Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ NH bán lẻ tại NHTMCP sài gòn thương tín khoá luận tốt nghiệp 304 (Trang 64 - 65)

3.1. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN

3.1.1. Xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ

Lịch sử phát triển của ngành ngân hàng Việt Nam đã trải qua nhiều giai đoạn. Sau giai đoạn khủng hoảng kinh tế, ngành ngân hàng Việt đã phát triển theo xu thế nào? Câu trả lời chính là: Ngân hàng bán lẻ.

Nếu như trước khủng hoảng, các ngân hàng Việt chủ yếu tập trung bán buôn (ngân hàng đầu tư) và chú trọng đối tượng khách hàng doanh nghiệp thì khó khăn của kinh tế tồn cầu và cả kinh tế Việt Nam giai đoạn vừa qua đã khiến các ngân hàng phải thay đổi chiến lược, định hướng lại chiến lược ngân hàng bán lẻ - vốn là cốt lõi của nhiều ngân hàng trước đây.

Tuy nhiên, để có thể vận hành được một ngân hàng bán lẻ thực sự, các ngân hàng phải đáp ứng được năng lực quản trị và cơng nghệ. Và khi cùng có nhiều ngân hàng định hướng bán lẻ, thì thương hiệu và sự khác biệt, chất lượng dịch vụ của từng ngân hàng sẽ quyết định sự thành bại của NHBL đó. Tại Việt Nam, quy mơ tín dụng tiêu dùng chiếm 20% GDP, thấp hơn rất nhiều so với các nước Châu Á - Thái Bình Dương. Bên cạnh đó, tỷ lệ người lớn có tài khoản ngân hàng theo thống kê vào năm 2011 của Việt Nam cũng ở mức thấp 21.4% (chỉ cao hơn Campuchia và Indonesia). Do đó Việt Nam cịn rất nhiều tiền năng để phát triển mảng bán lẻ của các ngân hàng. Hiện nay, Việt Nam đang có rất nhiều yếu tố để phát triển mơ hình ngân hàng bán lẻ. Trong đó, 2 yếu tố quan trọng nhất là: Thứ nhất, Việt Nam, cũng như nhiều nền kinh tế khác, có hơn 90% doanh nghiệp thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ - đó một hệ thống khách hàng tương thích tối ưu với các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng bán lẻ. Thứ hai, một nền kinh tế có dân số lớn vừa cán mốc 90 triệu dân, trong đó, hơn 50% thuộc độ tuổi lao động với thu nhập đầu người ở mức trung bình

Ngồi ra, Việt Nam hiện cũng đã có một nền tảng về hạ tầng, cơng nghệ để có thể

phát triển theo xu thế ngân hàng bán lẻ hiện đại, là: đã có 33 triệu người sử dụng internet.

thẻ ATM (2/3 dân số), 16.000 máy ATM, hàng ngàn điểm thanh toán POS và hàng ngàn điểm thanh tốn hàng khơng, bảo hiểm, viễn thông., cộng với sự phát triển của các dịch vụ mobile banking, internetbanking, SMS banking., có thể nói chỉ trong vịng khoảng 3 năm tới, xu thế giao dịch điện tử khơng sử dụng tiền mặt để thanh tốn của nền kinh tế Việt Nam sẽ phát triển rất mạnh.

Bên cạnh đó, cơng nghệ thơng tin cũng đóng vai trị quan trọng khơng kém và có tác động lớn đến các ngân hàng bán lẻ. Hiện số người dùng internet trên thế giới đến tháng 06/2014 là gần 3 tỷ người. Tỷ lệ phần trăm dân số dùng internet trong năm 2013 là 43.9% tại Việt Nam, còn tại các nước ASEAN là 35% và các nước thu nhập trung bình thấp là 21.2%. Theo khảo sát khách hàng bán lẻ - Capgemini, đến năm 2015 dự báo tỷ lệ khách hàng sử dụng mobile banking toàn cầu sẽ tăng đáng kể so với trước đây.

Vậy làm thế nào để trong một xu thế phát triển ngân hàng bán lẻ hiện đại đã và đang được các ngân hàng lựa chọn, mỗi ngân hàng sẽ tạo được một dấu ấn riêng, bật lên lợi thế cạnh tranh? Đó chính là mỗi gắn kết giữa câu chuyện thương hiệu và sự khác biệt. Đó khơng chỉ là sự khác biệt trong chất lượng dịch vụ, sản phẩm mà còn là sự sáng tạo trong làm thương hiệu lẫn sáng tạo ra các sản phẩm, dịch vụ “không giống ngân hàng khác”. Mặc dù cơ hội đối với dịch vụ, sản phẩm của ngân hàng bán lẻ ở Việt Nam hiện đang rất lớn, nhưng với nhiều vấn đề mà ngân hàng nói riêng và kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt, “chìa khóa” cho sự khai phá tiềm năng của thị trường vào lúc này chính là: Kiên trì. Một định hướng dài lâu cho sự phát triển bền vững là cần thiết và các ngân hàng khơng cần phải vội vã tối ưu hóa lợi nhuận, tự tin đi theo định hướng đã định, chắc chắn sẽ thành công.

Một phần của tài liệu Mở rộng dịch vụ NH bán lẻ tại NHTMCP sài gòn thương tín khoá luận tốt nghiệp 304 (Trang 64 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(88 trang)
w