Các chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Sacombank 2011-2013

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình kế toán giao dịch một cửa tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - Khoá luận tốt nghiệp 236 (Trang 43 - 55)

9%)

ROE 14,60% 7,15% 14,3%

Năm 2011, trong bối cảnh bất lợi của thị trường và quan điểm cùng chia sẻ khó khăn với khách hàng, mặc dù một số chỉ tiêu kinh doanh còn khiêm tốn, nhưng với những quyết sách kinh doanh phù hợp, kịp thời và linh hoạt, Sacombank đã hoàn thành mục tiêu lợi nhuận đề ra và bảo đảm các chỉ số an toàn theo quy định. Lợi nhuận trước thuế của Ngân hàng đạt 2.740 tỷ đồng, bằng 101% kế hoạch.

Năm 2012, sự khó khăn của nền kinh tế đã thẩm thấu vào hầu hết các lĩnh vực với tình hình SXKD bị đình trê, hàng tồn kho và nợ quá hạn tăng cao, hàng loạt doanh nghiêp bị phá s ản... Chính phủ đã đưa ra nhiều giải pháp để gỡ khó cho nền kinh tế , trong đó “đồng hành và hơ trợ doanh nghiêp” là một trong những yêu cầu của NHNN đối với các NHTM. Theo đó, trong năm 2012 Sacombank đã cùng chia sẻ khó khăn với các doanh nghiêp qua viêc duy trì lãi suất hợp lý; triển khai nhiều gói tín dụng với lãi suất ưu đãi để ổn định, kích thích sản xuất và tạo cơng ăn viêc làm cho xã hội; triển khai chương trình khuyến mãi với nhiều đối tác liên kết để bình ổn giá và kích thích tiêu dung. Cộng với mục tiêu đảm bảo an tồn hoạt động và nâng cao năng lực tài chính, Ngân hàng đã trích đầy đủ 100% các khoản dự phong rủi ro theo đúng quy định của NHNN. Vì vậy, lợi nhuận trước thuế năm 2012 chỉ đạt 1.315 tỷ đồng và bằng 39% kế hoạch năm 2012. Một số chỉ tiêu tài chính như Tỷ suất Lợi nhuận/VCSH bình qn (ROE) và Tỷ suất Lợi nhuận /Tổng tài sản bình quân (ROA) cũng giảm so với năm

2011: ROE giảm xuống mức 7,15% và ROA giảm cịn 0,68%. Mặc du LNTT năm 2012 khơng đạt kế hoạch đã đề ra , nhưng lợi nhuận truyền thống (core business) của Sacombank vẫn được duy trì ổn định, tiến triển tích cực và đạt hơn 100% kế hoạch. So với mặt bằng chung của Ngành và một số NH cùng quy mơ thì đẫy là con số khả quan, là nền tảng phát triển an toàn, bền vững trong những năm tiếp theo.

Trong năm 2013, Sacombank tiếp tục đồng hành cùng doanh nghiệp, hạ lãi suất cho vay, triển khai các gói ưu đãi... nhằm giải quyết các khó khăn trước mắt, hỗ trợ KH duy trì và cải thiện tình hình SXKD. Bên cạnh đó, dự phịng rủi ro tín dụng được trích đầy đủ theo đúng quy định, đảm bảo q trình xử lý nợ được chủ động, khơng gẫy biến động trong kết quả kinh doanh của NH. Mặc dù vậy, LNTT vẫn đạt 2.838 tỷ đồng, đạt 101,3% kế hoạch, tăng 115,9% so 2012. Các chỉ số tài chính đều tăng cao so với năm 2012: tỷ lệ an toàn vốn CAR từ mức 9,53% năm 2012 lên mức 10,22% năm 2013, ROE tăng từ 7,15% lên 14,3% và ROA tăng từ 0,68% lên 1,38%.

