Giải pháp cho chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vĩnh phúc (Trang 96 - 111)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.1. Giải pháp cho chỉ số tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh

Cơng tác chỉ đạo, điều hành đóng một vai trị hết sức quan trọng trong việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Nếu đề ra được các giải pháp đồng bộ, tồn diện nhưng cơng tác chỉ đạo, điều hành không tốt, không quyết liệt, linh hoạt và sáng tạo thì các giải pháp đó khơng thể đi vào thực tiễn và triển khai hiệu quả. Trong quá trình phát triển của mình, tỉnh Vĩnh Phúc đã chứng minh được sự vươn lên không ngừng, đạt được những thành quả đáng ghi nhận. Những thành quả đó là nhờ một phần khơng nhỏ của cơng tác chỉ đạo, điều hành của đội ngũ lãnh đạo tỉnh, đã sáng suốt lựa chọn bước đi đột phá, đưa ra những quyết sách quan trọng tạo nên bước ngoặt trong sự phát triển kinh tế-xã hội của địa phương. Trong những năm qua, chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh liên tục đứng trong nhóm “Rất Tốt” và “Tốt”. Tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh là chỉ số thành phần luôn được xếp thứ hạng cao. Tuy nhiên, gần đây, chỉ số này đã tụt giảm mạnh, từ vị trí thứ 1 năm 2010 tụt sâu xuống vị trí thứ 9 năm 2011, xếp ở vị trí thứ 13 năm 2014. Sự sụt giảm này có thể do ngun nhân chính: do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế tồn cầu, nền kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, đã tác động tiêu cực đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngồi. Trước tình hình đó, lãnh đạo tỉnh phải đầu tư thời gian tư duy điều chỉnh, bổ sung những cơ chế, chính sách phù hợp với tình hình mới. Cộng đồng doanh nghiệp cũng cần có thời gian để thích nghi, vượt qua khó khăn, thách thức. Có thể có những lúc doanh nghiệp chưa hài lịng khi nguyện vọng của mình chưa được đáp ứng kịp thời, khi phải chờ đợi các sáng kiến từ phía các cơ quan chức năng của tỉnh để giúp doanh nghiệp khắc phục khó khăn, duy trì sản xuất kinh doanh ổn định, hiệu quả. Theo số liệu khảo sát các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn, 12/14 cơ quan cho rằng việc tiếp tục phát huy vai trị năng động và tính tiên phong của lãnh đạo tỉnh là quan trọng và rất quan trọng.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng công tác chỉ đạo, điều hành, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh, cần thực hiện các giải pháp cụ thể:

Cần có sự chỉ đạo quyết liệt từ cấp lãnh đạo Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh. Tỉnh ủy cần lãnh chỉ đạo, thể hiện rõ quyết tâm trong việc cải thiện mơi trường kinh doanh, từ đó có sự tham gia của cấp ủy, chính quyền các cấp và sự tham gia của đồn thể địa phương.

Cơng tác chỉ đạo phải thơng suốt, từ tỉnh xuống cơ sở, đảm bảo hiệu lực, hiệu quả trong điều hành hành chính, khắc phục tình trạng cấp trên quyết liệt, cấp dưới trì trệ hoặc ngược lại. Chấp hành nghiêm kỷ luật báo cáo công việc được giao.

Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, sự năng động, sáng tạo và tiên phong của lãnh đạo tỉnh và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức trong việc hỗ trợ Nhà đầu tư, Doanh nghiệp. Đề cao trách nhiệm người đứng đầu các cơ quan quản lý nhà nước từ cấp tỉnh đến cơ sở theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” trong việc tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ cho doanh nghiệp.

Trong q trình điều hành, lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo các sở, ban, ngành phải vận dụng linh hoạt, sáng tạo quan điểm, chủ trương đường lối của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước, mạnh dạn đưa ra những quyết định phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương trong khuôn khổ pháp luật để giải quyết các khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp.

