Mối quan hệ tích cực

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu hội đồng quản trị đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 68 - 70)

CHƢƠNG 3 : KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.5. Tóm tắt kết quả nghiên cứu

3.5.1. Mối quan hệ tích cực

Số thành viên độc lập có mối quan hệ tích cực với hiệu quả kinh doanh của cơng ty. Ngồi ra, số thành viên nữ trong HĐQT cũng có mối quan hệ này thông qua hệ số ROA.

Trước tiên, mối quan hệ tích cực giữa số thành viên độc lập trong HĐQT và hiệu quả kinh doanh hoàn toàn thống nhất với những nghiên cứu trước đây của Bhagat và Black (2002), McKnight và Mira (2003), Henry (2004). Mối quan hệ này đặc biệt có ý nghĩa nhất là trong thực tiễn đối với thị trường đang phát triển như Việt Nam. Bởi lẽ cần có số lượng thích hợp các thành viên HĐQT độc lập để đảm bảo cân đối quyền lực, bảo vệ lợi ích cho các cổ đông nhỏ. Các DNNY tại HNX thường có hai nhóm cổ đơng lớn là cổ đơng Nhà nước và cổ đơng gia đình nên QTCT thực sự có ý nghĩa khi bảo vệ được các nhóm, tổ chức đầu tư nắm cổ phần nhỏ và các cá nhân. Về tỷ lệ thành viên HĐQT độc lập được Thông tư 121/2012/BTC quy định cụ thể, số

lượng thành viên HĐQT ít nhất là 03 người và nhiều nhất là 11 người, trong đó tối thiểu 1/3 tổng số thành viên HĐQT phải là thành viên HĐQT không điều hành. Điều này phù hợp với nghiên cứu tại thị trường Hồng Kông của Sydney Leung, Grant Richardson, Bikki Jaggi (2013) khẳng định tỷ lệ 1/3 số thành viên HĐQT không điều hành là một tỷ lệ phù hợp và cần thiết để HĐQT có thể minh bạch và khách quan trong việc ra các quyết định, qua đó ảnh hưởng đến hiệu quả kinh doanh của công ty cổ phần, đặc biệt là tại các công ty cổ phần khơng có tính chất gia đình.

Tuy nhiên, số lượng thành viên độc lập qua nghiên cứu này vẫn có ở mức rất thấp. Ở đây, có thể giải thích bằng một vài nguyên nhân:

Thứ nhất, hệ thống QTCT còn chưa thực sự lớn mạnh nên việc coi trọng các thành viên độc lập chưa được chú ý tới.

Thứ hai, với điều kiện thực tiễn hiện nay tại Việt Nam chúng ta chưa có một tổ chức độc lập có vai trị đào tạo và giới thiệu các thành viên HĐQT độc lập cho các công ty đại chúng. Do vậy, các DNNY, kể cả các doanh nghiệp có mức độ quản trị tốt nhất tại Việt Nam đang phải sử dụng các cơ chế giới thiệu thành viên độc lập dựa trên các mối quan hệ sẵn có của HĐQT, thậm chí của các thành viên HĐQT đang điều hành. Chính vì vậy, tính độc lập của các thành viên HĐQT nhiều khi rất khó được đảm bảo.

Thực tế gần đây, các ngân hàng hoặc các công ty lớn tại Việt Nam cũng đã quan tâm tới việc bổ nhiệm các thành viên HĐQT độc lập có tên tuổi vào trong thành phần của mình. Mục tiêu là tận dụng năng lực và kinh nghiệm của họ vào việc xây dựng các chiến lược kinh doanh, tìm ra các cách thức phù hợp nhằm phát huy lợi thế của cơng ty, qua đó làm tăng giá trị cơng ty.

Thêm vào đó, số lượng thành viên nữ cũng có tác động tích cực đến hiệu quả kinh doanh thông qua hệ số ROA. Điều này hoàn toàn phù hợp với các nghiên cứu của Carter (2003), Yu (2013) và ở Việt Nam có nghiên cứu

của Võ Hồng Đức và Phan Bùi Gia Thủy (2013). Lý giải cho điều này, luận văn cho rằng việc bổ nhiệm thành viên HĐQT nữ góp phần gia tăng tính đa dạng của HĐQT, khiến cho quá trình ra quyết định của HĐQT đa chiều, có sự phản biện và tồn diện hơn. Ở mức độ nào đó về mặt tâm lý học, có thể lý giải được điều này do đặc thù trong tính cách của phái nữ. Phụ nữ thường có vẻ ưu thế hơn ở khả năng thuyết phục, khả năng QTCT, sự linh hoạt trong việc tập trung vào các bên, sự nhanh nhạy đối với các nhà đầu tư trên thị trường, khách hàng và các đối tác bên ngoài.

Nhưng tỷ lệ thành viên nữ tham gia vào điều hành ở các công ty vẫn chiếm con số rất nhỏ. Theo tài liệu “Đa dạng giới trong HĐQT” do Hội đồng Báo cáo Tài chính (FRC) Anh thực hiện vào năm 2011, những vấn đề cụ thể liên quan đến tỷ lệ nữ thành viên thấp trong HĐQT bắt nguồn từ 3 mối quan ngại về hiệu quả của HĐQT:

Thứ nhất, sự thiếu đa dạng trên bàn thảo luận của HĐQT có thể làm suy yếu HĐQT bằng cách khuyến khích “tư duy nhóm”.

Thứ hai, tỷ lệ phụ nữ thấp trong các HĐQT có thể chứng minh sự thất bại trong việc tận dụng tài năng.

Thứ ba, các HĐQT khơng có hoặc có rất hạn chế thành viên nữ có thể bị yếu về khả năng kết nối, hoặc hiểu biết khách hàng và lực lượng lao động của mình, đồng thời ít khuyến khích tinh thần của lao động nữ.

Với tác dụng góp phần làm giảm “tư duy nhóm”, tăng tính phản biện của HĐQT, QTCT tốt khuyến khích sự đa dạng trong HĐQT. Nhìn chung, sự tham gia của nữ giới vào HĐQT trong các cơng ty Việt Nam cịn thấp, và tập trung ở một số nhóm ngành nhất định như thương mại dịch vụ, ngân hàng.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ UEB nghiên cứu ảnh hưởng của cơ cấu hội đồng quản trị đến hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán hà nội (Trang 68 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(99 trang)
w