Kế toán thanh toán với khách hàng

Một phần của tài liệu Kế toán các nghiệp vụ thanh toán qua NH và nhà cung cấp tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không - Khoá luận tốt nghiệp 283 (Trang 30 - 36)

1.2. Nội dung cơng tác kế tốn các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng vớ

1.2.3. Kế toán thanh toán với khách hàng

1.2.3.1. Chứng từ và tài khoản kế toán

a) Hệ thống chứng từ thường được sử dụng cho nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng với khách hàng bao gồm:

- Chứng từ liên quan đến q trình bán hàng: Hóa đơn bán hàng, hóa đơn GTGT, hợp đồng kinh tế, đơn đặt hàng, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng, tờ khai thuế

GTGT... Ngồi ra với hàng xuất khẩu cịn có các giấy tờ khác kèm theo như giấy tờ chứng minh hàng đủ điều kiện xuất khẩu, tờ khai hải quan, vận đơn, chứng từ nộp thuế nếu có, hóa đơn thương mại (invoice, packing list, bill of lading, C/O).

- Chứng từ liên quan đến khoản thanh toán qua ngân hàng với khách hàng: ủy nhiệm

thu, giấy báo có, điện chuyển tiền, thư tín dụng.

Các chứng từ trên đều được doanh nghiệp và khách hàng lập theo đúng quy định của Bộ Tài chính. Sau khi đã được sử dụng cho q trình hạch tốn chi tiết và tổng hợp, các chứng từ được đưa vào lưu trữ và bảo quản theo đúng quy định.

b) Đối với nghiệp vụ thanh toán với khách hàng, tài khoản được sử dụng chủ là TK131 - “Phải thu khách hàng”. về tính chất TK131 là tài khoản lưỡng tính nên có số dư cả hai bên. Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản như sau:

- Bên Nợ:

+ Số tiền phải thu của khách hàng mua chịu hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp; + Số tiền thừa trả lại cho khách hàng;

+ Giá trị hàng hóa, dịch vụ chuyển giao cho khách hàng tương ứng với số tiền

nhận ứng trước.

- Bên Có:

+ Số tiền khách hàng đã trả nợ;

+ Số tiền đã nhận ứng trước của khách hàng;

+ Khoản giảm giá hàng bán cho khách hàng sau khi đã giao hàng và khách hàng có khiếu nại;

19

Khóa luận tơt nghiệp Học viện ngân hàng

+ Doanh thu của số hàng đã bán bị người mua trả lại (có thuế GTGT hoặc khơng

có thuế GTGT);

+ Số tiền chiết khấu thanh toán và chiết khấu thương mại cho người mua.

Số dư bên Nợ: Số tiền cịn phải thu của khách hàng.

Số dư bên Có: Số tiền nhận trước, hoặc số đã thu nhiều hơn số phải thu của khách hàng chi tiết theo từng đối tượng cụ thể.

Ngồi ra kế tốn cũng sử dụng TK 112 để thanh toán với khách hàng qua ngân hàng. Và hai tài khoản 138 - Phải thu khác và tài khoản 338 - Phải trả khác để theo dõi công

nợ với khách hàng là bên giao ủy thác xuất nhập khẩu.

1.2.3.2. Phương pháp kế toán

Sơ đồ kế toán một số nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng (nội tệ và ngoại tệ) với khách hàng chủ yếu như sau:

Sơ đồ 1.3. Ke toán phải trả người mua (nội tệ)

511, 515 131

DT chưa

thu tiền chiết khấu thanh toán

3331 3331 thuế GTGT thu từ thanh lý nhượng bán chi hộ khách hàng thuế GTGT

chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại

khách hàng ứng trước hoặc thanh toán tiền

bù trừ công nợ

112,113

Nguồn: Thông tư 200/2014/TT-BTC

20

SV: Tô Thanh Hằng Lớp: KTDN Q

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

Trường hợp khách hàng là bên giao ủy thác XNK, khi thu được tiền của các khoản nợ phải thu khác như chi hộ cho bên giao ủy thác XNK, ghi:

Nợ TK 112 - Tiền gửi Ngân hàng

Có TK 138 - Phải thu khác (1388)

Khi nhận được tiền hàng ứng trước của bên giao ủy thác XNK, ghi: Nợ TK 112 - Tiền gửi ngân hàng

Có TK 338 - Phải trả khác (3388).

Sơ đồ 1.4. Ke toán phải trả người mua (ngoại tệ)

511, 515 131 112

doanh thu, thu nhập chưa thu tiền - tỷ giá thực tế

thu hồi khoản phải thu tỷ giá ghi sổ tỷ giá thực tế

515 635 ɪ' ► tỷ giá tỷ giá khách hàng ứng trước tỷ giá thực tế 413

CLTG tăng khi cuối kỳ đánh giá các khoản phải thu khách hàng bằng ngoại tệ

413 CLTG giảm khi cuối kỳ đánh giá

các khoản phải thu khách hàng bằng ngoại tệ

Nguồn: Thơng tư 200/2014/TT-BTC

1.2.4.Sổ kế tốn liên quan đến các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng với khách

hàng và nhà cung cấp trong doanh nghiệp

Sổ kế tốn nói chung dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế tốn cho một kỳ kế tốn năm. Sổ kế tốn gồm:

21

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

- Sổ kế toán tổng hợp gồm: Sổ Nhật ký, Sổ Cái.

- Số kế toán chi tiết gồm: Sổ, thẻ kế toán chi tiết.

Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp được tự xây dựng hình thức ghi sổ kế tốn cho riêng mình trên cơ sở đảm bảo thơng tin về các giao dịch

phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm sốt và đối chiếu. Trường hợp

khơng tự xây dựng hình thức ghi sổ kế tốn cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng 4 hình thức sổ kế tốn được hướng dẫn trong trong thơng tư 200/2014/TT- BTC.