Để có được kết quả trên, ngồi những nỗ lực lớn trong phát triển kinh doanh, gia tăng năng suất lao động, mở rộng thị phần, kiểm soát, hạn chế nợ quá hạn, các biện pháp tiết kiệm chi phí điều hành được quan tẫm thực hiện triệt để, đạt hiệu suất cao: tỷ lệ giảm mạnh từ mức 56,1% đầu năm xuống 47,6% vào cuối năm trong tổng thu nhập.

2.2. THỰC TRẠNG HỒN THIỆN MƠ HÌNH KẾ TỐN GIAO DỊCH MỘT

CỬA

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GỊN THƯƠNG TÍN

2.2.1. Khái qt mơ hình kế tốn giao dịch một cửa tại Ngân hàng thương mại

cổ phần Sài Gịn thương tín

Năm 2004, Sacombank ký kết hợp đồng triển khai hệ thống Corebanking - T24 với công ty Temenos (Thụy Sĩ) nhằm nâng cao chất lượng hoạt động, quản lý và phát triển các dịch vụ ngẫn hàng điện tử. Sau gần 10 năm triển khai phần mềm T24, công tác kế tốn tại Sacombank nói chung và tại SGD, các chi nhánh/PGD của Sacombank nói riêng đã đáp ứng được một cách căn bản yêu cầu quản lý và kinh doanh ngân hàng, thực hiện tốt chức năng dự báo, giám sát, xử lý nghiệp vụ nhanh hơn, chất lượng hơn.

Ngày 13/10/2011, Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gịn thương tín ban hành Quy chế Giao dịch một cửa kèm theo quyết định số 672/2011/QĐ-HĐQT chuẩn bị cho việc triển khai áp dụng mơ hình giao dịch một cửa tại Sacombank từ năm 2012. Cùng với đó, tháng 4/2012, nẫng cấp thành cơng hệ thống ngân hàng lõi (corebanking) T24 từ phiên bản R8 lên R11 hiện đại nhằm phát huy năng lực quản lý, đa dạng hóa

T24 là hệ thống tin học được sử dụng cho hạch toán và quản trị ngân hàng một cách tồn diện. T24 có các khối xử lý nghiệp vụ trung tâm Core Mobile và các khối xử lý nghiệp vụ tùy chọn bên ngồi được tích hợp tùy yêu cầu sử dụng của ngân hàng.

Theo quy định về quản lý và sử dụng T24, mỗi nhân viên trong hệ thống có 1 user riêng. Để đăng nhập vào hệ thống T24, nhân viên được cấp mã ID riêng ứng với mã nhân viên của mình. Điều này giúp bảo mật thông tin về khách hàng, tất cả các giao dịch với khách hàng đều được quản lý trong hệ thống.

❖ Văn bản quy định về Giao dịch một cửa

“Quy chế giao dịch một cửa” ban hành kèm theo Quyết định số 672/2011/QĐ- HĐQT ngày 13/10/2011 của HĐQT Ngân hàng TMCP Sài Gịn thương tín, dựa trên các căn cứ pháp lý sau:

- Căn cứ luật các tổ chức tín dụng số 47/2010/QH12 của Quốc hội

- Căn cứ Giấy phép số 006/NH-GP ngày 05/12/1991 của Thống đốc ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Giấy phép số 005/GP-UB ngày 03/01/1992 của UBND

TP. Hồ Chí Minh v/v cho phép Ngân hàng Sài Gịn thương tín thành lập và hoạt động

- Căn cứ Quyết định số 1498/2005/QĐ-NHNN ngày 13/10/2005 của Thống đốc NHNN về việc ban hành “Quy chế giao dịch một cửa áp dụng đối với các TCTD”

- Quyết định số 1789/2005/QĐ-NHNN ngày 12/12/2005 của Thống đốc NHNN về “Ban hành chế độ chứng từ kế toán Ngân hàng”

- Quyết định số 32/2006/QĐ-NHNN ngày 19/07/2006 của Thống đốc NHNN về “Ban hành Quy định về kế tốn trên máy vi tính đối với NHNN, các TCTD”

- Căn cứ đề xuất của Ban điều hành tại Tờ trình số 97/TT-TTNĐ&Q ngày 23/09/2011 của Phịng Thanh tốn nội địa & quỹ v/v ban hành Quy chế giao

dịch một

cửa và Quy trình thu chi và giao nhận tiền.

