Xây dựng quy mô hội đồng quản trị phù hợp

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu hội đồng quản trị đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 80 - 99)

CHƢƠNG 4 : KIẾN NGHỊ

4.2. Đối với các doanh nghiệp niêm yết

4.2.2. Xây dựng quy mô hội đồng quản trị phù hợp

Qua kết quả nghiên cứu, quy mơ HĐQT có ảnh hưởng ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh.Quy mơ trung bình của các DN nghiên cứu là 5.469.Như vậy, so với kết quả hoạt động con số này là khá cao, nhiều thành viên trong HĐQT gây chi phí hành chính cao trong khi hiệu quả giám sát lại giảm. Vì vậy, các DN đặc biệt là DN có quy mơ vừa và nhỏ cần cân đối tỷ lệ thành viên HĐQT của mình để đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Bên cạnh đó, thay vì tập trung chú trọng vào số lượng thành viên HĐQT, DN cần tập trung nhiều hơn vào chất lượng thành viên HĐQT. Các thông lệ quốc tế cũng hướng DN tới việc lựa chọn các thành viên HĐQT sao cho HĐQT sở hữu tập hợp kiến thức, kinh nghiệm và năng lực phù hợp thay vì hướng tới khuyến khích DN nên bổ nhiệm số lượng thành viên HĐQT như thế nào. Trên thực tế, Thông tư 121/TT-BTC trước đây và mới nhất là Nghị định 71/2017/NĐ-CP cũng có quy định “Cơ cấu HĐQT cần đảm bảo sự cân đối giữa các thành viên có kiến thức và kinh nghiệm về pháp luật, tài chính, lĩnh vực hoạt động kinh doanh của cơng ty và có xét yếu tố về giới” cho thấy cơ quan quản lý cũng có yêu cầu về chất lượng của thành viên HĐQT bên cạnh yếu tố về số lượng. Tính đa dạng kiến thức và kinh nghiệm đóng vai trị

quan trọng trong việc tránh tư duy theo đám đông và đem đến sự đa dạng về tư duy trong thảo luận của HĐQT. Bộ Nguyên tắc QTCT của OECD năm 2014 cịn tiến xa hơn, khuyến khích HĐQT của các DN nên thường xuyên thực hiện tự đánh giá để thẩm định kết quả hoạt động và đánh giá liệu họ có sở hữu tập hợp kiến thức, kinh nghiệm và năng lực phù hợp khơng.

4.2.3. Khuyến khích nữ giới tham gia vào hoạt động điều hành của công ty

Trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào tìm hiểu mối tương quan giữa sự đa dạng trong HĐQT và ban điều hành với lợi nhuận doanh nghiệp. Trong đó, có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng, một HĐQT và ban điều hành đa dạng về cơ cấu giới tính, với sự hiện diện của các nhà lãnh đạo nữ có thể thúc đẩy hiệu quả kinh doanh và sự bền vững của doanh nghiệp.

Nhiều quốc gia trên thế giới đã đặt thành mục tiêu hướng tới, thậm chí được “luật hóa” về sự tham gia của nữ giới trong HĐQT, ban điều hành. Theo báo cáo của hãng kiểm toán Deloitte, ngay từ năm 2013 Na Uy là quốc gia tiên phong trên thế giới đưa ra “hạn ngạch” về sự đa dạng giới tính trong HĐQT và ban điều hành. Chính vì vậy mà hiện nay Na Uy là nước có tỷ lệ nữ giới trong HĐQT cao nhất thế giới, chiếm tới 42% và 7% số ghế chủ tịch của các công ty đang thuộc về lãnh đạo nữ. Tại khu vực châu Á, vấn đề thúc đẩy đa dạng giới trong ban lãnh đạo các DNNY ngày càng được chú trọng hơn. Ví dụ, tại Hong Kong, DNNY bắt buộc phải cơng bố thơng tin về chính sách đa dạng giới tính trong ban lãnh đạo và phải giải trình nếu doanh nghiệp khơng tuân thủ, quy định này bắt đầu được thực hiện từ tháng 9/2013, sau khi Bộ luật Quản trị được sửa đổi. Malaysia đã thơng qua một chính sách vào năm 2011 bắt buộc nữ giới phải chiếm ít nhất 30% các vị trí quản lý hoặc trong HĐQT của các doanh nghiệp.

Ngoài các bài học kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới nêu trên, sự đa dạng về giới trong bài viết cũng đã chỉ ra sự gia tăng về số lượng thành viên nữ tham gia vào HĐQT có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả kinh doanh của công ty.

