưa hiệu quả.

Và một nguyên nhân nữa mà theo Chủ tịch UBND thành phố Văn Hữu Chiến cho biết, sau nhiều năm đứng đầu PCI, lãnh đạo cũng như nhiều cán bộ ở Đà Nẵng đã có dấu hiệu thỏa mãn, chủ quan và đó chính là ngun nhân chính khiến PCI tụt hạng. Vì thế, 6 tháng cuối năm sẽ là một cuộc bứt tốc đầy gian khó của Đà

Nẵng nếu muốn lấy lại vị thế dẫn đầu. Vì vậy ngay từ bây giờ Đà Nẵng cần phải thẳng thắn nhìn nhận khuyết điểm, kiên quyết gạt bỏ tiêu cực, cán bộ yếu kém, nhũng nhiễu để giúp môi trường kinh doanh, đầu tư sáng hơn.

Theo Th.s Lê Văn Hiểu – Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng, cần tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện cơ sở hạ tầng, nâng cao tính minh bạch của mơi trường kinh doanh, thay đổi vai trò chủ thể trong dịch vụ hỗ trợ DN và nâng cao chất lượng lao động. Nếu thực hiện tốt những điều cơ bản trên, nhất định vị trí số 1 PCI sẽ quay trở lại với Đà Nẵng. “Cần cơng khai, minh bạch các văn bản, chính sách liên quan đến DN”.

Cùng ý kiến, ông Văn Hữu Thiết - Tổng thư ký Hội DNNVV Đà Nẵng đề nghị cần cơng khai, minh bạch các dự án, chương trình đầu tư, mua sắm cơng. “Nhiều DN nói phải bồi dưỡng cán bộ mới được vay vốn, hoặc tình trạng nhũng nhiễu tăng”.

Vậy thành phố phải gia tăng làm sạch đội ngũ cán bộ. Cán bộ phải coi việc phục vụ DN là phục vụ thành phố, đó là thể hiện sự tri ân của viên chức đã nhận lương qua thuế mà người dân, DN đóng góp.

Nhận thấy được yếu kém trên, Đà Nẵng đã tích cực cải cách và nâng cao năng lực cán bộ, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đến năm 2013, 2014 Đã Nẵng đã vươn lên đứng đầu bảng xếp hạng về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

1.2.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra cho Vĩnh Phúc

Một là, phải luôn quán triệt sâu sắc quan điểm phát triển toàn diện từ trong lãnh

đạo, chỉ đạo đến khâu tổ chức thực hiện;

Hai là, trong chỉ đạo phát triển kinh tế, trước hết phải xác định được mục tiêu

mang tính chiến lược, mục tiêu ưu tiên phát triển;

Ba là, xác định nhân lực là nguồn lực quan trọng nhất để phát triển KT-XH

nhanh và bền vững, là nhân tố quyết định sự thành công của sự nghiệp đổi mới, cơng nghiệp hố, hiện đại hố và hội nhập kinh tế quốc tế.

Bốn là, việc xây dựng cơ chế, chính sách trước hết, phải bám sát định hướng

khách quan, chủ quan, từ đó lựa chọn các vấn đề có tính đột phá để ban hành các cơ chế, chính sách.

Năm là, phải có các giải pháp để tạo mơi trương đầu tư hấp dẫn nhằm giải

phóng sức sản xuất của mọi thành phần kinh tế trong tỉnh, đồng thời thu hút các nguồn lực từ bên ngoài cho đầu tư phát triển.

CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết 2.1. Các câu hỏi đặt ra mà đề tài cần giải quyết

Luận văn tập trung nghiên cứu về thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc, từ đó đưa ra điểm làm được và chưa làm được để đưa ra các gải pháp thích hợp nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc. Luận văn tập trung giải quyết các vấn đề:

- Thực trạng năng lực cạnh tranh của Vĩnh Phúc như thế nào?

- Điểm mạnh, điểm yếu của Vĩnh Phúc nằm ở chỉ số nào?

- Làm thế nào để nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc. 2.2. Phương pháp nghiên cứu

Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp xử lý thôn tin, từ các số liệu, chỉ số do Phịng cơng nghiệp và thương mại Việt Nam thu thập, học viên chọn lọc các thông tin về chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh phúc từ đó thơng kê, phân tích các chỉ số thành phần nhằm đưa ra cái nhìn tổng quát về thực trạng chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc qua các năm từ đó đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh Vĩnh Phúc.

Phương pháp phân tích thơng tin a. Phương pháp thống kê mô tả:

Thống kê mô tả được sử dụng để mơ tả những đặc tính cơ bản của dữ liệu thu thập được từ nghiên cứu thực nghiệm qua các cách thức khác nhau. Thống kê mô tả và thống kê suy luận cùng cung cấp những tóm tắt đơn giản về mẫu và các thước đo. Cùng với phân tích đồ họa đơn giản, chúng tạo ra nền tảng của mọi phân tích định lượng về số liệu. Để hiểu được các hiện tượng và ra quyết định đúng đắn, cần nắm được các phương pháp cơ bản của mơ tả dữ liệu. Có rất nhiều kỹ thuật hay được sử dụng. Có thể phân loại các kỹ thuật này như sau:

- Biểu diễn dữ liệu bằng đồ họa trong đó các đồ thị mô tả dữ liệu hoặc giúp so sánh dữ liệu;

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vĩnh phúc (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w