1.1. Cơ sở lý thuyết
1.1.3. Cơ sở lý thuyết về ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp niêm yết
1.1.3.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp niêm yết
Hiệu quả được cho là điều kiện quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững của một doanh nghiệp. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả có nghĩa là tăng cường về năng lực tài chính, quản lý để tạo ra tích lũy và có điều kiện mở rộng các hoạt động kinh doanh. Để doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn, địi hỏi nhà quản lý phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp mình.
Các nhân tố này được chia làm hai nhóm chính bao gồm: nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan, tùy theo điều kiện cụ thể mà sức ảnh hưởng của các nhân tố này đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp khác nhau.
a. Nhóm nhân tố khách quan
Thứ nhất, mơi trường kinh tế, chính trị, xã hội trong và ngồi nước.
Mơi trường kinh tế, chính trị và xã hội có những ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp trên mọi lĩnh vực từ hoạt động đầu tư, mở rộng thị trường, cung ứng tiền tệ,.. Nếu mơi trường kinh tế, chính trị và xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tốt. Khi nền kinh tế có tăng trưởng cao và ổn định, các khu vực trong nền kinh tế đều có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất, các chính sách của Chính phủ khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư, sự biến động tiền tệ là không đáng kể, lạm phát được giữ mức hợp lý, thu nhập bình quân đầu người tăng... sẽ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất, nâng cao hiệu quả kinh doanh và ngược lại.
Thêm vào đó, hiện nay q trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi toàn cầu. Các nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào nhau, luồng vốn quốc tế đã và đang dồn vào khu vực Châu Á mạnh mẽ, điều này đang tạo ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tranh thủ nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các nền kinh tế phát triển... Tuy nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ quá trình cạnh tranh với những cơng ty nước ngồi đầy tiềm lực về vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý...
Trong khi thực tế hiện nay cho thấy các doanh nghiệp của ta còn yếu về mọi mặt từ năng lực tài chính, kinh nghiệm quản trị, cơng nghệ đến nguồn nhân lực. Vì thế sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của các nước trên thế giới có những ảnh hưởng khơng nhỏ đến hiệu quả kinh doanh của các DNNY.
Thứ hai, môi trường pháp lý.
Môi trường pháp lý bao gồm hệ thống luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quy phạm kỹ thuật và việc chấp hành luật. Có thể nói luật pháp vừa
là nhân tố gây ra kìm hãm vừa là nhân tố tạo ra động lực khuyến khích sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp. Do đó, mơi trường pháp lý có ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quả của các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp niêm yết, ngồi việc tn theo Luật Doanh nghiệp, Luật chứng khốn, các thông tư hướng dẫn về việc niêm yết trên thị trường, họ còn phải tuân thủ hệ thống những quy định tại các Sở GDCK.
Thứ ba, mơi trường khoa học cơng nghệ.
Tình hình phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật công nghệ vào sản xuất trên thế giới cũng như trong nước có ảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật cơng nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật công nghệ của doanh nghiệp. Qua đó ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản phẩm tức là ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
b. Nhóm nhân tố chủ quan
Thứ nhất, năng lực quản trị điều hành.
Bộ máy quản trị, điều hành có vai trị quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp, bởi họ thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau như xây dựng chiến lược kinh doanh và phát triển lâu dài cho doanh nghiệp; lên phương án và tổ chức thực hiện các kế hoạch kinh doanh; kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên,…Với chức năng và nhiệm vụ như vậy, có thể cho rằng chất lượng của bộ máy điều hành quyết định rất lớn tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Năng lực quản trị phụ thuộc vào các yếu tố như: cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt trước những diễn biến của thị trường. Tiếp theo, năng lực quản trị cịn có thể được phản ánh bằng khả năng giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng các đầu vào để có thể tạo ra được một tập hợp đầu ra
cực đại cho doanh nghiệp. Vì vậy, bộ máy quản trị được tổ chức với cơ cấu phù hợp, linh hoạt, có sự phân chia nhiệm vụ chức năng rõ ràng, có cơ chế phối hợp hành động hợp lý, với một đội ngũ quản trị viên có năng lực và tinh thần trách nhiệm cao sẽ đảm bảo cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao.
Đối với các DNNY, HĐQT đóng vai trị trung tâm trong việc quản trị, điều hành. Chính vì vậy, đây là nhân tố mà luận văn tập trung phân tích để đánh giá mức độ ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
Thứ hai, năng lực tài chính
Doanh nghiệp có tiềm lực tài chính mạnh sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục và ổn định, có khả năng đầu tư đổi mới cơng nghệ và áp dụng kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nhằm làm giảm chi phí, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm. Đối với các DNNY, khi các báo cáo về tài chính được cơng khai, minh bạch thì năng lực tài chính ảnh hưởng trực tiếp tới uy tín của doanh nghiệp, tới việc chủ động trong sản xuất kinh doanh, tới khả năng thu hút đầu tư. Vì vậy tình hình tài chính tác động rất mạnh tới hiệu quả kinh doanh của chính doanh nghiệp đó.
