Đánh giá về phát triển cơ sở hạ tầng ở tỉnh Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vĩnh phúc (Trang 87 - 88)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Đánh giá nội các nội dung của PCI dưới góc độ của doanh nghiệp

3.3.4 Đánh giá về phát triển cơ sở hạ tầng ở tỉnh Vĩnh Phúc

Cơ sở hạ tầng vẫn được các doanh nghiệp và các nhà hoạch định chính sách nhìn nhận là một trong những rào cản lớn nhất đối với đầu tư và tăng trưởng trong cả nước. Chỉ số cơ sở hạ tầng PCI bao gồm 4 chỉ số thành phần: 1) Khu công nghiệp và cụm công nghiệp; 2) Đường giao thông; 3) Dịch vụ hạ tầng cơng ích; 4) Tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông. Đây là chỉ số quan trọng trong việc đánh giá năng lực cạnh tranh của tỉnh, thành trong cả nước.

Theo số liệu thống kê, năm 2014 Vĩnh Phúc có 9 khu/cụm cơng nghiệp, trong khi những tỉnh có nhiều khu/cụm cơng nghiệp nhất là Đồng Nai có 29 cụm/khu cơng nghiệp, Bình Dương có 26 cum/khu cơng nghiệp, Long An có 24 cụm/khu cơng nghiệp, TP. Hồ Chí Minh có 16 cụm/khu cơng nghiệp, Bà Rịa – Vũng Tàu có 14 cụm/khu cơng nghiệp, Hải Dương có 10 cụm/khu cơng nghiệp, Hưng n có 8 cụm/khu công nghiệp. Chất lượng các cụm/khu công nghiệp này theo đánh giá của các doanh nghiệp về chất lượng các khu này ở mức trung bình (50,59%). Trong khi Bình Dương được đánh giá là tỉnh có chất lượng các cụm/khu cơng nghiệp tốt nhất (76,86%).

Đánh giá về chất lượng đường giao thơng của Vĩnh Phúc thì qua báo cáo ta thấy, tỷ lệ đường được rải nhựa ở mức cao 83,95%, nhưng chất lượng đường giao thơng thì cịn khá khiêm tốn hơn 43%.

Một khía cạnh khác cần chú ý đến đó là đánh giá của các doanh nghiệp FDI về chất lượng cơ sở hạ tầng của Việt Nam tích cực hơn các nhà đầu tư trong nước. Điều này chủ yếu là do họ thường có được mặt bằng kinh doanh trong các khu cơng nghiệp, có hệ thống đường giao thơng, đường kết nối và tiếp cận nguồn điện tốt hơn. Tuy nhiên, dù có điều kiện tốt hơn doanh nghiệp trong nước thì mức độ hài lịng của các nhà đầu tư nước ngoài vẫn cao. Các doanh nghiệp FDI cho biết bị cắt điện trung bình 25 giờ trong tháng; chỉ 40% doanh nghiệp FDI đánh giá chất lượng đường giao thông không Tốt; 30% doanh nghiệp đánh giá đường nối giữa đường bộ

và sân bay là Tốt; 20% doanh nghiệp cho biết đường nối giữa cảng và đường cao tốc là Tốt; và thấp nhất chỉ có 16% doanh nghiệp đánh giá đường nối giữa đường sắt và đường bộ là Khá tốt đối với với hoạt động kinh doanh của họ. Khi cần duy tu, bảo dưỡng đường sá, 25% doanh nghiệp FDI phàn nàn rằng khơng có cơ quan nào đứng ra sửa đường, hoặc nếu có sửa thì cũng phải mất đến 30 ngày.

Nhìn chung, cơ sở hạ tầng ở Vĩnh Phúc còn nhiều bất cập, một số yếu tố vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp như chất lượng đường giao thông, chất lượng cung cấp điện, cung cấp dịch vụ viễn thông, cần phải nâng cao chất lượng cung cấp các dịch vụ này trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vĩnh phúc (Trang 87 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w