Hình 2 .7 Tổ chức bộ máy quản trị RRTD của BIDV
1.3 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II tại một số ngân hàng thương mạ
thương
mại và bài học kinh nghiệm cho BIDV
1.3.1 Kinh nghiệm quản trị rủi ro tại một số ngân hàng thương mại
Trong số 10 ngân hàng được Ngân hàng Nhà nước chọn thực hiện thí điểm Basel II,
VIB là một trong 2 ngân hàng đầu tiền hoàn thành cả 3 trụ cột của Hiệp ước Basel II.
Để
có thể đạt được mục tiêu này, VIB đã thực hiện hàng loạt các cải cách mạnh mẽ trong đó nổi bật nhất là phối hợp với công ty tư vấn (PWC) nhằm học hỏi kinh nghiệm và tiếp cận phương án tính tốn ICAAP (quy trình đánh giá tính đầy đủ vốn nội bộ) đã triển khai
tại các ngân hàng có quy mơ tương tự trong khu vực, từ đó thiết lập phương pháp đánh giá nội bộ về mức đủ vốn phù hợp với ngân hàng.
VIB đã xây dựng kế hoạch tăng trưởng vốn với nhiều phương án nhằm tăng tính thích ứng với thực tế thị trường. VIB có sự hỗ trợ lớn từ cổ đơng chiến lược nước ngồi là Commonwealth Bank từ thời kỳ rất sớm (năm 2011), CBA đã giúp đóng góp đáng kể với các hoạt động quản trị doanh nghiệp, hỗ trợ kỹ thuật, các khóa đào tạo về các hoạt động chuyển đổi trọng yếu cho VIB. VIB đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ thêm hơn 41%
năm 2018 và thêm 18% nữa năm 2019. Bên cạnh đó, VIB đang khẩn trương triển khai giai đoạn nâng cao, bao gồm dự án triển khai Quy trình đánh giá nội bộ về mức độ đủ vốn (ICAAP), đặt mục tiêu tuân thủ trụ cột 2 của Basel II theo Thông tư 41/2016/TT- NHNN và Chương 5 của Thông tư 13/2018/TT-NHNN ngay trong năm 2019, sớm hơn một năm so với quy định của Ngân hàng Nhà nước. Đồng thời, dự án xây dựng mơ hình rủi ro tín dụng nhằm tính tốn vốn nội bộ theo phương pháp nâng cao của Basel. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng đang triển khai đầu tư nâng cấp hệ thống khởi tạo khoản vay và dự án lưu trữ dữ liệu nhằm củng cố nền tảng dữ liệu, phục vụ chuẩn hóa dữ liệu đầu vào. Trong năm 2019, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo chuẩn Basel II của VIB hiện ở mức 9,6%.
Bên cạnh VIB, Vietcombank cũng là ngân hàng đã sớm hoàn thành cả 3 trụ cột của Hiệp ước Basel II. Cũng giống như VIB, Vietconbank cũng đã tận dụng được sự trợ giúp
từ cổ đơng chiến lược nước ngồi là Mizuho (tỷ lệ tại VCB là 15%). Bên cạnh đó, để triển khai Chương trình Basel II đảm bảo chất lượng, Hội đồng Quản trị Vietcombank đã chỉ đạo thành lập bộ máy triển khai chặt chẽ. Ngồi ra, hàng tháng, Ban triển khai
Chương trình Basel II họp để đánh giá tiến độ triển khai, giải quyết các vấn đề phát sinh,
vướng mắc. Hàng quý, Hội đồng Quản trị họp để chỉ đạo định hướng, đảm bảo chất lượng triển khai phù hợp với chiến lược của ngân hàng. Việc thối vốn tại các tổ chức tín dụng trong năm 2018 cũng đã giúp tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của Vietcombank
đạt 9.58%. Với những cố gắng và nỗ lực như vậy, ngày 28/11/2018, Ngân hàng Nhà nước đã công nhận Vietcombank đáp ứng chuẩn mực Basel II theo Thông tư 41 sớm 1 năm so với quy định.
1.3.2Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triểnViệt Nam Việt Nam
- Cần lựa chọn đối tác tư vấn là các cơng ty kiểm tốn hàng đầu, có kinh nghiệm tư vấn triển khai Basel II trên toan thế giới như EY, KPMG,... để có thể đưa ra được những chiến lược tốt nhất, phù hợp với hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
- Tận dụng sự giúp đỡ, hỗ trợ từ các cổ đông chiến lược nước ngồi bởi họ là những
đối tác lớn, có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
- Trong các trở ngại khi thực hiện Basel 2, trở ngại lớn nhất là cơ sở dữ liệu: cần xây
dựng hệ thống dữ liệu với độ tin cậy và tính chính xác cao: thu thập và phân tích dữ liệu là yếu tố vô cùng quan trọng đối với mọi dự án triển khai áp dụng Basel II. Phân tích chênh lệch về dữ liệu, bao gồm việc so sánh mức độ sẵn có và chất lượng của dữ liệu hiện có với các yêu cầu về dữ liệu của Basel II, phải được tiến hành ngay trong giai đoạn
đầu của dự án. Việc kiểm tra chất lượng của dữ liệu và đối chiếu với sổ cái cũng là một thách thức trong quá trình triển khai Basel II nhằm đảm bảo tính đầy đủ và chính xác của
dữ liệu.
- Xây dựng một lộ trình rõ ràng, từng bước đạt chuẩn Basel II: việc triển khai áp dụng Basel II là một q trình dài, khơng phải ngày một ngày hai, cần nhiều thời gian cũng như chí phi lớn vì vậy ngân hàng cần xây dựng một lộ trình rõ ràng, đặt ra từng mức cũng như thời gian hồn thành từ đó tạo động lực cho tồn hệ thống, tránh sự bỡ ngờ khiến cho việc triển khai áp dụng không đạt được hiệu quả cao nhất.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Những vấn đề cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng và những nét chính trong Hiệp ước Basel II đã được nêu ra cụ thể trong chương 1. Bên cạnh đó, chương 1 cũng nêu lên một
số kinh nghiệm của các ngân hàng Việt Nam trong việc áp dụng Basel II vào cơng tác quản trị rủi ro tín dụng và rút kinh nghiệm cho Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Đây cũng chính là tiền đề cho việc nghiên cứu áp dụng Basel II vào công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam trong chương 2.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ỨNG DỤNG BASEL II TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT