Tổng quan tài liệu nghiên cứu về quản trị công ty

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu hội đồng quản trị đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 43 - 50)

1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

1.2.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu về quản trị công ty

1.2.2.1. Nghiên cứu trên thế giới về quản trị công ty

Trên thế giới, QTCT hình thành rất sớm và các quốc gia đã xây dựng được những bộ quy tắc, hướng dẫn trong vấn đề này. Chính vì vậy, các rất nhiều nghiên cứu dựa trên cả lý thuyết và thực nghiệm để lý giải cho vai trò, sự ảnh hưởng của QTCT đến hoạt động của doanh nghiệp. Khi QTCT được xem như một lĩnh vực quan trọng thì việc quan tâm đến những đặc tính của HĐQT là vấn đề có tác động đến hiệu quả hoạt động của cơng ty. Có rất nhiều nghiên cứu về vấn đề này, một vài dẫn chứng cụ thể như:

Hàng năm, tổ chức nghiên cứu độc lập The Conference Board ở New York đều tiến hành phân tích thành phần, cơ cấu của HĐQT và năng lực chuyên môn của giám đốc đối với các doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khốn Mỹ. Qua đó chỉ ra được cấu trúc, thành phần của HĐQT có liên quan đến hiệu quả của kiến trúc kiểm sốt. Khi xem xét đặc tính của HĐQT, phân tích của tổ chức này thường chú trọng vào thành phần, quy mô, sự đa dạng và sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT.

Một nghiên cứu tổng quát của Lawal (2012) đã giải thích về cơ cấu của HĐQT ảnh hưởng đến thành quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng những nhân tố then chốt của đặc tính HĐQT trong các nghiên cứu trước bao gồm: Quy mô, thành phần, sự kiêm nhiệm của Chủ tịch HĐQT và TGĐ, tính đa dạng của HĐQT. Nghiên cứu này cũng cảnh báo các nhà nghiên cứu sau nên tránh những sai lầm như sự phụ thuộc vào lý thuyết số ít, hay sử dụng phương pháp đo lường đơn lẻ hoặc không kiểm định mối quan hệ giữa hai biến số. Tuy nhiên, nghiên cứu này chỉ là nghiên cứu định tính, khơng tiến hành kiểm chứng trên một thị trường cụ thể nào cả.

Hay nghiên cứu của Cheng (2008) về quy mô của HĐQT đến thành quả hoạt động của công ty trên cơ sở dữ liệu từ 1252 công ty trong báo cáo của Trung tâm nghiên cứu trách nhiệm của Nhà Đầu tư (IRRC) giai đoạn 1996- 2004. Nghiên cứu này đưa ra bằng chứng thực nghiệm về việc quy mô của HĐQT càng lớn sẽ càng có ít thay đổi đến hiệu quả hoạt động của công ty. Phương pháp nghiên cứu là phương pháp định lượng, hồi quy hàm biểu diễn theo các biến độc lập như lợi nhuận cổ phiếu, ROA, Tobin’Q,.. Qua phân tích, tác giả có thể dễ dàng chỉ ra quy mơ HĐQT có ảnh hưởng âm đến những yếu tố trên. Điều này cũng phù hợp với lập luận cho rằng quy mơ HĐQT càng lớn thì càng phải mất nhiều sự thỏa hiệp thì mới đạt được đồng thuận nên những quyết định của HĐQT thường ít khắc nghiệt hơn, dẫn đến sự ảnh hưởng không sâu sắc đến hiệu quả hoạt động của công ty. Nghiên cứu này cũng mở rộng cho lý thuyết người đại diện, có nghĩa là sự thay đổi hiệu quả hoạt động của công ty khi quy mơ HĐQT lớn lên hồn tồn độc lập với vấn đề người đại diện ở các HĐQT lớn đó.

