2.1.3 Tình hình kinh doanh giai đoạn 2017- 2019
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu tài chính cơ bản
Vốn chủ sở hữu__________ 44,115 48,834 11% 54,490 12% 77,653 43% Lợi nhuân trước thuế_____ 7,768 8,665 12% 9,391 8% 10,732 14% Tổng thu nhập hoạt động______ 30,399 39,017 28% 44,256 13% 48,121 9% ROE 14.33% 14.94% 4% 14.48% -3% 12.94% -11% ROA 0 . 67% 0 . 63% -6% 0 . 59% -6% 0 . 61% 3%
Nguồn: BCTC BIDVgiai đoạn 2017-2019
Nhìn chung trong thời gian từ 2017 đến 2019, BIDV cơ bản có mức tăng trưởng cao
ở những chỉ tiêu chính (LNTT, VCSH, tổng tài sản, tổng thu nhập hoạt động).
Tính đến thời điểm 31/12/2019, tổng tài sản của BIDV đạt 1,489,957 tỷ đồng, tăng 13% so với cùng kỳ năm 2018 (tương đương với mức tăng 177,091 tỷ đồng). Sự tăng
trưởng này thể hiện sự mở rộng không ngừng về quy mô và sự phát triển mạnh mẽ của ngân hàng trong thời gian vừa qua.
Đặc biệt trong năm 2019, VCSH của BIDV tăng mạnh 43%, đạt 77,653 tỷ đồng. Sự
tăng trưởng mạnh của VCSH được lý giải là do trong năm 2019, BIDV đã phát hành riêng lẻ hơn 603.3 triệu cổ phần cho KEB Hana Bank qua đó trở thành ngân hàng TMCP
có vốn điều lệ cao nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Sự kiện này là bước đầu quan trọng trong việc đảm bảo hệ số an toàn vốn của ngân hàng theo Hiệp ước Basel II.
Năm 2019 có thể coi là năm kinh doanh hiệu quả đối với BIDV với việc cả 2 chỉ tiêu
tăng trưởng thấp hơn mức tăng trưởng của vốn chủ sở hữu hay tổng tài sản. Tuy nhiên,
sự sụt giảm này không đáng lo bởi nguyên nhân không phải do ngân hàng hoạt động kinh doanh thiếu hiệu quả mà do vốn chủ sở hữu của ngân hàng đã tăng trưởng quá nhanh trong năm 2019. Với thương vụ phát hành riêng rẻ hơn 603.3 triệu cổ phần cho KEB Hana Bank với giá trị giao dịch gần 20,300 tỷ dồng, vốn điều lệ của BIDV đã tăng từ 34,187 tỷ đồng lên mức 40,220 tỷ đồng.
Có thể nói rằng BIDV là một trong số ít các NHTM tại Việt Nam có sự tăng trưởng tồn diện, lợi nhuận ln tăng qua các năm, đảm bảo tốt quyền lợi cho cổ đông và các nhà đầu tư.
2.2 Thực trạng tín dụng tại BIDV
2.2.1 Mức độ tăng trưởng tín dụng