Trước hết ban lãnh đạo doanh nghiệp cần phải thay đổi tư duy về việc sử dụng nhân sự nữ ở các vị trí cấp cao, đánh giá cơng bằng về tố chất của phụ nữ. Các doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt là doanh nghiệp nhà nước, mạng lưới giám đốc hầu hết bị chi phối mạnh bởi nam giới. Điều này xuất phát từ bản chất gia trưởng của xã hội, kết quả là ban lãnh đạo doanh nghiệp có quan điểm việc có ít nữ lãnh đạo trong HĐQT hay ban điều hành là chuyện bình thường. Tuy nhiên, một nhân sự cấp cao là nữ với những đặc điểm giới tính, trong nhiều tình huống có thể đưa ra những quan điểm mới, góc nhìn khác biệt so với các thành viên nam khác, mở rộng các cuộc thảo luận trong HĐQT; từ đó đưa ra những quyết định tốt hơn cho doanh nghiệp.

Tiếp đó, để gia tăng sự hiện diện của nữ giới trong HĐQT, doanh nghiệp đặc biệt là các DNNY nên thực hiện các chính sách nhằm khuyến khích, ưu đãi tạo điều kiện cho nhân sự nữ với trình độ chun mơn tốt đảm nhiệm vị trí lãnh đạo và kết hợp các chương trình đào tạo, phát triển tài năng để chuẩn bị họ cho vị trí cấp cao. HĐQT có thể áp dụng những thơng lệ tốt nhất cho việc bổ nhiệm thành viên hội đồng bằng cách tìm kiếm ngồi mạng lưới giám đốc truyền thống và nhận hỗ trợ bởi cố vấn bên ngoài để tăng cường sự khách quan.

Ngồi tìm kiếm nhân sự nữ từ cố vấn bên ngoài ra, ban lãnh đạo cần chủ động tạo nguồn hạt giống từ bên trong doanh nghiệp của mình. Trước hết, doanh nghiệp xây dựng các quy trình tuyển dụng, thăng chức và các chính sách đào tạo để đảm bảo rằng nữ giới với những kỹ năng, kinh nghiệm trong ngành và trình độ chun mơn cao sẽ nhận được cơ hội thăng tiến tương đương như nam giới. Nhờ có sự đối xử cơng bằng, nữ giới có thể vượt qua sự nhút nhát, mạnh dạn tìm kiếm và tự đề cử mình vào các chức danh phù hợp. Ngồi ra, doanh nghiệp nên quan tâm bằng cách xây dựng những lợi ích và đặc quyền dành cho các nhân viên nữ như tạo ra các diễn đàn để họ có thể

trao đổi về gia đình, ni dạy con cái; nhờ vậy mà họ có động lực để có thể tự tin hồn thành cơng việc của mình.

4.2.4. Nâng cao năng lực quản trị cơng ty của các lãnh đạo doanh nghiệp

Năng lực QTCT của các DNNY tại Việt Nam còn chưa cao, một số tiêu chuẩn cịn mang tính hình thức. Đây là lĩnh vực cần được nghiêm túc nghiên cứu, đầu tư và tăng cường hơn nữa để các doanh nghiệp có nhiều cơ hội tiếp cận với thị trường vốn khu vực và quốc tế trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng mạnh mẽ. Các nghiên cứu trước đó đã chỉ ra doanh nghiệp có QTCT tốt thì hiệu quả kinh doanh sẽ cao. Thực tế cho thấy, tình trạng QTCT niêm yết trên thị trường chứng khốn ở Việt Nam cịn yếu do nhiều nguyên nhân. Trước tiên phải kể đến ý thức nâng cao năng lực quản trị trong Ban lãnh đạo nhiều DNNY chưa cao. QTCT ở Việt Nam theo kiểu “gia đình trị” gây cản trở việc thực hành QTCT hiệu quả khi mà HĐQT công ty chủ yếu là thành viên trong gia đình và đảm nhận ln các chức vụ điều hành doanh nghiệp. Thêm vào đó, do hệ thống pháp luật chưa được chặt chẽ tình trạng vi phạm QTCT xảy ra cũng không dễ khởi kiện cho dù điều này được cho phép. Ví dụ như, Luật doanh nghiệp đã quy định rõ một số trường hợp cổ đơng có thể khởi kiện ra tịa án gồm khởi kiện hủy bỏ Nghị quyết ĐHĐCĐ; khởi kiện đối với thành viên HĐQT, Tổng giám đốc… Tuy nhiên, các quy định về QTCT chỉ mang tính khuyến khích áp dụng, chứ khơng áp đặt và có chế tài xử lý.

