Môi trường kinh tế-xã hội

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vĩnh phúc (Trang 46 - 48)

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu sơ lược về tỉnh Vĩnh Phúc

3.1.2. Môi trường kinh tế-xã hội

Với lợi thế về địa kinh tế và văn hóa, từ khi tái lập tỉnh đến nay (1997 – 2014), Vĩnh Phúc đã có bước tiến nhanh và đạt được những thành tựu to lớn, kinh tế liên tục tăng trưởng với tốc độ cao. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông lâm nghiệp thuỷ sản. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1998 - 2000 rất cao, đạt 18,12%/ năm; Giai đoạn 2001-2005 đạt 15,02%/ năm; Giai đoạn 2006 - 2010 đạt trên 18%/ năm, giai đoạn 2011-2014 do tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều biến động tiêu cực ảnh hưởng tới đà tăng trưởng kinh tế của tỉnh, tuy nhiên tốc độ tăng trưởng vẫn cao hơn mức bình quân của cả nước tốc độ tăng trưởng của Vĩnh Phúc năm 2014 là 6,11% (mức tăng trưởng bình quân cả nước năm 2014 là 5,98%). Thu ngân sách năm 2014 xếp thứ 9 cả nước, năm 2014 thu ngân sách là 21.990 tỷ đồng. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 1997 xếp thứ 45, từ năm 2007 đến nay xếp thứ 7 cả nước. GDP bình quân đầu người năm 1997 chỉ đạt 144 USD, năm 2010 đã đạt 1.765 USD. Lĩnh vực lao động, việc làm, thực hiện chính sách xã hội, an sinh xã hội được bảo đảm, các lĩnh vực giáo dục, y tế, văn hố thơng tin có tiến bộ; quốc phịng được tăng cường, an ninh, trật tự an tồn xã hội được đảm bảo. Cơng tác cải cách các thủ tục hành chính, giải quyết khiếu nại, tố cáo và đấu tranh phòng, chống tham nhũng tiếp tục được chú trọng. Về văn hóa - xã hội có nhiều tiến bộ, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân được nâng lên rõ rệt.

Những thành tựu to lớn đó phải kể đến sự nỗ lực phấn đấu của toàn Đảng bộ, sự chỉ đạo điều hành quyết liệt và có hiệu quả của UBND tỉnh, cùng với sự cố gắng của nhân dân các dân tộc trong tỉnh nên tình hình kinh tế - xã hội Vĩnh Phúc ổn định và phát triển.

Bên cạnh những thuận lợi rất căn bản, sự phát triển kinh tế của Vĩnh Phúc cũng có nhiều thách thức và hạn chế. Nhất là trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn như hiện nay. Giá cả hàng hoá, đặc biệt là giá lương thực, xăng dầu và giá các nguyên liệu tăng dẫn đến lạm phát có xu hướng tăng cao tại nhiều quốc gia; thảm hoạ động đất và sóng thần ở Nhật Bản, lũ lụt ở Thái Lan, suy thoái kinh tế của Mỹ và khủng hoảng nợ ở Châu Âu kéo dài đã ảnh hưởng đến kinh tế thế giới và khu vực. Ở trong nước mặt bằng giá cả, lãi suất cho vay của ngân hàng, lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân.

Nền kinh tế của tỉnh có xuất phát điểm thấp, quy mơ nền kinh tế còn nhỏ, đời sống của một bộ phận cư dân cịn khó khăn, dẫn đến hạn chế khả năng tự đầu tư phát triển. Cơ sở hạ tầng còn yếu kém và chưa đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu của nền sản xuất hàng hoá và phát triển thương mại trong cơ chế thị trường. Những năm gần đây, tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhưng chưa đủ để đảm bảo phát triển ổn định và bền vững.

3.1.3. Những thuận lợi khó khăn

* Thuận lợi:

- Tình hình thế giới và trong nước: Tồn cầu hố và hội nhập kinh tế quốc tế tiếp

tục được đẩy mạnh; đầu tư, lưu chuyển hàng hoá và dịch vụ, lao động và vốn ngày càng được mở rộng.

- Tình hình trong tỉnh: Cơ cấu kinh tế của tỉnh có sự chuyển dịch theo hướng

tích cực. Nhiều nghị quyết, chương trình, cơ chế, chính sách của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh ban hành đang được phát huy hiệu quả.

* Khó khăn:

- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực vừa đem lại nhiều cơ hội, nhưng đồng thời cũng là một thách thức lớn đối với nền sản xuất, áp lực cạnh tranh đối với các doanh nghiệp.

- Khủng khoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu đã ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh tăng nhanh, gây áp lực lớn đối với phát

triển kết cấu hạ tầng trong điều kiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật còn thấp kém, huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển còn hạn chế.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của vĩnh phúc (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(136 trang)
w