Thứ ba, trình độ, chất lượng của người lao động và tiền lương.
Con người là nhân tố quan trọng, quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp, bởi đây là yếu tố tham gia vào mọi hoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh. Kinh tế ngày càng phát triển càng đòi hỏi các doanh nghiệp cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ mới có chất lượng. Điều này địi hỏi chất lượng của nguồn nhân lực cũng phải được nâng cao để đáp ứng kịp thời đối với những biến đổi của nền kinh tế thị trường. Việc sử dụng nhân lực có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn sẽ giúp cho doanh nghiệp tiến hành sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
Bên cạnh lao động thì tiền lương và thu nhập của người lao động cũng ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Bởi lẽ, tiền lương vừa là bộ phận cấu thành chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp vừa tác động tới tâm lý người lao động trong doanh nghiệp. Nếu tiền lương cao thì chi phí sản xuất sẽ tăng do đó làm giảm hiệu quả kinh doanh, tuy nhiên điều này lại khuyến khích tinh thần và trách nhiệm người lao động làm cho năng suất, hiệu quả kinh doanh tăng và ngược lại với mức lương thấp. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú ý tới các chính sách tiền lương, chính sách phân phối thu nhập, các biện pháp khuyến khích sao cho hợp lý, hài hồ giữa lợi ích của người lao động và lợi ích của doanh nghiệp.
Thứ tư, quy mô và thời gian hoạt động của doanh nghiệp
Quy mơ của một doanh nghiệp đóng vai trị quan trọng trong việc xác định hiệu quả kinh doanh, nó ảnh hưởng đến hoạt động tài chính bằng nhiều cách. Theo Babalola (2013), quy mô công ty được coi là yếu tố quan trọng tác động đến lợi nhuận. Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra tác động của quy mô doanh nghiệp đến hiệu quả kinh doanh. Malik trong nghiên cứu của mình năm 2011 đã chỉ ra rằng mối quan hệ đó là thuận chiều.
Tùy theo đặc điểm của môi trường ngành mà thời gian hoạt động của doanh nghiệp có tác động thuận chiều hoặc ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Loderer và cộng sự (2009) cho rằng có mối quan hệ tích cực giữa tuổi của cơng ty và lợi nhuận. Tuy nhiên, Agarwal và Gort (2002) cho rằng những cơng ty hoạt động lâu năm trong ngành có kiến thức, năng lực bị lỗi thời, có tính ì, khơng linh hoạt đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.
1.1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
Để có cái nhìn tồn diện về hiệu quả kinh doanh của cơng ty thì việc lựa chọn cơng cụ đánh giá có ý nghĩa vơ cùng quan trọng. Hiện nay, có rất
nhiều bộ chỉ tiêu đo lường hiệu quả kinh doanh nhưng các chỉ tiêu thường được sử dụng trong các nghiên cứu có thể chia thành hai loại chính: Thứ nhất là các hệ số giá trị kế toán (hay các hệ số về lợi nhuận); Thứ hai là các hệ số giá trị thị trường (hay các hệ số về tăng trưởng tài sản). Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, tác giả chỉ đánh giá hiệu quả kinh doanh thông qua các chỉ tiêu về lợi nhuận. Hai chỉ tiêu được dùng để đánh giá bao gồm lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE). Theo Hu & Izumida (2008), hai chỉ tiêu này là cách nhìn về quá khứ hoặc đánh giá khả năng lợi nhuận ngắn hạn của doanh nghiệp đã đạt được trong các kỳ kế toán đã qua, chỉ báo hiệu quả cho kết quả sản xuất kinh doanh hiện tại.
a. ROA
ROA thể hiện mối tương quan giữa mức sinh lợi của một công ty so với tổng tài sản của nó, từ đó có thể cho thấy hiệu quả trong việc sử dụng tài sản để tạo ra lợi nhuận. Cơng thức tính được thể hiện như sau:
ROA=
Chỉ số ROA càng cao có ý nghĩa tích cực vì hiệu quả kinh doanh của cơng ty càng lớn đi kèm thành quả từ việc nỗ lực đầu tư, chấp nhận rủi ro.
ROA đối với các cơng ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Vì vậy, khi sử dụng ROA để so sánh giữa các cơng ty thì nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm hoặc đặt trong sự so sánh với các công ty tương đồng nhau.
b. ROE
ROE là chỉ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, chỉ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đơng thường. Cơng thức tính được thể hiện như sau:
ROE càng cao càng thể hiện công ty đã sử dụng hiệu quả đồng vốn mà cổ đông bỏ ra, tức là công ty đã cân đối một cách hài hịa giữa vốn cổ đơng với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn. Khi ROE cao thì các cổ phiếu có mức độ hấp dẫn các nhà đầu tư hơn. Vì vậy, các nhà đầu tư thường phân tích ROE để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, để đưa ra quyết định tư vấn mua/bán cổ phiếu của cơng ty nào.