2.2.1.1. Quy chế giao dịch một cửa (Phụ lục 1)

Ngày 13/10/2011, Hội Đồng Quản trị Ngân hàng TMCP Sài Gịn thương tín đã ban hành Quy chế giao dịch một cửa kèm theo quyết định số 672/2011/QĐ - HĐQT áp dụng cho các Đơn vị đủ điều kiện thực hiện giao dịch một cửa thuộc Hệ thống Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gịn thương tín.

gia giao dịch một cửa (quyền hạn và trách nhiệm đối với Trưởng đơn vị, đối với Cấp kiểm soát, Giao dịch viên và Bộ phận ngân quỹ).

. Tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại nhất định. Cụ thể là:

- Về Điều kiện để các Đơn vị được thực hiện Giao dịch một cửa (Điều 4

Chương II):

Sacombank quy định về các điều kiện để các đơn vị được thực hiện Giao dịch một cửa, tuy nhiên cịn thiếu sót so với quy định của Ngân hàng nhà nước ( quyết định số 1498/2005/QĐ-NHNN ngày 13/10/2005 về việc ban hành “Quy chế giao dịch một cửa áp dụng đối với các Tổ chức tín dụng”).

Quy chế giao dịch một cửa của Sacombank chỉ yêu cầu các đơn vị đảm bảo các điều kiện về Cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật (Mục 1 Điều 4) và Đội ngũ cán bộ nhân viên (Mục 2 Điều 4) là đã có thể tổ chức thực hiện giao dịch một cửa; mà chưa

đề cập đến các điều kiện về Hệ thống ứng dụng công nghệ thông tin, về Xây dựng quy chế quy trình nghiệp vụ và nội quy trong giao dịch một cửa, về Chứng từ trong giao dịch một cửa.

- Quy chế cũng đã đưa ra các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch một cửa (Điều 8 Chương II), tuy nhiên về Xử lý vi phạm (Điều 9 Chương II), chưa đưa

ra các

hình thức xử lý kỷ luật cụ thể đối với từng mức độ vi phạm nên tính răn đe chưa cao.

Nhìn chung, Quy chế giao dịch một cửa của Sacombank ban hành kèm theo quyết định 672/2011/QĐ-HĐQT, có hiệu lực kể từ ngày 13/10/2011 đã đưa ra các quy định cơ bản về Giao dịch một cửa. Tuy nhiên kể từ khi ban hành, Quy chế này chưa

được sửa đổi bổ sung đầy đủ để đảm bảo tuân theo các quy định của NHNN.

2.2.1.2. Quy trình kế tốn giao dịch một cửa tại Ngân hàng thương mại cổ

phần Sài

Gịn thương tín (Phụ lục 3)

Quy trình KTGD một cửa trong các văn bản lập quy của Sacombank:

Mỗi giao dịch có một Quy trình thao tác được quy định cụ thể (Phụ lục), mỗi Quy trình giao dịch lại được ban hành kèm theo một Quyết định được ký bởi Tổng Giám đốc/Chủ tịch HĐQT Sacombank, được lưu hành nội bộ, được lưu trữ trên trang web nội bộ của Sacombank - trang edoc.Sacombank.com.vn để cán bộ nhân viên có thể tiện theo dõi.

thể trong Quyết định 673/2011/QĐ-HĐQT về việc ban hành Quy trình thu chi và giao nhận tiền (VNĐ, ngoại tệ, vàng)

- Quy trình nghiệp vụ thanh toán nội địa (chuyển tiền): Chuyển tiền đi và Chuyển tiền đến: được quy định cụ thể trong quyết định số 1088/2011/QĐ-

NSCL ngày

07/04/2011 của TGĐ v/v ban hành quy trình TTNĐ và quyết định số 2334/2013/QĐ-

TTNĐ của TGĐ Ngân hàng TMCP Sài Gịn thương tín v/v sửa đổi Quy trình TTNĐ.

