Giải pháp về đào tạo lao động

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vĩnh phúc (Trang 121 - 127)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3.4. Giải pháp về đào tạo lao động

Con người là yếu tố đặc biệt quan trọng, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của quá trình phát triển. Bởi vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là một trong những chính sách quan trọng đảm bảo cho việc thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

So với vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và so với cả nước, Vĩnh Phúc có tỉ lệ người lao động tốt nghiệp trường đào tạo nghề/số lao động chưa qua đào tạo còn thấp chỉ đạt 11%. Đây là một hạn chế lớn của tỉnh trên bước đường thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế và hội nhập kinh tế quốc tế, để nâng cao chất lượng đâị tạo nghế tơi xin đưa ra một số giải pháp:

Thứ nhất: Giải pháp tạo nguồn lao động.

Xây dựng mối liên kết giữa cơ sở đào tạo nghề với doanh nghiệp là vấn đề quan trọng trong việc tạo nguồn lao động và tạo ra lực lượng lao động có chất lượng có lề lối, tác phong, tinh thần kỷ luật. Đáp ứng được sự đòi hỏi phù hợp với sản xuất của doanh nghiệp và nó tạo được sự thơng tin hai chiều doanh nghiệp với các cơ sở dạy nghề giúp doanh nghiệp và cơ sở đào tạo tiếp nhận sư phản hồi thông tin và đưa ra yêu cầu cụ thể đối với các doanh nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề.

Việc tạo nguồn lao động, doanh nghiệp cần phải chủ động xây dựng các hình thức liên kết đào tạo dài hạn, ngắn hạn với các cơ sở đào tạo nghề. Tạo điều kiện và môi trường thuận lợi nhất để người lao động phát huy khả năng làm việc, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động. Tạo môi trường làm việc với trạng thái tâm lý an tâm, tin tưởng, phấn khích; bố trí cơng việc đúng chun mơn. Quan tâm giải quyết tốt vấn đề lợi ích trong đó đặc biệt chú trọng đến lợi ích cá nhân, chính sách tiền lương phải đảm bảo cơng bằng, đa dạng hố các hình thức phân phối, lấy phân phối theo lao động là chủ yếu, xây dựng mối quan hệ lao động hài hòa giữa doanh nghiệp với người lao động, quan tâm tạo điều kiện xây dựng tổ chức cơng đồn cơ sở, chủ động phịng ngừa đình cơng, lãng cơng trái pháp luật.

Thứ hai: Định hướng phân luồng; liên kết đào tạo. 1- Định hướng phân luồng hướng nghiệp cho học sinh.

Phân luồng học sinh sau THCS, THPT là việc lựa chọn, sắp xếp mang tính xã hội để học sinh sau khi tốt nghiệp tiếp tục được giáo dục đào tạo (GD-ĐT) theo những khuynh hướng và ngành học khác nhau phù hợp với nguyện vọng, năng lực học sinh và nhu cầu xã hội hoặc tham gia lao động sản xuất.

Việc phân luồng sẽ tạo nền tảng quan trọng cho việc chuẩn bị nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH của tỉnh, để việc phân luồng đạt hiệu quả cần có sự cộng đồng trách nhiệm trong cơng tác tư vấn, hướng nghiệp cho học sinh và có định hướng rõ ràng vừa phù hợp nhu cầu chung, vừa phù hợp điều kiện kinh tế- xã hội và nhu cầu nguồn nhân lực của tỉnh. Công tác tư vấn tuyển sinh của các cơ sở đào tạo phải hướng đến chuyên nghiệp để giúp học sinh khơng chỉ biết mà cịn hiểu rõ về ngành, nghề đào tạo.

2- Phát triển và nhân rộng mơ hình liên kết hợp đồng trong đào tạo nghề. Chất lượng

lao động không đáp ứng được yêu cầu của sự phát triển xã hội có nguy cơ đối mặt với những rủi ro như giảm sức hấp dẫn đối với nhà đầu tư; ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế; khó khăn trong việc phát triển doanh nghiệp và mở rộng đầu tư; Thực tế cho thấy, các tỉnh thu hút đầu tư tốt, quy mô và tốc độ phát triển công nghiệp, dịch vụ lớn đều rất quan tâm đến vấn đề nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực của địa phương mình.

Đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo, phương pháp đào tạo nghề thơng qua hình thức trao đổi, hội thảo giữa các cơ sở đào tạo nghề với cơ sở đào tạo. Đặc biệt chú trong tính chủ động của các cơ sở dạy nghề; coi trọng kỹ năng thực hành, bám sát nhu cầu của thị trường lao động, gắn đào tạo với giải quyết việc làm; tận dụng năng lực của các doanh nghiệp trong cơng tác đào tạo; phát huy tính chủ động, sáng tạo, tự học, thích ứng với mơi trường làm việc. Triển khai tích cực việc áp dụng các tiêu chuẩn chất lượng đào tạo, lấy đánh giá đúng chất lượng là động lực phát triển; đẩy mạnh ứng dụng công nghiệ thông tin trong công tác đào tạo và dạy nghề.