Trước tiên, các cán bộ quản lý, tiên phong là thành viên HĐQT cần được trang bị, đào tạo kỹ năng và nâng cao nhận thức về QTCT để định hướng giúp cơng ty về tính minh bạch, tính trách nhiệm giải trình nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Theo thơng lệ quốc tế, các thành viên HĐQT thường được tham gia tập huấn về kiến thức chuyên môn và công tác điều hành trước khi được bổ nhiệm vào HĐQT. Tại nhiều công ty đa quốc gia,

công ty bắt buộc phải cung cấp cho các thành viên HĐQT: những khóa đào tạo định kỳ về các hoạt động của cơng ty; những khóa đào tạo định kỳ về công tác QTCT và việc đánh giá thành tích của họ. Việc đào tạo và đánh giá này có thể được thực hiện bởi một bộ phận chuyên trách trong nội bộ cơng ty hoặc có thể do bên thứ ba tiến hành. Tại Việt Nam, công tác đào tạo chuyên trách trong nội bộ cơng ty ít được tiến hành nên các DNNY phải chủ động đăng ký, cử cán bộ quản lý tham gia vào các chương trình đào tạo, phát triển chuyên môn về QTCT do Ủy ban chứng khoán Nhà nước, Sở giao dịch chứng khốn, phịng thương mại, các hiệp hội doanh nghiệp tổ chức.

KẾT LUẬN

Luận văn đã tiến hành nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu của HĐQT với hiệu quả kinh doanh của các DNNY tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội năm 2016 dựa trên mẫu nghiên cứu là 232 quan sát. Luận văn xây dựng mơ hình đánh giá sự tác động của các biến: quy mô HĐQT, số thành viên HĐQT độc lập, sự kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch và TGĐ, số thành viên nữ lên các biến phụ thuộc là ROA, ROE. Kết quả kiểm định của mơ hình hồi quy tuyến tính đã kết quả : (i) Số thành viên HĐQT độc lập có mối quan hệ tích cực với hiệu quả kinh doanh của DNNY, (ii) Số thành viên nữ trong HĐQT tỷ lệ thuận với thu nhập trên tổng tài sản (ROA), (iii) tuy nhiên quy mơ HĐQT và ROA lại có quan hệ ngược chiều và (iv) khơng có mối quan hệ nào giữa việc kiêm nhiệm hai chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc với hiệu quả kinh doanh của DNNY. Từ đó, tác giả đã đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao năng lực quản trị công ty và hiệu quả kinh doanh của các DNNY trên Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội: (i) thúc đẩy thành lập một tổ chức độc lập có vai trị đào tạo và giới thiệu các thành viên HĐQT độc lập cho các công ty đại chúng (ii) xem xét giảm số lượng quy định về thành viên HĐQT, (iii) ban hành bộ nguyên tắc QTCT; (iv) Tăng cường sự tham gia của các thành viên độc lập (v) Xây dựng quy mơ HĐQT phù hợp, (vi) Khuyến khích nữ giới tham gia vào hoạt động điều hành của công ty và (vii)Nâng cao năng lực QTCT của các lãnh đạo doanh nghiệp hướng theo chuẩn quốc tế.

Kết quả nghiên cứu của luận văn có những điểm tương đồng và khác biệt so với các nghiên cứu trên thế giới nhưng đã phần nào phản ánh được những điểm đặc thù của các DNNY tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội. Kết quả nghiên cứu góp phần giúp các DN thay đổi trong tư duy, vận dụng các nguyên tắc QTCT trong xây dựng chiến lược, kế hoạch và điều hành góp

phần hồn thiện và gia tăng các giá trị cho công ty. Tuy nhiên, dữ liệu của luận văn chưa đủ lớn để khái qt hóa được tồn bộ tình hình hoạt động kinh doanh của các DNNY tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT

1. Bộ Tài chính, 2007. Quyết định về việc ban hành Quy chế quản trị

công ty áp dụng cho các công ty niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán/Trung tâm Giao dịch Chứng khốn. Hà Nội: Bộ Tài chính.

2. Nguyễn Quang Dong và Nguyễn Thị Minh, 2012. Giáo trình Kinh tế

lượng. Hà Nội: Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân.

3. Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy, 2013. Tác động của đặc điểm hội

đồng quản trị đến hiệu quả hoạt động công ty: Minh chứng từ Việt Nam. Tạp

chí Kinh tế & Phát triển, số 188(II) tháng 2/2013, trang 68-75.

4. Nguyễn Minh Kiều, 2011. Giáo trình Tài chính doanh nghiệp căn bản

(Lý thuyết – Bài tập và bài giải). Hà Nội: Nhà xuất bản lao động xã hội.