- Quy trình nghiệp vụ thu hộ và Quy trình nghi ệp vụ chi hộ: được quy định trong quyết định 1088/2011/QĐ-NSCL

- Quy trình nghiệp vụ mua, bán ngoại tệ được quy định trong quyết định 007A/2014/QĐ-HĐQT

Nhìn chung, các quy trình giao dịch trong KTGD một cửa tại Sacombank được quy định một cách rõ ràng và cụ thể trong các văn bản, quyết định của ngân hàng, theo từng bước - từ Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, hướng dẫn KH thực hiện giao dịch đến xử lý chứng từ, phê duyệt giao dịch, hạch toán nghiệp vụ vào Corebanking T24, lưu trữ chứng từ. Mỗi bước của quy trình giao dịch được phân định cho một CBNV phù hợp với quyền hạn và trách nhiệm của họ (GDV/GDV quỹ, Thủ quỹ, Trưởng đơn vị). Tương ứng với quy trình thao tác là quy trình luân chuyển chứng từ. Các quy trình được mơ tả bằng Lưu đồ và diễn giải cụ thể, tiện cho việc theo dõi.

Mặc dù vậy, việc triển khai và vận hành các quy trình này vào thực tế tại mỗi điểm giao dịch của Sacombank có hiệu quả hay khơng lại là một vấn đề khác, cần được xem xét.

Quy trình KTGD một cửa của Sacombank khi được vận hành vào thực tế:

Mỗi quy trình có số bước thực hiện thao tác khác nhau, tuy nhiên có thể khái quát chung thành 4 khâu sau:

Khâu 1: Tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, hướng dẫn khách hàng lập chứng

từ và thực hiện giao dịch

Với đội ngũ GDV trẻ, nhiệt tình, nắm vững nghiệp vụ và quy định về cơng tác kế toán, nên ở bước tiếp nhận nhu cầu của khách hàng, GDV có thể tư vấn đầy đủ cho khách hàng các thông tin cần thiết về các sản phẩm của ngân hàng khi KH yêu cầu.

Các chứng từ kế tốn được lập theo đúng quy định của Sacombank, có mẫu sẵn và thống nhất trên toàn hệ thống ngân hàng.

chứng từ, ghi sai nội dung nghiệp vụ, sai thông tin khách hàng (chẳng hạn: người nộp tiền, người thụ hưởng, nội dung chuyển tiền,...), dẫn đến phải lập lại chứng từ gây mất

thời gian, ảnh hưởng đến thời gian và hiệu quả giao dịch.

Có trường hợp, chưa có chữ ký của khách hàng trên Bảng kê các loại tiền, làm cho tính pháp lý của chứng từ không được đảm bảo.

Khâu 2: Luân chuyển chứng từ, hạch toán nghiệp vụ trên T24, KSV kiểm soát

và phê duyệt chứng từ

Các giao dịch vượt hạn mức được kiểm soát viên kiểm tra, duyệt giao dịch trước khi thủ quỹ thu, chi tiền cho khách hàng, đảm bảo thực hiện đúng “quy tắc bốn mắt”. Các nhân viên có điều kiện kiểm tra lẫn nhau trong cơng tác kiểm tra kiểm soát nội bộ, hạn chế các sai sót của nhân viên, tránh được những rủi ro trong cơng việc.

Nhìn chung, tổ chức kiểm sốt chứng từ chặt chẽ. Chứng từ kế toán giao dịch trong ngày được GDV/GDV quỹ và KSV duyệt trước khi lưu chứng từ, các chứng từ đảm bảo có giá trị pháp lý khi ghi nhận giao dịch. Tuy nhiên cũng có những trường

hợp xảy ra tại một số PGD, do cơng tác kiểm sốt chưa triệt để, cùng với sự không nghiêm chỉnh trong chấp hành quy định giao dịch của một số CBNV, dẫn đến những vi phạm như: chứng từ chưa bảo đảm giá trị pháp lý (chưa có đủ dấu và chữ ký của Trưởng đơn vị/Người phê duyệt mà đã đưa vào lưu trữ).