Bốn hình thức sổ kế tốn là:

- Hình thức kế tốn Nhật ký chung (bao gồm sổ nhật ký chung; sổ nhật ký thu tiền; sổ nhật ký chi tiền; sổ nhật ký mua hàng; sổ nhật ký bán hàng; sổ cái; các sổ, thẻ kế tốn chi tiết);

- Hình thức kế tốn Nhật ký - Sổ Cái (bao gồm sổ nhật ký - sổ cái; các sổ, thẻ kế tốn chi tiết);

- Hình thức kế tốn Chứng từ ghi sổ (bao gồm chứng từ ghi sổ; sổ đăng ký chứng từ

ghi sổ; sổ cái; các sổ, thẻ kế tốn chi tiết);

- Hình thức kế tốn Nhật ký- Chứng từ (bao gồm nhật ký chứng từ các loại; bảng kê

các loại; sổ cái; sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết);

Trong mỗi hình thức sổ kế tốn có những quy định cụ thể về số lượng, kết cấu, mẫu sổ, trình tự, phương pháp ghi chép và mối quan hệ giữa các sổ kế tốn. Doanh nghiệp

phải căn cứ vào quy mơ, đặc điểm hoạt động sản xuất, kinh doanh, yêu cầu quản lý, trình độ nghiệp vụ của cán bộ kế tốn, điều kiện trang bị kỹ thuật tính tốn, lựa chọn một hình thức kế tốn phù hợp và phải tn thủ theo đúng quy định của hình thức sổ kế tốn đó.

Trường hợp ghi sổ bằng tay phải theo một trong các hình thức kế tốn và mẫu sổ kế tốn theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC. Đơn vị được mở thêm các sổ kế toán chi tiết theo yêu cầu quản lý của đơn vị. Trường hợp ghi sổ kế tốn bằng máy vi tính thì doanh nghiệp được lựa chọn mua hoặc tự xây dựng phần mềm kế tốn cho phù hợp.

22

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

Cụ thể, với kế toán thanh toán qua ngân hàng với khách hàng và nhà cung cấp, tùy vào hình thức sổ kế tốn được áp dụng tại mỗi doanh nghiệp là khác nhau, các loại sổ được sử dụng có thể là:

- Sổ chi tiết để theo dõi công nợ: Sổ chi tiết bán hàng; sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán); sổ chi tiết thanh toán với người mua (người bán) bằng ngoại tệ; sổ chi phí sản xuất, kinh doanh; sổ chi tiết các tài khoản 138, 338 với khách hàng là bên giao ủy thác xuất nhập khẩu; các sổ chi tiết khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp;...

- Sổ chi tiết để theo dõi hoạt động thanh toán: Sổ quỹ tiền gửi ngân hàng (chi tiết từng ngân hàng, chi tiết từng loại tiền); sổ phụ ngân hàng; sổ theo dõi thanh toán bằng

ngoại tệ; sổ chi tiết tiền vay; các sổ chi tiết khác theo yêu cầu quản lý của doanh nghiệp;.

- Sổ cái các tài khoản 112, 131, 138, 331, 338.

Cuối tháng, từ sổ chi tiết kế tốn lên bảng tổng hợp cơng nợ phải thu, phải trả khách hàng và nhà cung cấp sau đó đối chiếu với số liệu ở sổ cái, nếu số liệu trùng khớp, hợp lý, cuối niên độ kế tốn vào báo cáo tài chính.

23

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 như trình bày ở trên, em đã nêu ra được những vấn đề cơ bản về kế toán các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng với khách hàng và nhà cung cấp trong doanh

nghiệp. Trong đó đưa ra những khái niệm như các khoản phải thu là gì, phải trả là gì, thanh tốn khơng dùng tiền mặt, thanh tốn quốc tế là gì, và nhiệm vụ của kế tốn các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng cũng như yêu cầu trong công tác quản lý tại doanh nghiệp. Trong nội dung và vai trị của nghiệp vụ thanh tốn qua ngân hàng với khách hàng và nhà cung cấp, em cũng nêu được các vấn đề cơ bản như điều kiện để phát sinh quan hệ thanh tốn với người mua, người bán, trình tự thanh tốn, chỉ rõ các phương thức thanh toán qua ngân hàng chủ yếu hiện nay và vai trị to lớn trong kế tốn thanh tốn qua ngân hàng là góp phần đẩy nhanh tốc độ thanh tốn và ln chuyển vốn, đảm bảo quá trình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp được thuận lợi, liên tục. Đối với nội dung cơng tác kế tốn, em đã chỉ ra các nguyên tắc kế toán, hệ thống chứng từ, tài khoản kế toán, phương pháp kế toán và hệ thống sổ kế toán liên quan đến các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng với khách hàng và nhà cung cấp trong doanh nghiệp. Từ đó nhận ra được tầm quan trọng và sự cần thiết trong việc

hồn thiện cơng tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán qua ngân hàng với khách hàng và nhà cung cấp trong doanh nghiệp.

24

Khóa luận tốt nghiệp Học viện ngân hàng

CHƯƠNG 2.

THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN QUA NGÂN HÀNG VỚI KHÁCH HÀNG VÀ NHÀ CUNG CẤP TẠI CÔNG

TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU HÀNG KHÔNG

Một phần của tài liệu Kế toán các nghiệp vụ thanh toán qua NH và nhà cung cấp tại Công ty Cổ phần Xuất nhập khẩu Hàng không - Khoá luận tốt nghiệp 283 (Trang 30 - 36)