Các cơ sở đào tạo nghề và các doanh nghiệp phải chủ động trao đổi các thông tin, coi trọng liên kết trong đào tạo, gắn đào tạo với sử dụng, tập trung giải quyết những mặt còn hạn chế trong chất lượng đào tạo.

Thứ ba: Đổi mới nội dung chương trình đào tạo.

Cần xác định đào tạo nghề và phát triển nguồn nhân lực theo nhu cầu doanh nghiệp là khâu đột phá trong việc đào tạo nghề cho người lao động và doanh

nghiệp. Đổi mới và nâng cao từng bước về chất lượng đào tạo nghề là một trong yêu cầu bức thiết là đòi hỏi của các doanh nghiệp trên địa bàn cả trong giai đoạn trước mắt cũng như lâu dài. Chú trọng chất lượng đào tạo chuyên môn, quan tâm đúng mức đến đào tạo ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong lao động công nghiệp, vận hành dây chuyền sản xuất….Đây là yêu cầu rất bức xúc của các doanh nghiệp mà

doanh nghiệp đang cần ở các cơ sở đào tạo. Bên cạnh đó việc hàng năm quan tâm đến tổ chức đào tạo, bồi dưỡng lại chuyên môn và kỹ năng mềm cho người lao động hiện nay.

Cần đánh giá lại hệ thống đào tạo để xem xét những điểm yếu, điểm thiếu và cập nhật, đổi mới phương pháp dạy và học, trong đó đặc biệt chu ý đổi mới nội dung và phương pháp dạy và học, xây dựng chuẩn đầu ra phù hợp với nhu cầu của từng thời kỳ, việc đào tạo phải sát thực tế, theo kịp sự phát triển cơng nghệ mới hiện đại, có định hướng và kế hoạch đào tạo phải bám sát tình hình phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh nhất là tình hình hoạt động, cơ cấu lĩnh vực hoạt động của các doanh nghiệp, chú trọng phát triển các kỹ năng cho người lao động nhằm giúp người lao động chun mơn hóa sâu và hiểu biết kỹ về công việc họ sẽ làm trong tương lai.

Tiếp tục quy hoạch, sắp xếp lại hệ thống các cơ sở đào tạo, dạy nghề trên địa bàn tỉnh; Ưu tiên hỗ trợ, đầu tư phát triển các trường cao đẳng chuyên nghiệp, cao đẳng nghề, trung cấp nghề hiện tại của cả Trung ương và địa phương trên địa bàn theo phân cấp ngân sách theo hướng: mở rộng quy mô hợp lý kết hợp đầu tư theo chiều sâu; đa dạng ngành nghề, cấp độ và loại hình đào tạo; có trang thiết bị hiện đại, tiếp cận với tiến bộ của khoa học kỹ thuật, cơng nghệ; có khả năng chuyển đổi ngành nghề đào tạo linh hoạt theo yêu cầu thị trường lao động, nhưng đặc biệt chú ý nâng cao đến chất lượng trong thực hành của người lao động.

Thứ tư- Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên đào tạo nghề.

Chất lượng đội ngũ giáo viên là nhân tố quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lượng đào tạo nghề tại cơ sở đào tạo, nhưng phải chú ý đến chất lượng thực sự khơng hình thức, chú ý đội ngũ giáo viên thực hành là thợ giỏi có tay nghề cao. Do vậy cần xây dựng tiêu chuẩn giáo viên cho từng cấp, xây dựng tiêu chí đánh giá và

thực hiện việc đánh giá thành tích của từng giảng viên nhằm tạo động lực, kích thích sự học hỏi và phấn đấu trong tập thể giáo viên, thu hút và đãi ngộ xứng đáng đối với những giáo viên giỏi nghiệp vụ và giàu kinh nghiệm thực tế và hàng năm dành thời gian nhất định cho giáo viên đi thực tế tại doanh nghiệp thực hành tại xưởng nhằm nâng cao tay nghề.

Thứ năm: Tuyên truyền giáo dục pháp luật lao động cho người lao động và người sử dụng lao động.

Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật đã giúp được người lao động, người sử dụng lao động nâng cao về nhận thức, thực hiện tốt hơn chủ trương chính sách của đảng và Nhà nước, ý thức chấp hành pháp luật, chấp hành kỷ luật và các quy định của doanh nghiệp đề ra.

Tuyên truyền pháp luật về lao động, đặc biệt chú ý quyền và nghĩa vụ của người lao động trong doanh nghiệp, xây dựng quan hệ lao động hài hòa; phát triển tổ chức cơng đồn cơ sở, tạo điều kiện cho tổ chức cơng đồn hoạt động tốt, các cơng đồn chủ động phối hợp với chủ doanh nghiệp vừa đảm bảo quyền lợi người lao động về vật chất, tinh thần vừa cộng đồng trách nhiệm cùng giới chủ phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, phát triển sản xuất ổn định đời sống người lao động.