Khâu 3: Trả chứng từ cho khách hàng (liên hồng), và lưu trữ chứng từ gốc

Chứng từ của mỗi ngày giao dịch đều được đối chiếu, kiểm tra, sắp xếp theo thứ tự giao dịch trong bảng nhật ký giao dịch, được đóng thành tập và đánh số thứ tự trước khi chuyển cho bộ phận bảo quản lưu giữ chứng từ. Tuy nhiên, không thể không kể đến những trường hợp chứng từ đã được đối chiếu, kiểm tra, sắp xếp theo thứ tự

trong bảng nhật ký giao dịch, đóng thành tập nhưng lại chưa đánh số thứ tự ngay trong ngày rồi chuyển cho bộ phận bảo quản lưu giữ mà lại để dồn các tập chứng từ giao dịch ngày hơm nay vào những ngày làm việc sau đó mới đem ra đánh số thứ tự.

về hệ thống xử lý giao dịch, Sacombank đã áp dụng những công nghệ hiện đại

vào xử lý nghiệp vụ, đem lại sự nhanh chóng tiện lợi cho cả ngân hàng và khách hàng, nhưng bên cạnh đó vẫn tồn tại một số hạn chế nhất định: đôi khi do số lượng giao dịch

cần xử lý nhiều, hệ thống T24 vẫn bị lỗi như bị treo mạng, GDV không đăng nhập được vào hệ thống làm cho việc xử lý giao dịch bị chậm trễ, KH phải chờ đợi lâu.

Những tồn tại này tuy không xảy ra nhiều và thường xuyên nhưng cần phải được khắc phục một cách triệt để để hiệu quả giao dịch cao hơn, phục vụ khách hàng tốt hơn.

Một điểm nữa là, mặc dù Mơ hình kế tốn giao dịch một cửa đã được triển khai áp dụng tại Sacombank từ năm 2011, các đơn vị trong hệ thống về cơ bản đã xây dựng và vận hành mơ hình này một cách nhanh chóng, hiệu quả và linh hoạt, đem lại rất nhiều tiện ích, nhưng tại một số PGD nhỏ, mơ hình kế tốn giao dịch vẫn chưa hồn

tồn là một cửa, cịn áp dụng mơ hình giao dịch nhiều cửa đối với một số giao dịch.

Tuy quy trình này có nhiều ưu điểm riêng, đảm bảo được sự kiểm sốt lẫn nhau nhưng lại có hạn chế về thời gian giao dịch. Một giao dịch phải được xử lý ở 3 cửa GDV, kiểm soát và GDV quỹ. Như vậy thời gian giao dịch sẽ kéo dài hơn so với quy trình giao dịch một cửa, làm khơng vừa lịng một số khách hàng khó tính.

Điều đó đặt ra một vấn đề cấp thiết đối với Sacombank trong việc tăng cường triển khai công tác tự kiểm tra chấn chỉnh, cũng như cơng tác kiểm sốt thực tế một cách thường xuyên của Ban kiểm soát, phát hiện kịp thời những Phòng giao dịch còn chưa hồn thiện về các quy trình giao dịch, mơ hình kế tốn giao dịch cịn mơ hồ giữa nhiều cửa và một cửa, từ đó hỗ trợ thúc đẩy các đơn vị này nâng cao hiệu quả giao dịch cũng như hồn thiện mơ hình kế tốn giao dịch để mơ hình này thực sự là một cửa và phát huy được những ưu điểm theo đúng nghĩa của nó.

2.2.2. Thực trạng hồn thiện của mơ hình kế tốn giao dịch một cửa tại

Một phần của tài liệu Hoàn thiện mô hình kế toán giao dịch một cửa tại NHTMCP Sài Gòn Thương Tín - Khoá luận tốt nghiệp 236 (Trang 43 - 55)