Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp và nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vĩnh phúc (Trang 127 - 132)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.5. Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp và nâng cao chất lượng dịch vụ hỗ

nghiệp; tăng cường tiếp xúc, đối thoại với doanh nghiệp, giải quyết các kiến nghị, đề xuất của doanh nghiệp

Một trong những yếu tố quan trọng quyết định sức hấp dẫn của môi trường đầu tư và chỉ số năng lực cạnh tranh của một địa phương là khả năng hỗ trợ doanh nghiệp của địa phương đó. Khi một nhà đầu tư đến tìm hiểu mơi trường đầu tư, nếu họ nhận được sự hỗ trợ tốt từ chính quyền địa phương, các cơ quan hành chính nhà

nước, các dịch vụ cơng và tư..họ sẽ nhanh chóng đi đến quyết định đầu tư tại địa phương đó. Sau khi có được Giấy phép kinh doanh, Giấy chứng nhận đầu tư, đi vào hoạt động, sự hỗ trợ của địa phương càng trở nên quan trọng hơn, giúp cho doanh nghiệp có được sức cạnh tranh trong q trình phát triển, đóng góp nhiều hơn cho sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh nhà.

Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã có nhiều nỗ lực trong việc hỗ trợ, giúp đỡ doanh nghiệp trong quá trình đầu tư và sản xuất kinh doanh. Khi đầu tư vào tỉnh, nhà đầu tư nhận được sự hỗ trợ của tỉnh kể từ khâu thực hiện các thủ tục hình thành doanh nghiệp đến khi đi vào hoạt động và trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn như: hỗ trợ thủ tục hành chính, bồi thường giải phóng mặt bằng, thơng tin thị trường, tìm kiếm đối tác, xúc tiến thương mại, hỗ trợ tư vấn pháp lý…Tuy nhiên, theo đánh giá của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, thì thời gian gần đây, hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp chưa thực sự được quan tâm, thiếu đồng bộ và quyết liệt, có biểu hiện trì trệ. Một số doanh nghiệp khơng hài lịng, khi mở rộng đầu tư sang một số tỉnh khác như Honda, Cosmos là điển chứng khiến chúng ta phải suy ngẫm. Có ý kiến cho rằng hoạt động hỗ trợ của chính quyền tỉnh cịn hạn chế. Hoạt động của các dịch vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp cịn nghèo, thiếu đa dạng, chưa có sự tham gia nhiều của cơ sở dịch vụ tư nhân.

Dịch vụ hỗ trợ phát triển doanh nghiệp đóng một vai trị quan trọng trong hạ tầng cơ sở dịch vụ của một nền kinh tế. Dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp có tác động tích cực tới tăng trưởng và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong thời gian qua, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã không ngừng phát triển cả về số lượng và chất lượng. Điều đó cho thấy hỗ trợ doanh nghiệp phát triển là một nhiệm vụ quan trọng trong sự phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trên địa bàn chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Vì thế rất cần phải phát triển các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp. Nếu chất lượng dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp được nâng cao, đa dạng sẽ tạo động lực thu hút đầu tư và thúc đẩy doanh nghiệp phát triển.

Để tăng cường hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp,trong thời gian tới, tỉnh cần tập trung chỉ đạo thực hiện tốt các giải pháp:

Tích cực hướng dẫn nhà đầu tư thực hiện thủ tục đầu tư trên địa bàn tỉnh; Hỗ trợ kịp thời để các nhà đầu tư hiểu rõ hơn về các quy định của pháp luật liên quan đến việc thực hiện các thủ tục đầu tư, đặc biệt là các chính sách ưu đãi của Nhà nước và chính sách hỗ trợ của tỉnh.

Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thực hiện các thủ tục về thuê đất xây dựng cơ sở sản xuất, cửa hàng giới thiệu sản phẩm và tiếp cận với các nguồn vốn để đầu tư mở rộng sản xuất. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia cung ứng các sản phẩm, dịch vụ công. Thực hiện các biện pháp hạn chế cạnh tranh không lành mạnh.

Đôn đốc các Công ty xây dựng hạ tầng các Khu công nghiệp đẩy nhanh tiến đầu độ đầu tư xây dựng hạ tầng các KCN; cung cấp các hệ thống cấp nước, điện, hệ thống liên lạc đến tận hàng rào KCN, gắn với việc thu hút, tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp được đầu tư vào các KCN.

Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong triển khai các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp như: cung cấp thông tin về thị trường, nhân lực, hướng dẫn các thủ tục pháp lý, tìm kiếm thị trường, đối tác cho doanh nghiệp.

Hồn thiện các chính sách, đẩy nhanh việc cung ứng các dịch vụ công, đồng thời kêu gọi khu vực tư nhân cùng tham gia cung ứng trong xúc tiến thương mại, quảng bá hình ảnh của tỉnh, hỗ trợ doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, đối tác, vốn và cơng nghệ.. Khuyến khích mở các văn phịng luật sư và tăng cường dịch vụ hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp.

Nâng cao hiệu quả công tác thông tin dự báo, đánh giá đúng tình hình, làm rõ khó khăn, vướng mắc có biện pháp tháo gỡ nhằm duy trì và thúc đẩy phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Tổ chức diễn đàn trao đổi thường xuyên giữa chính quyền với doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư.