Một nghiên cứu của Ameer và cộng sự (2009) đã phân tích về ảnh hưởng của thành phần HĐQT đến kết quả hoạt động của các công ty tại Malaysia. Nghiên cứu này sử dụng phương pháp hồi quy tuyến tính để phân

tích mối quan hệ giữa vai trị của HĐQT và kết quả hoạt động của cơng ty bằng cách sử dụng một bảng dữ liệu gồm 277 cơng ty phi tài chính Malaysia được niêm yết trong giai đoạn 2002-2007. Kết quả thực nghiệm cho thấy HĐQT có tỷ lệ thành viên độc lập và thành viên là người nước ngồi cao có kết quả hoạt động của cơng ty tốt hơn so với HĐQT có tỷ lệ thành viên độc lập thấp và có thành viên nội bộ không kiêm nhiệm điều hành. Nghiên cứu ngụ ý rằng các công ty sở hữu đại chúng rộng rãi, tỷ lệ cao người bên ngoài tham gia vào HĐQT sẽ làm giảm các vấn đề về đầu tư và chi phí đại diện. Tuy nhiên, trong nghiên cứu chưa đề cập đến các đặc tính cá nhân của các thành viên HĐQT để có thể nhận ra khả năng thích ứng của họ trong các vai trò khác.

Nghiên cứu của Kumi Heenetigala và Anona Fern Armstrong (2011) đã gợi ý một mối quan hệ tích cực giữa các thông lệ QTCT và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp dựa trên các dữ liệu bao gồm chỉ tiêu ROE, thành phần HĐQT, tiểu ban HĐQT và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp được đo bằng Tobin’s Q. Kết quả thực nghiệm chỉ ra rằng các doanh nghiêp đã áp dụng và triển khai các chiến lược QTCT đạt được lợi nhuận cao hơn và có dấu hiệu gia tăng giá cổ phiếu.

Các nghiên cứu quốc tế đã được thực hiện theo các phạm vi khác nhau nhằm kiểm tra mối quan hệ liên quan giữa kết quả hoạt động kinh doanh và các cơ chế QTCT của doanh nghiệp, vì vậy kết quả thường trái ngược nhau. Ý kiến cho rằng QTCT tốt giúp tăng cường kết quả hoạt động kinh doanh của công ty hiện đang được đa số các học giả và nhà nghiên cứu quốc tế ủng hộ. Tuy nhiên một số các nghiên cứu khác đã cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa QTCT và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty (Bathala và Rao, 1995; Hutchinson, 2002) hoặc khơng tìm thấy bất kỳ mối quan hệ nào (Prevost et al 2002.; Young, 2003). Ví dụ như nghiên cứu của hai tác giả Pooja Gupta and

Aarti Mehta Sharma (2014) đã chỉ ra ảnh hưởng của QTCT đối với kết quả hoạt động kinh doanh của 140 doanh nghiệp tại Ấn Độ và Hàn Quốc khác hoàn toàn với các nghiên cứu trước đây. Cụ thể là kết quả chỉ ra rằng mức độ ảnh hưởng của QTCT đối với kết quả hoạt động của doanh nghiệp gần như khơng có.

1.2.2.2. Nghiên cứu về tình hình quản trị cơng ty tại Việt Nam

QTCT tại Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn bắt đầu và cần phải tiếp tục hoàn thiện. Tuy nhiên, nghiên cứu chun sâu về QTCT cịn chưa nhiều, cũng có thể kể đến vài nghiên cứu đáng kể như:

Trước tiên về phía cơ quan quản lý, năm 2016 HNX đã xuất bản “Báo cáo kết quả đánh giá chất lượng Công bố Thơng tin và Minh Bạch”. Đây có thể coi là một thước đo về tình hình cơng bố thơng tin, tăng cường nhận thức và thực tiễn công bố thơng tin cho cộng đồng doanh nghiệp và có những đề xuất giúp cơ quan quản lý và doanh nghiệp thực hiện tốt hơn việc cơng bố thơng tin. Bộ tiêu chí này được xây dựng dựa trên 5 nguyên tắc cơ bản về QTCT: Quyền của cổ đông, đối xử công bằng với cổ đơng, các bên có quyền lợi liên quan, cơng bố thơng tin và minh bạch, trách nhiệm của HĐQT và ban kiểm sốt.