Tổ chức tuyên truyền giáo dục pháp luật lao động cho người lao động phải thường xuyên, sâu rộng, liên tục thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, các chương trình hành động, hoạt động của các cơ quan, đoàn thể, đến mọi người dân về định hướng, mục tiêu, vai trò, trách nhiệm đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực của tỉnh; tạo sự chuyển biến thật sự mạnh mẽ trong nhận thức của các cấp, các ngành của đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và mọi người dân về vai trị của cơng tác phát triển nguồn nhân lực đối với phát triển kinh tế-xã hội, chú ý đến hướng dẫn xã hội và người lao động về phân luồng học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông trong việc lựa chọn nghề nghiệp, lựa chọn con đường học nghề. Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của các cấp các ngành, phụ huynh học sinh và xã hội về vấn đề bằng cấp và việc học nghề tránh chạy theo xu hướng thành

tích, hình thức và động viên phong trào tự học, tạo sự chuyển đổi nhận thức của người lao động.

Bên cạnh đó tăng cường cơng tác kiểm tra việc thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, kiểm tra công tác bảo hộ lao động, kiểm tra về chấp hành điều lệ cơng đồn Việt Nam. Thông qua kiểm tra, để giúp các cơ sở rút ra những kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, những biện pháp tổ chức thực hiện hoạt động của công đồn có hiệu quả, đồng thời khắc phục được những thiếu sót về thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động, đảm bảo quyền lợi cho người lao động.

Thứ sáu- Tạo môi trường sống và dịch vụ tốt để thu hút người lao động. Điều

kiện môi trường sống và chất lượng các dịch vụ tốt là yếu tố quan

trọng thu hút đầu tư nói chung và phát triển nguồn nhân lực nói riêng. Để cải thiện mơi trường sống tốt là vấn đề lâu dài, tuy nhiên cần lựa chọn một số khâu, một số việc để từng bước cải thiện môi trường sống như: Quan tâm giải quyết nhà ở, khu vui chơi giải trí, khu đơ thị thương mại, các cơ sở khám chữa bệnh, trường học, an ninh trật tự, an toàn xã hội… nhất là ở các khu vực có kinh tế phát triển, có nhiều KCN đang hoạt động. Tạo môi trường sống tốt giúp người lao động gắn bó đối với doanh nghiệp.

Trong xu thế phát triển như hiện nay thì nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng sẽ là vấn đề quan tâm hàng đầu của những nhà hoạch định chính sách và cộng đồng doanh nghiệp giải quyết tốt việc cung ứng nguồn nhân lực, trong đó có nguồn nhân lực chất lượng cao, là yếu tố tạo lợi thế cạnh tranh và tạo điều kiện tốt cho doanh nghiệp phát triển trong tương lai. Với mục tiêu và định hướng xây dựng và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và môi trường chất lượng cuộc sống tốt, phù hợp với từng giai đoạn phát triển có tác động trực tiếp đến thu hút người lao động.

Xây dựng môi trường sống tốt là yếu tố quan trọng góp phần thu hút đầu tư, thu hút nhân lực cho phát triển. Đây là bài học kinh nghiệm mà một số quốc gia phát triển đi trước đã thực hiện như Nhật Bản, Thái Lan, Singgapore…

Thứ bảy: Giải pháp xã hội hóa cơng tác đào tạo nghề.

Trong khi nguồn ngân sách nhà nước tập trung đầu tư cho đào tạo nghề cịn có hạn, thì xã hội hóa cơng tác đào tạo nghề có vai trị quan trọng nhằm huy động nguồn lực của các thành phần kinh tế cùng tham gia công tác đào tạo nghề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và tạo cho người lao động có nhiều lựa chọn ngành nghề phù hợp, đồng thời cũng tạo ra môi trường cạnh tranh trong đào tạo, dạy nghề. Bên cạnh đó đa dạng hóa, xã hội hóa đào tạo nghề sẽ tạo nền tảng quan trọng cho việc chuẩn bị nguồn nhân lực và góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Xã hội hóa cơng tác đào tạo nghề, thúc đẩy sự gắn kết hoạt động có hiệu quả giữa người sử dụng và cơ sở đào tạo lao động. Đó là các giải pháp hữu hiệu để thực hiện cơ chế thị trường trong việc giải quyết mối quan hệ cung-cầu lao động. Ngoài các cơ sở đào tạo nghề hiện có cần có cơ chế tạo điều kiện cụ thể cho các cá nhân, tổ chức của các thành phần kinh tế mở lớp, mở trường đào tạo nghề…. Việc

quy hoạch mạng lưới cơ sở dạy nghề phát triển theo hướng xã hội hoá, đa dạng hoá, linh hoạt, năng động, thích ứng với cơ chế thị trường là yêu cầu cần thiết đòi hỏi nhà nước phải chủ động triển khai thực hiện.

Đồng thời tỉnh cần có chính sách khuyến khích cụ thể và tạo mọi điều kiện thuận lợi về đất đai, thủ tục hành chính…cho các tổ chức và cá nhân, doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào lĩnh vực đào tạo nghề, trong đó cần đặc biệt khuyến khích hình thức doanh nghiệp mở cơ sở đào tạo nghề và hình thức liên kết, hợp đồng đào tạo giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp sử dụng lao động.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vĩnh phúc (Trang 121 - 127)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w