CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Giả thuyết nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của luận văn là mơ tả được ảnh hưởng của cơ cấu HĐQT thông qua các nhân tố là quy mô HĐQT, sự kiêm nhiệm của chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc, số lượng thành viên HĐQT độc lập và số thành viên nữ thuộc HĐQT đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, được đo lường bằng các biến là ROA, ROE. Chính vì vậy, bài viết sử dụng các giả thuyết nghiên cứu sau:
2.2.1. Quy mơ HĐQT
Tuy có 2 quan điểm khác biệt nhưng các phần lớn các nghiên cứu trên thực tế đều cho kết quả là quy mơ HĐQT càng lớn có tác động ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh của cơng ty. Do đó, luận văn đưa ra giả thuyết nghiên cứu là:
Giả thuyết H1: Quy mơ HĐQT có tác động ngược chiều đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
2.2.2. Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc
Sự kiêm nhiệm Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc sẽ được tập trung quyền lực của cả ban điều hành và HĐQT, cả quyền quản lý và kiểm sốt hoạt động của cơng ty.
Các nghiên cứu thực nghiệm của Dahya (1996), Kyereboah, Peng và cộng sự (2007) đều cho thấy vai trị kép của Giám đốc có tác động tiêu cực đến hoạt động của cơng ty. Cũng có một vài nghiên cứu chỉ ra khơng tìm thấy điểm khác biệt đáng kể giữa giám đốc kiêm nhiệm và không kiêm nhiệm đến hiệu quả kinh doanh của cơng ty. Vì vậy, luận văn đưa ra giả thuyết dưới đây để kiểm định ảnh hưởng của sự kiêm nhiệm nghiên cứu trong trường hợp cụ thể của các công ty tại Việt Nam:
Giả thuyết H2: Sự kiêm nhiệm có tác động tiêu cực đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
2.2.3. Thành viên HĐQT độc lập
Trong các nghiên cứu thực nghiệm, nhìn chung mối quan hệ giữa thành phần HĐQT và hiệu quả kinh doanh của cơng ty là tích cực. Millstein và MacAvoy (1998) kết luận rằng có một kết quả tích cực giữa mối quan hệ của thành viên HĐQT độc lập và thành quả của các công ty tại Mỹ.
Từ những lý thuyết và thực nghiệm trên, luận văn đưa ra giả thuyết như sau:
Giả thuyết H3: Thành viên HĐQT độc lập có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
2.2.4. Thành viên nữ trong HĐQT
Các nghiên cứu thực nghiệm hầu hết đã chỉ ra rằng có một mối liên hệ tích cực giữa tỷ lệ thành viên nữ và hiệu quả kinh doanh của các cơng ty. Đặc biệt, gần đây có một số nghiên cứu về các nước châu Á có hồn cảnh tương đối giống Việt Nam như nghiên cứu của Yu (2013) về sự ảnh hưởng của thành viên nữ đến hiệu quả kinh doanh của các công ty ở Trung Quốc, nghiên cứu của Daniel (2014) minh chứng về mối quan hệ giữa sự đa dạng về giới và thành quả của các công ty từ thực nghiệm của Hong Kong, Hàn Quốc, Malaysia và Singapore.
Chính vì vậy, luận văn đưa ra giả thuyết cho mối quan hệ này là:
Giả thuyết H4: Có sự tác động tích cực của thành viên nữ trong HĐQT đến hiệu quả kinh doanh của công ty.
2.3. Các biến nghiên cứu và đo lƣờng các biến nghiên cứu
2.3.1. Biến phụ thuộc
Luận văn sử dụng hai chỉ số phản ánh hiệu quả kinh doanh của công ty là ROA và ROE. Đây cũng là hai biến phụ thuộc trong mơ hình nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu HĐQT mà luận văn đang nghiên cứu.
Theo Miller và Dobbins (2001), ROA là thước đo đánh giá tổng thể hiệu quả trong đó tài sản của cơng ty được sử dụng cho mục đích sản xuất tạo ra thu nhập thuần của công ty. ROA cao hơn thể hiện việc sử dụng hiệu quả tài sản cho lợi ích của cổ đơng (Haniffa & Huduib, 2006). Một vài nghiên cứu trên thế giới đã sử dụng chỉ số ROA là biến phụ thuộc để nghiên cứu đặc tính của HĐQT đến thành quả tài chính của cơng ty như: nghiên cứu của Augustine năm 2012 của 122 công ty Nigeria giai đoạn 1991- 2008, Mohammad lại nghiên cứu dựa trên các cơng ty phi tài chính niêm yết năm 2011 ở Saudi Arabia,…
Chỉ số ROE cũng được các tác giả ưa chuộng sử dụng trong việc đánh giá sự ảnh hưởng của cơ cấu HĐQT đến hiệu quả kinh doanh, có thể kể đến các nghiên cứu như: Siti (2012) đánh giá 300 DNNY tại Malaysia thơng qua 6 đặc tính của HĐQT là quy mơ, sự kiêm nhiệm, thành viên độc lập, sở hữu, giới tính và dân tộc.