Quán triệt tới từng cán bộ về quan điểm sáng tạo, vận dụng các cơ chế chính sách trong việc giải quyết các cơng việc, nhất là tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho Doanh nghiệp trong quá trình triển khai dự án.

Quy định rõ chức năng, nhiệm vụ, trách nhiệm và thẩm quyền giải quyết công việc của cán bộ, công chức phù hợp với yêu cầu xây dựng bộ máy chuyên nghiệp để giải quyết công việc một cách nhanh, chủ động và có trách nhiệm. tránh tình trạng đùn đẩy trách nhiệm qua lại hoặc đẩy lên cấp trên.

Thường xuyên bồi dưỡng, đào tạo CBCC nắm vững các chính sách, quy định hiện hành trong khung khổ pháp luật để giải quyết khó khăn, vướng mắc cho

doanh nghiệp được kịp thời, hiệu quả. Đổi mới phương pháp, nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng kiến thức chuyên môn nghiệp vụ theo yêu cầu vị trí cơng tác (về kiến thức, kỹ năng và thái độ hành vi ứng xử).Tăng cường công tác thanh tra công vụ.

Triển khai thực hiện chế độ khảo sát về sự hài lòng của doanh nghiệp đối với cơ quan quản lý nhà nước, qua đó kịp thời chỉ đạo chấn chỉnh, khắc phục những tồn tại, yếu kém của các sở, ban, ngành trong việc phục vụ doanh nghiệp.

4.3.2. Giải pháp cho chỉ số tính minh bạch và tiếp cận thơng tin

4.3.2.1. Tăng cường tuyên truyền về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh

Việc cải thiện môi trường đầu tư nâng cao, cải thiện chỉ số PCI là trách nhiệm của các cấp, các ngành trong tỉnh. Tuy nhiên, nhận thức về chỉ số PCI của các cán bộ, công chức, viên chức, các tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội trong tỉnh chưa đầy đủ và sâu sắc. Chính vì vậy, công tác tuyên truyền về cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh là một nhiệm vụ cấp thiết và quan trọng.

Mục đích của cơng tác tun truyền nhằm nâng cao nhận thức và làm rõ trách nhiệm của cán bộ, công chức, viên chức và các tầng lớp nhân dân, các cấp, các ngành, các tổ chức chính trị-xã hội về ý nghĩa, tầm quan trọng đối với việc cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh và huy động các nguồn lực, tạo sự thống nhất về nhận thức và hành động, sự đồng thuận, ủng hộ trong xã hội nhằm thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế-xã hội của tỉnh đã đề ra;Tạo bước chuyển biến căn bản, xây dựng mối quan hệ hài hòa trong quan hệ giữa cơ quan hành chính nhà nước với cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp;nâng cao hiệu quả hoạt động phối hợp giữa các cơ quan hành chính nhà nước với nhau trong việc cải thiện môi trường đầu tư và năng lực cạnh tranh của tỉnh.

Công tác tuyên truyền cần bám sát vào nội dung của 9 chỉ số thành phần của chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh để đánh giá kỹ thực trạng, nguyên nhân tác động đến 9 chỉ số thành phần; Kế hoạch cải thiện môi trường đầu tư, năng lực cạnh

tranh của tỉnh gắn với việc tuyên truyền thực hiện các nhiệm vụ kinh tế-xã hội của tỉnh. Đồng thời, công tác tuyên truyền lồng ghép nội dung tuyên truyền phổ biến các chính sách của Đảng, Nhà nước và của tỉnh về vai trò phát triển kinh tế ngoài quốc doanh, ý nghĩa và quyết tâm của tỉnh trong việc nâng cao chỉ số PCI. Công tác tuyên truyền phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, nghiêm túc, gắn với nhiệm vụ chính trị của các cơ quan, đơn vị; Làm rõ trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc xây dựng môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, nâng cao năng lực cạnh tranh của tỉnh trong bối cảnh chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh đang có xu hướng sụt giảm.

Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy cần chỉ đạo, định hướng các cơ quan báo chí tăng cường cơng tác tun truyền về cải thiện môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh của tỉnh theo Kế hoạch của UBND tỉnh.

Các cơ quan truyền thông như: Báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Cổng thơng tin-Giao tiếp điện tử tỉnh...cần xây dựng các chuyên trang, chuyên mục theo tuần hoặc tháng về cải thiện môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh. Các hình thức bao gồm phóng sự, phỏng vấn, bài viết, bài nói, tin tức; phối hợp các sở, ban, ngành để thực hiện các chuyên đề tuyên truyền; cử các phóng viên chuyên trách cũng như sử dụng các cộng tác viên để viết bài, đưa tin; dành thời lượng phù hợp phát sóng trên kênh phát thanh, truyền hình...

Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Vĩnh Phúc và các tổ chức đoàn thể, các hiệp hội ở tỉnh định hướng công tác tuyên truyền về cải thiện môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh...; giúp các sở, ban, ngành phối hợp với cơ quan báo chí và các cơ quan truyền thơng; trong chương trình cơng tác năm cần bổ sung nội dung tuyên truyền thơng qua hội nghị, hội thảo, các buổi nói chuyện chuyên đề và tọa đàm, kết hợp tổ chức vinh danh các đơn vị, cá nhân điển hình đóng góp cải thiện mơi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh;

Các tổ chức đoàn thể, các hiệp hội doanh nghiệp và ngành, nghề tích cực tuyên truyền và vận động các hội viên, đồn viên tham gia đóng góp ý kiến, đề xuất các giải pháp với các cấp, các ngành về cải thiện môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

Các sở, ban, ngành; UBND huyện, thành, thị đẩy mạnh trao đổi thơng tin về tình hình thực hiện và kết quả triển khai việc cải thiện môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của mình xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền cụ thể của cơ quan mình, trong đó đặc biệt là nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, cơng chức, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong việc thực hiện các thủ tục liên quan đến doanh nghiệp; đề xuất với UBND tỉnh những giải pháp cụ thể để cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh của tỉnh; gắn trách nhiệm về kết quả thực hiện cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh với công tác thi đua khen thưởng; Bằng văn bản hướng dẫn hoặc thông qua tập huấn để mỗi cán bộ, công chức đều hiểu được ý nghĩa, tầm quan trọng của việc cải thiện môi trường đầu tư, năng lực cạnh tranh cấp tỉnh, qua đó góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh giai đoạn 2011-2015; Tổ chức các cuộc họp, hội nghị, hội thảo, tọa đàm; đưa nội dung cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh vào các buổi giao ban của cơ quan. Tăng cường thanh tra, kiểm tra công vụ đối với công chức, đặc biệt là Bộ phận một cửa và các bộ phận có liên quan nhiều đến giải quyết các thủ tục hành chính cho doanh nghiệp, dân doanh; Viết bài tuyên truyền trên website của cơ quan, trên báo Vĩnh Phúc, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh; Đài truyền thanh cấp huyện, cấp xã về cải thiện môi trường đầu tư và nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh; Chủ động chương trình và nội dung phối hợp, chuẩn bị tốt nội dung phối hợp với Đài phát thanh và Truyền hình tỉnh tun truyền cải thiện mơi trường đầu tư, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.

4.3.2.2 Tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính

Để đánh giá sự hấp dẫn của môi trường đầu tư, một trong các yếu tố đầu tiên mà các nhà đầu tư quan tâm đó là thủ tục hành chính và quy trình giải quyết các TTHC. Nhà đầu tư thường có ấn tượng tốt đẹp và tâm lý tin tưởng đối với cơ quan quản lý nhà nước khi họ được giải quyết nhanh gọn, hiệu quả các thủ tục hành chính

trong khâu cấp phép, thành lập doanh nghiệp và trong suốt quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh.

