Mục tiêu, định hướng chiến lược quản trị tín dụng theo Basel II

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển Việt Nam theo Basel II - Khóa luận tốt nghiệp 250 (Trang 65)

Hình 2 .7 Tổ chức bộ máy quản trị RRTD của BIDV

3.1 Mục tiêu, định hướng chiến lược quản trị tín dụng theo Basel II

- Khung chính sách:

+ Khung QTRR được kiện tồn đảm bảo yêu cầu quản lý toàn diện các loại rủi ro

mà ngân hàng có thể phải đối mặt cụ thể là RRTD theo thông lệ tiến bộ, đặc biệt là thông

lệ quốc tế của Ủy ban Basel.

+ Các chính sách, cơ chế trong hoạt động tín dụng cần thúc đẩy tăng trưởng tín

dụng,

đảm bảo lợi nhuận cho ngân hàng nhưng vẫn phải đảm bảo an tồn khi cấp tín dụng, giữ

tỷ lệ nợ xấu dưới 1.7%.

- Các mơ hình đo lường RRTD

BIDV tiếp tục tập trung hồn thiện các mơ hình đo lường RRTD với hỗ trợ từ PWC Việt Nam. PWC sẽ hỗ trợ kiểm tra các mơ hình LGD, PD, EAD dựa vào xếp hạng nội bộ theo Basel. Mục tiêu là ứng dụng các mơ hình này vào quy trình cấp tín dụng với mục

đích tăng hiệu quả và an tồn cho ngân hàng. - Hệ thống thơng tin tín dụng

Xây dựng hệ thống thơng tin nội bộ đảm bảo chính xác, kịp thời có sự trao đổi thơng

tin với các ngân hàng khác cũng như trung tâm thơng tin tín dụng CIC. - Biện pháp quản trị RRTD

Triển khai các biện pháp xử lý, thu hồi nợ phù hợp. Đẩy mạnh thu hồi các khoản nợ

trả được nợ của khách hàng. Với hệ thống này, khả năng quản trị sẽ được tăng cường, thiệt hại của ngân hàng được giảm bớt khi rủi ro không may xảy ra.

Cụ thể, đối tượng khách hàng áp dụng là các khách hàng doanh nghiệp có nợ nhóm 1 được dự báo sẽ chuyển lên nhóm nợ cao hơn trong khoảng thời gian sắp tới (6 tháng). Để xác định các dấu hiệu cảnh báo sớm, BIDV có thể dựa vào các chỉ tiêu định tính cũng

như định lượng. Các chỉ tiêu định tính bao gồm các nhóm chỉ tiêu tài chính, phi tài chính.

Các chỉ tiêu định lượng gồm có: tình hình chấp hành các quy định Pháp luật, tình hình tuân thủ các điều kiện cấp tín dụng, tình hình tài chính và kinh doanh của khách hàng,.. Dựa trên mức độ cảnh báo cảu khách hàng, tập hợp các biện pháp xử lý sẽ được đưa ra để làm cơ sở cho các phòng quan hệ khách hàng quản lý khách hàng hiệu quả hơn.

3.2.2 Sử dụng cơng cụ phái sinh tín dụng để quản lý rủi ro tín dụng

Cơng cụ phái sinh tín dụng gồm những hợp đồng song phương riêng tư và có thể

chuyển nhượng được giữa hai bên tham gia trong mối quan hệ người cho vay và người đi vay. Nó giúp bên cho vay có thể chuyển nhượng được rủi ro vỡ nợ của bên đi vay cho

một bên thứ ba.

Khi thị trường phái sinh tại Việt Nam phát triển, BIDV có thể triển khai sử dụng một

số cơng cụ phái sinh như Hốn đổi rủi ro vỡ nợ (CDS), Quyền chọn tín dụng hay Trái phiếu liên kết RRTD.

Với CDS, BIDV sẽ mua CDS từ một nhà đầu tư khác - người đồng ý trả tiền cho người cho vay trong trường hợp người đi vay khơng có khả năng thanh tốn nghĩa vụ nợ. Hầu hết CDS sẽ yêu cầu một khoản thanh tốn phí bảo hiểm liên tục để duy trì hợp đồng, tương tự như một chính sách bảo hiểm.

Mặc dù bản chất của CDS giống như một hợp đồng bảo hiểm, nhưng cách thức vận hành của CDS giống như một hợp đồng hoán đổi. Hai bên tham gia sẽ hoán đổi cho nhau

hai dịng tiền: Người mua trả cho người bán dịng phí CDS hàng năm trong suốt thời gian hợp đồng, còn người bán trả cho người mua dòng tiền bảo hiểm rủi ro. Dòng tiền này bằng 0 nếu người vay tât toán được khoản nợ và bằng giá trị khoản vay hoặc mệnh giá của trái phiếu bảo hiểm nếu bên đi vay bị vỡ nợ.

Với CDS, BIDV có thể chủ động quản lý danh mục dễ dàng hơn, chuyển đổi và đa dạng hóa danh mục cho vay, góp phần giảm tổn thất khi rủi ro xảy ra.