Cả hai chỉ số này đều được thu thập từ các thơng tin kế tốn do báo cáo tài chính thường niên đem lại. Vì vậy, việc tính tốn từ các thơng tin này là dễ dàng và sẵn có nhưng tính chính xác lại phụ thuộc rất lớn vào mức độ trung thực trong việc công bố của các công ty.
2.3.2. Biến độc lập
Bài viết tiến hành nghiên cứu trên bốn biến độc lập, bao gồm: Quy mô HĐQT, sự kiêm nhiệm của TGĐ và Chủ tịch HĐQT, thành viên độc lập và thành viên nữ trong HĐQT.
2.3.2.1. Biến quy mô hội đồng quản trị
Biến quy mô HĐQT (ký hiệu: SIZE) được sử dụng hầu hết trong các nghiên cứu về đặc tính của HĐQT đến hiệu quả kinh doanh ở trên thế giới và
ởcả Việt Nam. Biến này được diễn giải như sau: SIZE: tổng số thành viên có trong HĐQT
2.3.2.2. Biến kiêm nhiệm
Biến kiêm nhiệm (ký hiệu: DUO) thể hiện quyền kiêm nhiệm trong điều hành của hai chức danh Chủ tịch HĐQT và TGĐ. Đây là biến giả và được giải thích như sau:
DUO có giá trị bằng 0 nếu chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ. Ngược lại, DUO có giá trị bằng 1 nếu chủ tịch HĐQT và TGĐ là hai chức danh tách biệt.
2.3.2.3. Biến thành viên độc lập
Biến thành viên độc lập (ký hiệu: INDE) được đo lường như sau: INDE: tổng số thành viên độc lập không điều hành trong HĐQT
2.3.2.4. Biến thành viên nữ
Biến thành viên nữ (ký hiệu: FEM) là biến nghiên cứu tính đa dạng của HĐQT. Biến này được giải thích như sau:
FEM: tổng số thành viên nữ tham gia vào HĐQT
2.3.3. Biến kiểm soát
Theo nghiên cứu của Agrawal và Gort (1996, 2002), các cơng ty trưởng thành, có tuổi đời cao thường chun nghiệp với nhiều kỹ năng và kiến thức hơn. Ở một nghiên cứu khác của Loderer và Waelchli (2010), Tripasa và Gavetti (2000) thì tuổi đời lớn đơi khi lại mang đến những tác động xấu trong hiệu quả kinh doanh của công ty do máy móc hay ảnh hưởng của thị trường. Chính vì vậy, luận văn sử dụng biến thời gian niêm yết (ký hiệu: TIME) là biến kiểm sốt trong mơ hình nghiên cứu. Biến này được diễn giải như sau:
TIME: số năm kể từ khi doanh nghiệp được chấp nhận niêm yết trên thị trường chứng khoán cho đến hết năm 2016.
2.3.4. Mơ hình nghiên cứu
Phương pháp hồi quy được luận văn sử dụng để kiểm tra mối quan hệ giữa cơ cấu HĐQT đến hiệu quả kinh doanh của công ty. Kết quả của phân tích hồi quy là một phương trình dự đoán tốt nhất của biến phụ thuộc từ một số biến độc lập. Dựa trên các cơ sở và khung lý thuyết đã xây dựng, dự kiến mơ hình nghiên cứu của luận văn như sau: Mơ hình 1:
ROE = β0 + β1* DUO + β2* FEM + β3*INDE + β4*SIZE + β5*TIME +ε Mơ hình 2:
CHƢƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Thống kê mô tả
Dựa trên cơ sở dữ liệu của 232 quan sát, tác giả đã đưa vào phân tích và có kết quả thống kê mơ tả như giá trị trung bình, giá trị lớn nhất, giá trị nhỏ nhất, trung vị, độ lệch chuẩn, số quan sát của các biến như bảng dưới đây:
Bảng 3.1: Thống kê mô tả của các biến
Trung bình Mean
Trung vị Median
Tối đa Maximum
Tối thiểu Minimum
Độ lệch chuẩn Std. Dev.