Trong thời gian qua, tỉnh Vĩnh Phúc đã thực hiện tốt công tác cải cách thủ tục hành chính, nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư trên địa bàn, góp phần tạo dựng mơi trường đầu tư thơng thống, hấp dẫn. Các cơ quan quản lý nhà nước tại tỉnh nên coi nhà đầu tư, doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Mục đích cao nhất của bộ máy cơ quan nhà nước là phục vụ doanh nghiệp và người dân. Thái độ hài lòng của doanh nghiệp và người dân là thước đo cao nhất đánh giá hiệu quả của bộ máy nhà nước. Theo phản ánh của doanh nghiệp, tình trạng cửa quyền, sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà tại các cơ quan cơng quyền đã giảm đáng kể. Tuy nhiên, theo số liệu khảo sát và qua ý kiến của doanh nghiệp tại các hội thảo do Ban quản lý các Khu cơng nghiệp tổ chức, vẫn cịn có lúc, có nơi, một số cơ quan quản lý nhà nước gây khó khăn cho doanh nghiệp trong khi giải quyết các thủ tục hành chính, đặt ra các thủ tục khơng có trong quy định. Việc tiếp cận thơng tin về hồ sơ, quy trình giải quyết thủ tục hành chính đơi khi cịn khó khăn. Một số doanh nghiệp phải bỏ ra một khoản chi phí khơng chính thức để việc giải quyết thủ tục hành chính được thuận lợi. Theo số liệu khảo sát các cơ quan quản lý nhà nước, 13/14 cơ quan được hỏi cho rằng việc tập trung đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính là quan trọng và rất quan trọng, cịn lại 01 cơ quan khơng có ý kiến gì.

Trong thời gian tới, để nâng cao hơn nữa hiệu quả của công tác này chúng ta cần có thêm những giải pháp đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính và nâng cao hiệu quả của bộ phận một cửa. Cụ thể:

Tiếp tục quán triệt nội dung về CCHC, bám sát nội dung, yêu cầu theo Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2011-2020 theo Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 08/11/2011 của Chính phủ. Mỗi đơn vị chủ động tham mưu với cấp uỷ đề ra các giải pháp cụ thể giúp cán bộ, đảng viên nâng cao nhận thức về CCHC, xây dựng kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện nhiệm vụ CCHC

theo từng năm và cả giai đoạn. Quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị, giảm sự chồng chéo khi thực hiện nhiệm vụ. Thực hiện phân cấp và trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tổ chức, bộ máy, biên chế và kinh phí đối với các cơ quan hành chính và đơn vị sự nghiệp.

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của lãnh đạo, CBCCVC và nhân dân về ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác CCHC. Xác định công tác CCHC, trọng tâm đột phá là cải cách TTHC và thực hiện cơ chế một cửa, cơ chế một cửa liên thông; xây dựng và nâng cao chất lượng đội ngũ CBCCVC là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên của các ngành, các cấp. Đồng thời, nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu và công chức, viên chức làm nhiệm vụ tham mưu người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính tại cơ quan, đơn vị, địa phương. Nâng cao trách nhiệm, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ, cơng chức trong việc giải quyết TTHC có liên quan doanh nghiệp và người dân.

Thường xuyên rà soát để đơn giản hố thủ tục hành chính, đề xuất bãi bỏ các thủ tục, tài liệu không cần thiết. Rút ngắn thời gian giải quyết hồ sơ đăng ký cấp, điều chỉnh GCNĐT, GPXD so với quy định, để đạt mục tiêu 70% hồ sơ được giải quyết trước hạn và 30% giải quyết đúng hạn. Đẩy mạnh việc thực hiện Đề án đơn giản hố thủ tục hành chính, đảm bảo thủ tục rõ ràng, đơn giản, thuận tiện; tăng cường hiệu quả hoạt động của bộ phận “một cửa”. Để đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính thì

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vĩnh phúc (Trang 96 - 111)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w