Công bố rộng rãi, cập nhật thông tin về doanh nghiệp đã đăng ký, mới thành lập và thay đổi để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tìm kiếm đối tác kinh doanh cũng như thuận tiện trong các giao dịch.

Hỗ trợ doanh nghiệp về tư vấn pháp lý thông tin thị trường, tư vấn xây dựng chiến lược kinh doanh, chiến lược sản phẩm, ứng dụng khoa học công nghệ, xây dựng, quản lý và quảng bá thương hiệu, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, đào tạo nhà quản lý và người lao động.

Khuyến khích tạo điều kiện phát triển thị trường dịch vụ hỗ trợ kinh doanh, kích cầu tiêu dùng, ưu tiên một số sản phẩm do doanh nghiệp trên địa bàn sản xuất ra khi sử dụng ngân sách nhà nước mua sắm; bình ổn giá cả, kiềm chế lạm phát trên địa bàn. Xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống kênh phân phối hàng hóa trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh và thu hút đầu tư của các thành phần kinh tế vào phát triển mạng lưới bán buôn, bán lẻ, trung tâm thương mại, cụm thương mại dịch vụ, các cửa hàng tiện ích; xã hội hóa việc đầu tư, khai thác và quản lý chợ.

Tăng cường công tác xúc tiến thương mại. Gắn kết hoạt động xúc tiến thương mại với hoạt động khuyến công để tạo hiệu quả cao hơn trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Tăng cường hoạt động xúc tiến thương mại đối với các mặt hàng xuất khẩu, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các khu vực ít bị tác động của khủng hoảng tài chính, suy thối kinh tế theo từng ngành hàng, từng khu vực. Thông tin cho các doanh nghiệp Vĩnh Phúc để tham dự các hội chợ trong và ngồi nước.

Khuyến khích các doanh nghiệp ứng dụng cơng nghệ thông tin trong quản lý điều hành; ứng dụng hệ thống quản lý theo mục tiêu; nghiên cứu, áp dụng thành tựu khoa học công nghệ và các phương pháp quản lý tiên tiến nhằm giảm chi phí khơng chính thức, chi phí trung gian, nâng cao năng suất lao động, cải thiện năng lực cạnh tranh…

Đẩy mạnh sự phát triển hạ tầng, nhất là về cung cấp điện và giao thông, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tăng năng suất lao động. Khuyến khích xã hội hóa, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, đặc biệt là trong các lĩnh vực xây dựng

hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, xây dựng các khu công nghệ cao. Mở rộng nhiều hình thức đầu tư thích hợp với mơi trường đầu tư trong nước. Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hợp tác đầu tư, áp dụng rộng rãi các hình thức đầu tư BOT, BTO, BT, PPP.

Trong thời gian qua, trên địa bàn tỉnh, việc tổ chức đối thoại giữa lãnh đạo tỉnh, các cơ quan chức năng với doanh nghiệp còn hạn chế. Hàng năm, tỉnh đã tổ chức được những buổi gặp gỡ doanh nghiệp, doanh nhân như gặp mặt đầu năm, ngày doanh nhân Việt Nam…nhưng chưa đáp ứng được mong muốn của doanh nghiệp do thời lượng tiếp xúc, đối thoại còn ngắn ngủi, chỉ một vài doanh nghiệp được phát biểu bày tỏ quan điểm, nguyện vọng của mình.

Trong thời gian tới, tỉnh cần tổ chức định kỳ đối thoại chung hoặc theo từng chuyên ngành với các doanh nghiệp về các vấn đề như: thuê đất đai, hải quan, xây dựng ..để xây dựng cơ chế thơng tin hai chiều, qua đó nắm bắt những khó khăn, vướng mắc và đề ra các giải pháp nhanh chóng, kịp thời hỗ trợ doanh nghiệp. UBND tỉnh xây dựng kế hoạch đối thoại doanh nghiệp hàng năm theo các chuyên đề cụ thể, có kế hoạch giao cho các cơ quan tham mưu chuẩn bị kỹ về nội dung, đảm bảo công tác đối thoại được thực hiện có hiệu quả.

Ứng dụng mạnh mẽ cơng nghệ thơng tin trong đối thoại với doanh nghiệp. Trang Web của UBND tỉnh và các sở ngành có liên quan nhiều đến hoạt động của doanh nghiệp cần xây dựng chuyên mục hỏi đáp, tiếp nhận các thông tin phản hồi từ các doanh nghiệp, cơng khai kết quả giải quyết các khó khăn, vướng mắc. Tổ công tác thường xuyên theo dõi hoạt động của các trang Web của các sở, ban, ngành liên quan, nắm bắt kịp thời các thơng tin, có hướng giải quyết kịp thời các vấn đề phát sinh mà doanh nghiệp kiến nghị, đề xuất.

Tăng cường hoạt động đối thoại, tiếp nhận xử lý các kiến nghị của các Doanh nghiệp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, là giải pháp cần thiết, cần phải thực hiện thường xuyên, sẽ làm doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước xích lại gần nhau, tạo nên sự thông hiểu giữa hai bên, sẽ góp phần tích cực trong việc cải thiện mơi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vĩnh phúc (Trang 127 - 132)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w