Hệ số bất Skewness
đối xứng
Hệ số nhọn Kurtosis
Số quan sát Observations
Nguồn: Kết quả tính tốn trên phần mềm Eviews Trong bảng 3.1, với số
lượng quan sát là 232, phần mô tả thống kê biến đo lường thành quả tài chính với ROA trung bình là 6,105; ROE trung bình là 11,811. Dựa trên sự phân loại ngành theo hệ thống ngành kinh tế HaSIC của HNX và số liệu thống kê về ROA, ROE từ mẫu nghiên cứu, luận văn đưa ra một vài nhận xét như sau:
Bảng 3.2: Phân bố ROA của các doanh nghiệp
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên dữ liệu Trong năm 2016, có 9 doanh
nghiệp là có ROA âm, tương đương với 3,88%. Như vậy, phần lớn (96,1%) doanh nghiệp có tỷ suất ROA dương, cho thấy các doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt trong năm 2016. Trong
khoảng ROA từ 0 đến 6,105 có 136 doanh nghiệp, tương đương với 58,62%. Có 37,5%, tương đương với 87 doanh nghiệp có ROA lớn hơn mức trung bình của tồn bộ mẫu. Doanh nghiệp có ROA lớn nhất là 61,02% và thấp nhất là -12,4%.
Bảng 3.3: Phân bố ROE của các doanh nghiệp
Nguồn: Tính tốn của tác giả dựa trên dữ liệu Năm 2016, chỉ có 9 doanh
nghiệp là có ROE âm, tương đương với 3,88%. Như vậy, có đến 96,1% doanh nghiệp có tỷ suất ROE dương. Trong khoảng ROE từ 0 đến 11,811 có 122 doanh nghiệp, tương đương với 52,59%. Có 43,54%, tương đương với 101 doanh nghiệp có ROE lớn hơn mức trung bình của tồn bộ mẫu. Doanh nghiệp có ROE lớn nhất là 79,1% và thấp nhất là -54,1%. Như vậy, có thể nhận xét rằng các DN trong mẫu nghiên cứu đã sử dụng tương đối có hiệu quả đồng vốn mà các nhà đầu tư bỏ ra, điều này làm cho các cổ phiếu trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư hơn.
Hình 3.1: ROE và ROA trung bình theo nhóm ngành
Qua biểu đồ trên ta thấy:
Thứ nhất, nhóm ngành có ROE cao nhất là ngành y tế với ROE trung bình đạt 15,59. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy thơng qua giá trị cổ phiếu của các doanh nghiệp thuộc ngành này. Năm 2016 là năm thăng hoa của cổ phiếu ngành y tế với hầu hết các cổ phiếu đều tăng giá, có cổ phiếu tăng đến 100%. EPS các cơng ty ở ngành này trung bình đạt mức 5,46. Các doanh nghiệp duy trì mức doanh thu, lợi nhuận cao do đã đầu tư dây chuyền, mở rộng sản xuất; từ đó có được sản phẩm có sức cạnh tranh với thuốc ở thị trường nước ngồi.
Thứ hai, nhóm ngành có ROA cao nhất là ngành thông tin truyền thông và các hoạt động khác với ROA ở mức 8,46. Các doanh nghiệp trong ngành có ROA cải thiện nhờ thành công trong việc chuyển đổi mô hình sau cổ phần hóa. Thêm vào đó, giá cổ phiếu của ngành ln duy trì theo xu hướng tích lũy rồi tăng trong dài hạn. Cộng với tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài tăng, là dấu hiệu tích cực đối với giá cổ phiếu ngành này.
Thứ ba, chỉ số ROA thấp nhất lần lượt thuộc về nhóm ngành xây dựng và thương mại, dịch vụ. ROE thấp nhất thuộc về nhóm ngành khoa học, cơng nghệ. Theo thống kê từ HNX năm 2016, ngành thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng lớn nhất trong số các doanh nghiệp kinh doanh thua lỗ với 5 doanh nghiệp và giá trị lỗ là 331 tỷ đồng.
Theo kết quả thống kê, quy mơ HĐQT trung bình là 5,469, trong đó số lượng thành viên HĐQT tối đa là 9 và tối thiểu chỉ có 1 người. Một HĐQT cần có quy mơ vừa đủ để thực hiện và quản lý hoạt động kinh doanh của công ty cũng như các hoạt động của hội đồng. Kết quả thống kê phù hợp với thực tiễn hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam với hầu hết các doanh nghiệp đều là quy mơ vừa và nhỏ.