Bên cạnh đó, BIDV có thể sử dụng hợp đồng quyền chọn tín dụng để bù đắp những tổn thất trong giá trị tài sản. Trong trường hợp danh mục tín dụng có chất lượng bị giảm sút, BIDV có thể mua quyền chọn bán khoản tín dụng. Khi gia trị của khoản cấp tín dụng

này bị giảm đáng kể, BIDV có thể thực hiện quyền bán và nhận được một khoản thanh toán cho tồn bộ danh mục; BIDV sẽ khơng thực hiện quyền chọn bán nếu khách hàng tất toán khoản vay.

Với trái phiếu liên kết RRTD, BIDV có thể dễ dàng chuyển rủi ro sang cho SPV và nhà đầu tư khác. BIDV sẽ tiến hành bán khoản vay cho một SPV và sau đó khoản vay sẽ được phân ra thành nhiều phần và những phần giống nhau về rủi ro hoặc đánh giá tín dụng sẽ được nhóm lại với nhau. Những nhóm này sẽ được sử dụng để tạo ra chứng khoán mà các nhà đầu tư có thể mua. Tới ngày đáo hạn, nhà đầu tư sẽ nhận lại được vốn

gốc theo mệnh giá. Trường hợp các khoản vay bị vỡ nợ hay phá sản, thì nhà đầu tư sẽ được lại được một khoản tương ứng với tỉ lệ thu hồi.

3.2.3 Tăng cường kiểm tra, thanh tra nội bô hoạt động cho vay

Công tác kiểm tra, thanh tra nội bộ để phát hiện những lỗ hổng trong hoạt động tín dụng là vơ cùng cần thiết, nhờ thanh kiểm tra có thể phát hiện từ đó ngăn chặn những sai

sót trong nghiệp vụ. Ngồi ra, hoạt động thanh kiểm tra cịn có thể chỉ ra những rủi ro về mặt đạo đức của cán bộ ngân hàng.

- Trước khi cấp tín dụng, cán bộ cần phải kiểm tra điều kiện vay vốn của khách hàng:

hồ sơ pháp lý, hồ sơ tài chính,... ngồi ra cũng cần phải kiểm tra tính chính xác của hồ sơ, phòng trường hợp khách hàng sử dụng hồ sơ, giấy tờ giả để chiếm đoạt tài sản của ngân hàng.

- Khi cấp tín dụng, cán bộ QHKH cần xác thực nhu cầu vay khách hàng

-Sau khi cho vay cần giám sát xem khách hàng sử dụng vốn vay đúng mục đích đã cam kết khơng, kiểm tra lại TSBĐ để tránh trường hợp khách hàng chiếm đoạt tài sản của ngân hàng, khơng có tài sản thực tế.

3.2.4 Phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ mới

Ngân hàng cần chú trọng phát triển hệ thống thơng tin khách hàng, có khả năng lưu dữ liệu đa chiều và theo lịch sử. Bên cạnh đó, việc nhập dữ liệu của khách hàng cần được

thường xun cập nhật, từ đó có dữ liệu chính xác, đầy đủ.

Tăng cường hệ thống an tồn, bảo mật thơng tin, dữ liệu và an ninh mạng. Ngân hàng là một đối tượng thường xuyên bị các đối tượng xấu chú ý, vì vậy tăng cường an tồn hệ thống thơng tin là đặc biệt quan trọng, đòi hỏi BIDV phải đầu tư cho triển khai đầu tư phát triển hệ thống cơng nghệ thơng tin, chi phí th tư vấn và chi phí nguồn nhân

lực.

3.3 Đề xuất các điều kiện để thực hiện giải pháp

3.3.1 Đề xuất với Ngân hàng Nhà nước

a) Nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng

Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh thơng tin hữu ích giúp các NHTM đối phó với vấn đề bất cân xứng thơng tin, qua đó giúp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về các doanh nghiệp và các thơng

tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng từ các tổ chức

tín dụng; từ đó cung cấp thơng tín đáp ứng nhu cầu của các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, thơng tin mà CIC cung cấp trong những năm gần đây vẫn chưa đáp ứng được yêu

cầu về mặt chất lượng cũng như số lượng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các NHTM. Do đó, NHNN phải phối hợp chặt chẽ với các NHTM, các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp để CIC có thể mở rơng thơng tin và nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng theo nhu cầu của các tổ chức tài chính.

b) Cải thiện chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng

Tại Việt Nam hiện nay, NHNN giữ nhiệm vụ giám sát hoạt động ngân hàng, giữ vị trí thiết yếu trong việc duy trì sự ổn định cho hệ thống ngân hàng. Do đó, NHNN cần