Bên cạnh hai chỉ tiêu chính, để có đánh giá về hiệu quả kinh doanh thơng qua chỉ tiêu lợi nhuận, luận văn cũng sử dụng thêm thông tin từ một số chỉ tiêu khác. Cụ thể:
Thứ nhất, Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu được tính theo cơng thức: ROS
Tỷ số này phản ánh mối quan hệ giữa lợi nhuận và doanh thu nhằm cho biết 1 đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số này càng lớn thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp càng cao. Tương tự như ROA, ROE tỷ số này cũng phụ thuộc rất nhiều vào ngành sản xuất kinh doanh; vì vậy khi so sánh cần so sánh với bình quân ngành hoặc so sánh tương tự trong cùng một ngành.
Thứ hai, thu nhập trên mỗi cổ phiếu được tính theo cơng thức: EPS
Đây là một chỉ số quan trọng để tính tốn giá cổ phiếu, nó có ý nghĩa là lợi nhuận (thu nhập) thu được trên mỗi cổ phiếu. Chỉ số này có thể được coi là phần lợi nhuận thu được trên mỗi khoản đầu tư ban đầu và xác định khả năng lợi nhuận của doanh nghiệp.
EPS càng cao phản ánh năng lực kinh doanh của doanh nghiệp càng mạnh, khả năng trả cổ tức là cao và giá cổ phiếu cũng có xu hướng tăng cao. Dựa vào chỉ số này, các nhà đầu tư có thể hiểu và so sánh giữa các loại cổ phiếu.
1.1.3.3. Ảnh hưởng của cơ cấu HĐQT đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
Theo IFC, một cơ cấu HĐQT hợp lý bao gồm: số lượng và thành phần HĐQT tùy theo nhu cầu của từng cơng ty. Trong đó, thành phần HĐQT bao gồm các tiêu chí sau đây:
- Tỷ lệ/ số lượng thành viên HĐQT điều hành: Khi quyết định thành
phần của HĐQT, công ty cần cân bằng giữa số lượng thành viên HĐQT điều hành (những thành viên có mặt trong ban điều hành cơng ty) và thành viên HĐQT không điều hành (những thành viên không tham gia vào ban điều hành) để có khả năng đưa ra các phán quyết độc lập đối với các vấn đề khi tiềm ẩn xung đột về lợi ích, ví dụ như đảm bảo tính trung thực của các báo cáo tài chính và phi tài chính, rà sốt các giao dịch liên quan, đề cử thành viên HĐQT và các cán bộ quản lý chủ chốt và thù lao của HĐQT.
- Sự kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng Giám đốc: Việc tách rời hai vị trí có thể coi là thơng lệ tốt vì giúp cân bằng quyền lực, tăng trách nhiệm và nâng cao năng lực ra quyết định độc lập của Hội đồng Quản trị với Ban điều hành. Việc chỉ định một thành viên Hội đồng Quản trị đứng đầu không điều hành cũng được coi là thông lệ tốt nếu vai trị đó được xác định có đủ thẩm quyền lãnh đạo Hội đồng Quản trị trong trường hợp Ban điều hành có xung đột rõ ràng. Những cơ chế như vậy góp phần đảm bảo quản trị cơng ty chất lượng cao và thực hiện có hiệu quả chức năng của Hội đồng Quản trị.
- Tỷ lệ/ số lượng thành viên HĐQT độc lập: Công ty cũng cần cân nhắc
về sự tham gia của thành viên HĐQT độc lập vì những thành viên này có thể mang lại giá trị cho cơng ty bằng việc đưa ra những đánh giá độc lập, khách quan cũng như đóng góp ý kiến giúp tạo ra các cơ hội kinh doanh mới. Họ cũng có thể đưa ra những ý kiến phản bác mang tính xây dựng mà thường khó tìm thấy từ chính bên trong cơng ty.
- Sự đa dạng về giới tính: Vấn đề này nhận được rất nhiều sự quan tâm
trong thời gian gần đây, vì thực tế cho thấy phụ nữ ngày càng thể hiện sự thành cơng trong cơng việc nhưng lại ít được quan tâm đến. Ngồi ra, sự đa dạng về giới tính góp phần mang đến cái nhìn đa chiều của HĐQT trước các quyết định.
-Sự đa dạng về trình độ, kỹ năng, kinh nghiệm: Để thiết lập một cấu
trúc
HĐQT hoàn hảo cần xác định các loại thành viên HĐQT cần thiết theo mục tiêu của doanh nghiệp. Do đó, nhiều cơng ty đã thường xuyên xem xét lại các kỹ năng cần có cho thành viên HĐQT và so sánh chúng với hồ sơ của các thành viên HĐQT. Những kỹ năng mềm và tính cách của các thành viên HĐQT cũng được xem xét vì chúng góp phần trong việc thiết lập một HĐQT phù hợp
- Việc thành lập các ủy ban chuyên môn hỗ trợ HĐQT: Khi môi trường
kinh doanh ngày cành phức tạp, những yêu cầu đối với HĐQT và các thành viên HĐQT cũng ngày một lớn. Các tiểu ban trực thuộc HĐQT thường được xem là một công cụ đắc lực giúp HĐQT vượt qua những thách thức một cách