Về đặc tính của HĐQT, tỷ lệ khơng kiêm nhiệm chức danh Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc là 0,633, tương đương với 63,3% doanh nghiệp được đánh giá là không kiêm nhiệm. Theo khuyến nghị của OECD tại Bộ
Nguyên tắc Quản trị công ty năm 2015 (G20/OECD Principles of Corporate Governance), tính khách quan của HĐQT và tính độc lập của ban điều hành có thể được tăng cường bằng việc tách rời vai trò của TGĐ và Chủ tịch HĐQT. So với kết quả đánh giá năm 2009 của IFC tại Thẻ điểm QTCT, có thể thấy có sự cải thiện về tỷ lệ kiêm nhiệm. Báo cáo năm 2009 của IFC cho thấy 58% trường hợp Chủ tịch HĐQT không đồng thời đảm nhiệm chức danh quản lý trong công ty. Tuy nhiên nếu xét trong bối cảnh Thông tư 121/2012/TT- BTC quy định về QTCT áp dụng cho công ty đại chúng đã quy định Chủ tịch HĐQT không được kiêm nhiệm chức danh Giám đốc (TGĐ) điều hành trừ khi việc kiêm nhiệm này được phê chuẩn hàng năm tại Đại hội đồng cổ đông thường niên (Điều 10.3 Thông tư 121/2012/TT-BTC) thì tỷ lệ 36,7% kiêm nhiệm vẫn cịn là con số lớn.
Thành viên HĐQT độc lập đóng vai trị khơng thể thiếu trong cơ cấu thành viên HĐQT bởi các lý do sau: Thứ nhất, thành viên HĐQT thực hiện nghĩa vụ giám sát hiệu quả quản lý, ngăn ngừa xung đột lợi ích và tăng cường khả năng cạnh tranh của cơng ty. Một HĐQT muốn hoạt động vì lợi ích của cổ đơng trước tiên phải đảm bảo đủ khả năng đưa ra phán quyết độc lập, khách quan về các vấn đề của công ty. Thành viên HĐQT độc lập được bổ nhiệm để đảm bảo tính độc lập và khách quan đó. Ngồi ra, vai trị của thành viên HĐQT cịn nhằm mang lại tính đa dạng cần có của HĐQT. Nếu các thành viên HĐQT điều hành mang đến quan điểm từ góc nhìn của những người điều hành doanh nghiệp, thành viên HĐQT độc lập tiếp cận vấn đề từ góc nhìn của người khơng trực tiếp điều hành và cũng khơng có quyền lợi liên quan, từ đó góp phần tạo nên một tổng thể HĐQT đa dạng. Theo thông lệ phố biến trên thế giới, tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập tối thiểu một công ty cần bổ nhiệm là 1/3. Kết quả thống kê cho thấy, số lượng thành viên HĐQT độc lập trung bình ở các doanh nghiệp được đánh giá là 0,383 với tối đa là 2 người cịn có những cơng ty khơng có thành viên độc lập nào. Nếu xét theo quy mơ trung bình của 1 doanh nghiệp là 5.469 thành viên, con số này là quá thấp, cho
thấy việc bổ nhiệm thành viên HĐQT độc lập tại các DNNY cịn hình thức, chưa được chú trọng và cịn một khoảng cách rất xa để tiến tới thông lệ quốc tế.
Qua số liệu thống kê của biến FEM, có thể nhận thấy trung bình một cơng ty có 0.754 thành viên nữ trong HĐQT. Số lượng thành viên nữ đang có xu hướng gia tăng, theo kết quả thống kê của các công ty mà luận văn nghiên cứu HĐQT có tối đa 4 thành viên nữ. Đây là con số đáng kể trong việc thể hiện tính đa dạng giới của HĐQT. Việc bổ nhiệm thành viên HĐQT nữ trong những năm gần đây là một thơng lệ được nhiều quốc gia khuyến khích áp dụng, như Na Uy, Thái Lan, Singapore, v.v. Việc bổ nhiệm thành viên HĐQT nữ được cho là nhằm tăng tính đa dạng cho HĐQT (ngồi ra cịn bao gồm tính đa dạng về thành viên điều hành, tính đa dạng về thành viên độc lập, tính đa dạng về kỹ năng và chun mơn, tính đa dạng về quốc tịch của thành viên HĐQT). Sự đa dạng giúp mang lại các quan điểm đa chiều trong quá trình cân nhắc ra quyết định, tránh sự giống nhau về thái độ và giúp các công ty hiểu khách hàng và lực lượng lao động của mình hơn.
Kết quả thống kê cho thấy, số năm niêm yết trung bình của các doanh nghiệp là 5,56 năm. Qua đó, cho thấy các DNNY tại HNX có tuổi đời cịn khá trẻ. Do vậy, việc thiếu kinh nghiệm cũng như kỹ năng để tạo ra chuẩn mực trong QTCT là điều dễ hiểu.
3.2. Kiểm định đa cộng tuyến
Về sự tương quan giữa các biến:
Bảng 3.4: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến
ROE ROA SIZE INDE DUO FEM TIME
Kết quả phân tích tương quan giữa các biến độc lập, biến kiểm soát được thể hiện trong bảng 3.4 như trên.