5. Phịng thương mại và cơng nghiệp Việt Nam, 2017. Báo cáo thường

niên doanh nghiệp Việt Nam 2016. Hà Nội: Nhà xuất bản thơng tin và truyền

thơng.

6. Đồn Ngọc Phúc và Lê Văn Thông, 2014. Tác động của quản trị doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa ở Việt Nam. Tạp chí Kinh tế & Phát triển, số 203 tháng 5/2014, trang 56-63.

7. Quốc hội, 2014. Luật Doanh nghiệp. Hà Nội: Quốc hội.

8. Sở giao dịch chứng khốn thành phố Hồ Chí Minh, 2017. Quản trị

công ty: Những câu hỏi thường gặp. Hồ Chí Minh: Sở giao dịch chứng khốn

thành phố Hồ Chí Minh

9. Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội, 2015. Báo cáo công bố thông tin và

minh bạch cho các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội năm 2015. Hà Nội: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội.

10. Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội, 2016. Báo cáo công bố thông tin và

minh bạch cho các doanh nghiệp niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán Hà Nội năm 2016. Hà Nội: Sở giao dịch chứng khốn Hà Nội.

11. Trần Minh Trí và Dương Như Hùng, 2011. Ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu quản trị đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn HOSE. Tạp

chí phát triển khoa học và cơng nghệ, tập 14, số quý 2 – 2011, trang 116-123.

12. Trần Thị Thanh Tú, 2017. Cơ cấu Hội đồng quản trị và hiệu quả hoạt

động - nghiên cứu tại ngân hàng các nước ASEAN. Hội thảo khoa học: Quản

trị ngân hàng hiệu quả. Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội,

Cơ quan Thanh tra Giám sát Ngân hàng và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Hà Nội tháng 01 năm 2017.

13. Nhâm Phong Tuân và Nguyễn Anh Tuấn, 2013. Quản trị công ty: Vấn

đề đại diện của các cơng ty đại chúng tại Việt Nam. Tạp chí Khoa học Đại

học quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, tập 29, Số 1 (2013), trang 1-10.

14. Nguyễn Lê Thanh Tuyền, 2013. Nghiên cứu các nhân tố ảnh

hưởng

đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của các công ty ngành sản xuất chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Luận văn Thạc sĩ,

Trường Đại học Đà Nẵng.

TÀI LIỆU TIẾNG ANH

15. Augustine, U., 2012. Board characteristics and the financial performance of Nigerian quoted firms. Corporate Governance: The

international journal of business in society, 12(5): 656-674.

16. Ameer, R. et al., 2009. A new perspective on board composition and firm performance in an emerging market. Corporate Governance, 10 (5): 647 – 661. 17. Babalola, Yisau Abiodun, 2013. The Effect of Firm Size on Firms Profitability in Nigeria. Journal of Economics and Sustainable Development, 4(5): 90-94.

18. Carter, D., A., Simkins, B., J. and Simpson, W., G., 2003. Corporate Governance, Board Diversity, and Firm Value. The Financial Review, 38(1): 33-53.

20. Guest, P., M., 2009. The Impact of Board Size on Firm Performance: Evidence from the UK. The European Journal of Finance, 15(4): 385-404. 21. Hu, Y & Izumida, S 2008. Ownership Concentration and Corporate Performance: A Causal Analysis with Japanese Panel Data. Corporate

Governance: An International Review, 16(4): 342-358

22. Jensen, M., C., and Meckling, W., H., 1976. Theory of the firm: Managerial behavior, agency costs and ownership structure. Journal of

Financial Economics, 3(4):305-360.

23. Lawal, B., 2012. Board Dynamics and Corporate Performance: Review of Literature, and Empirical Challenges. International Journal of Economics

and Finance, 4(1): 22-35.

24. Malik, H. 2011. Determinants of insurance companies profitability: An analysis of insurance sector of Pakistan. Academic Research International, 1(3): 315-321.

25. Mohammad, A., G., 2012. Board Characteristics and Firm Performance: Case of Saudi Arabia. International Journal of Accounting and

Financial Reporting, 2(2):168-200.

26. Lipton, M. and Lorsch, J., W., 1992. A Modest Proposal for Improved Corporate Governance. Business Lawyer, 48(1): 59-77.

27. Mehran, H., 1995. Executive Compensation Structure, Ownership and Firm Performance. Journal of Financial Economics, 38(2), 163-184.

28. Klein, A., 1998. Firm Performance and Board Committee Structure.

Journal of Law and Economics, 41(1), 275-303.

29. Kyereboah-Coleman and Nicholas Biekpe, 2007. Corporate governance and financing choices of firms: a panel data analysis. The South

African journal of economics, Vol 74, 670-681.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu hội đồng quản trị đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 80 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w