Nghiên cứu của Trần Minh Trí và Dương Như Hùng (2011) về ảnh hưởng của tỷ lệ sở hữu quản trị đến hiệu quả hoạt động của các công ty niêm yết trên sàn HOSE. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu của 126 cơng ty niêm yết tại Sở GDCK TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2006 – 2009. Kết quả thực nghiệm cho thấy có một mối quan hệ phi tuyến tính giữa hai yếu tố trên. Khi tỷ lệ sở hữu quản trị nhỏ hơn 59,1% thì hiệu quả hoạt động của cơng ty thay đổi tỷ lệ thuận và ngược lại. Mối quan hệ này hoàn toàn hợp lý với hiện tượng “đồng lợi ích” và “xây dựng quyền lực cá nhân”, có nghĩa là khi tỷ lệ sở hữu quản trị nhỏ hơn một giá trị nhất định, nhà quản lý sẽ nỗ lực nhiều hơn nếu họ có

nhiều cổ phần trong cơng ty và ngược lại khi tỷ lệ đó cao hơn một giá trị nhất định họ sẽ dùng quyền lực đó để gia tăng lợi ích cá nhân. Kết quả cũng chỉ ra rằng loại ngành nghề, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp khơng có tác động đến hiệu quả hoạt động.

Hay nghiên cứu năm 2014 của Đồn Ngọc Phúc và Lê Văn Thơng về tác động của quản trị doanh nghiệp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp sau cổ phần hóa ở Việt Nam. Nguồn dữ liệu được sử dụng là từ 127 DNNY trên hai sàn GDCK Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007-2012. Phương pháp nghiên cứu là phương pháp định lượng, hồi quy tuyến tính với các biến phụ thuộc là ROA, ROE và biến độc lập bao gồm quy mô HĐQT, sự kiêm nhiệm, sự độc lập của HĐQT,… Kết quả của nghiên cứu chỉ ra rằng có mối quan hệ tích cực giữa sự độc lập của HĐQT và hiệu quả kinh doanh (ROA, ROE). Ngược lại, có mối quan hệ tiêu cực giữa sở hữu của HĐQT và hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, do nghiên cứu này chỉ chọn mẫu là các doanh nghiệp sau cổ phần hóa, vì vậy kết quả khơng đại diện được cho các DNNY trên thị trường chứng khoán.

Thêm vào đó, theo kết quả nghiên cứu khác của Võ Hồng Đức và Nguyễn Minh Trí (2014) đối với 177 DNNY của Việt Nam từ giai đoạn 2008 - 2012 cho thấy tính độc lập của HĐQT dựa trên tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập khơng có ảnh hưởng tích cực tới chỉ số Tobin’s Q của doanh nghiệp.

Ngược lại, đặc điểm này lại có ảnh hưởng tích cực đối với hệ số nguy cơ phá sản (Z-Score). Kết quả này được các học giả trong nước giải thích rằng tại thị trường chứng khốn Việt Nam, các nhà đầu tư có xu hướng nhận định xấu về doanh nghiệp mỗi khi có sự thay đổi nhân sự cấp cao. Họ cho rằng sự thay đổi này luôn bắt nguồn từ các lý do mang tính tiêu cực.Tâm lý nhà đầu tư cho rằng các hoạt động giữa thành viên HĐQT điều hành và thành viên HĐQT độc lập thiếu sự gắn kết, và các thành viên HĐQT thường là các cá nhân đại

diện cho các cổ đông lớn và sẽ khơng đưa ra các quyết định có lợi cho các cổ đơng thiểu số. Hơn nữa, các nhà đầu tư ở Việt Nam cho rằng các thành viên HĐQT độc lập sẽ khơng có cái nhìn tổng qt và chi tiết về hoạt động doanh nghiệp bằng các thành viên HĐQT điều hành, do đó hoạt động khơng mang lại hiệu quả.

Trong lĩnh vực ngân hàng, có bài báo quốc tế “ Testing the relationship between Corporate Governance and Bank Performance – An Empirical Study on Vietnamese Banks” của tác giả Trần Thị Thanh Tú, Nguyễn Hồng Sơn và Phạm Bảo Khánh được đăng tải trên “Asian Social Science” năm 2014. Bài nghiên cứu chỉ ra tác động của QTCT đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam. Chỉ số QTCT được sử dụng để đo lường mức độ QTCT của các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2010-2012. Hiệu quả hoạt động được đo lường thông qua hai chỉ số ROA, ROE. Nghiên cứu này cũng chỉ ra rằng có một sự khác biệt lớn từ nghiên cứu thực tế ở Việt Nam với các nghiên cứu trước đây trên thế giới. Tác giả cũng tìm ra mối quan hệ giữa vai trị của HĐQT, cổ đông và Đại hội đồng cổ đông với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng. Thêm vào đó, tác giả cũng chỉ ra rằng khơng có mối quan hệ giữa vai trò của ban điều hành đến hiệu quả hoạt động trong các ngân hàng này. Nghiên cứu này có ý nghĩa cho các ngân hàng trong việc cải thiện hoạt động QTCT, nhất là đối với giai đoạn tái cấu trúc ngân hàng hiện nay.

Một nghiên cứu khác của Trần Thị Thanh Tú (2017) được trình bày tại Hội thảo khoa học: Quản trị ngân hàng hiệu quả với chủ đề “Cơ cấu HĐQT và hiệu quả hoạt động - nghiên cứu tại ngân hàng các nước ASEAN”. Nghiên cứu này sử dụng số liệu từ Data Bankscope, Báo cáo thường niên của các Ngân hàng thương mại nước ASEAN như Việt Nam, Malaysia, Thái Lan, Indonesia trong giai đoạn 2009-2015. Mơ hình nghiên cứu được xây dựng với biến phụ thuộc là ROA, ROE đi kèm với hàng loạt các biến phụ thuộc như:

Tổng số thành viên HĐQT, tỷ lệ nữ giới trong HĐQT, trong ban TGĐ, tỷ lệ thành viên độc lập, tổng tài sản của Ngân hàng, tuổi của chủ tịch HĐQT. Nghiên cứu này cho thấy với mức ý nghĩa trên 90%, 3 nhân tố ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng ở Việt Nam, Thái Lan và Indonesia là: Tỷ lệ nữ trong Ban TGĐ, tuổi của chủ tịch HĐQT và quy mô NH. Tác giả cũng đưa ra kết luận rằng quy mơ HĐQT khơng có quan hệ với hiệu quả hoạt động ngân hàng ở cả 4 nước nghiên cứu.

Tóm lại, các nghiên cứu đã thực hiện góp phần có cái nhìn tổng quan, giải thích tác động của QTCT đến hiệu quả kinh doanh của các loại hình doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, nội dung về ảnh hưởng của cơ cấu HĐQT đặc biệt là các DNNY tại Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội với những đặc điểm riêng có như quy mơ cơng ty vừa và nhỏ, chủ yếu là các doanh nghiệp chuyển đổi từ sở hữu nhà nước sang hình thức cơng ty cổ phần chưa được nghiên cứu riêng, trực tiếp. Xuất phát từ thực tế đó, luận văn này đã lựa chọn chủ đề nghiên cứu về vai trò, ảnh hưởng của cơ cấu HĐQT đến hiệu quả kinh doanh của các DNNY tại HNX nhằm tìm ra một số bằng chứng thực nghiệm để giải thích mối quan hệ này, đóng góp một số giải pháp giúp DN nâng cao năng lực quản trị, cải thiện kết quả sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu hội đồng quản trị đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 43 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w