- Hồn thiện mơ hình thanh tra, giám sát từ trung ương đến địa phương: Mơ hình thanh kiểm tra cần có sự độc lập giữa hoạt động điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong

bộ máy tổ chức. Mơ hình này cần dựa trên cơ sở ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của uỷ ban Basel.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, phẩm chất đạo đức tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, nghiệp vụ, quản lý và các công cụ thực thi nhiệm vụ

c) Chống sự cạnh tranh không lành mạnh

NHNN đã và đang cải thiện sự sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh với việc tăng tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các NHTM. Tuy

nhiên, trong bối cảng đó, sự cạnh tranh khơng lành mạnh đang diễn ra phổ biến giữa các

ngân hàng, ví dụ như tranh giành khách hàng, hạ thấp tiêu chuẩn vay vốn từ đó dẫn tới nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao.

d) Xây dựng khung pháp lý toàn diện và thống nhất về QTRR trong NHTM

NHNN cần nhanh chóng xây dựng và hồn thiện dự thảo Thông tư, Quy định về hệ thống QTRR trong hoạt động ngân hàng của hệ thống NHTM Việt Nam, làm cơ sở để các NHTM xây dựng hệ thống QTRR của riêng mình. Bên cạnh đó cũng cần hồn thiện hơn nữa văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến các tổ chức đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp, đẩy mạnh vai trị tư vấn tài chính, tăng cường tính chun nghiệp và phát triển bền vững của thị trường; qua đó, các NHTM có thể thực hiện các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tín dụng một cách hồn thiện hơn.

3.3.2 Đề xuất với Chính phủ và các Bộ ban ngành liên quan

Bộ kế hoạch và đầu tư, Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố cần tăng cường các biện pháp quản lý nhà nước để giám các doanh nghiệp hoạt động theo đúng chức năng, ngành nghề đã đăng ký kinh doanh, cấp phép đầu tư. Có biện pháp thu giấy đăng ký kinh

doanh đối với các công ty vi phạm pháp luật trong hoạt động kinh doanh.

Bộ tài nguyên môi trường cần triển khai các hoạt động liên quan đến đăng ký giao dịch bảo đảm, đưa hệ thống này lên mạng để các NHTM có thể dễ dàng truy cập. Việc này sẽ giúp các NHTM tìm hiểu được tình hình đảm bảo tiền vay của khách hàng, tìm

hiểu các thơng tin liên quan về tình hình vay nợ và việc sử dụng tài sản đảm bảo của khách hàng. Ngồi ra, Bộ tài ngun mơi trường và Bộ tư pháp cũng nên quy định và yêu cầu các cán bộ của mình tuân thủ thời gian tối đa để giải quyết hồ sơ đăng ký giao dịch bảo đảm của các NHTM, tránh việc xử lý, tác nghiệp của cán bộ thụ lý hồ sơ quá lâu như hiện nay.

Bộ tài chính, Tổng cục thuế cần có biện pháp phù hợp yêu cầu các doanh nghiệp phải thực hiện kiểm tốn hàng năm nhằm giúp ngân hàng có thể tính tốn chính xác năng

lực tài chính của các đơn vị vay vốn. Bộ tài chính cần nhanh chóng ban hành quy định luật liên quan tới mua bán nợ, đòi nợ để ngân hàng dễ dàng hơn trong việc xử lý nợ khó địi.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Hai chương đầu đã nêu lên cơ sở lý luận về quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn Basel

II cũng như thực trạng hoạt động quản trị rủi ro tín dụng tại BIDV trong khoảng thời gian từ 2017-2019. Chương 3 đã nêu ra nhiều giải pháp cụ thể sát với tình hình thực tế của ngân hàng và những đề xuất hồn thiện cơng tác quản trị RRTD theo chuẩn Basel II cho BIDV, Ngân hàng Nhà nước và các Bộ ban ngành liên quan.

KẾT LUẬN

Quản trị RRTD theo chuẩn Basel II đã và đang là hoạt động quan trọng đối với các ngân hàng thương mại trên thế giới tuy nhiên công tác này mới chỉ phổ biến ở Việt Nam trong giai đoạn gần đây. BIDV là một trong những NHTM đầu tiên tại nước ta thực hiện

quản trị RRTD theo chuẩn Basel II ( Thông tư số 41/2016/TT-NHNN). Bện cạnh những thành tựu đáng kể đã đạt được, công tác quản trị RRTD tại BIDV vẫn cần tiếp tục hoàn thiện hơn nữa.

Trải qua thời gian tìm hiểu, nghiên cứu thực hiện khóa luận, em đã có nhận thức rõ ràng hơn về vai trị cũng như quy trình quản trị RRTD tại các NHTM tại Việt Nam nói chung và BIDV nói riêng. Thơng qua q trình nghiên cứu, khóa luận đã được một số kết quả nhất định:

- Nghiên cứu được một số vấn đề cơ bản về RRTD, công tác quản trị RRTD cũng như cơ sở lý luận của Hiệp ước Basel.

- Phân tích cơ cấu tín dụng, thực trạng quản trị RRTD tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Từ đó đưa ra những đánh giá, nhận xét về thực trạng quản trị RRTD ở BIDV, những kết quả đạt được cũng như những hạn chế cần khắc phục.

- Khóa luận cung cấp một số giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác quản trị RRTD tại

BIDV cũng như đẩy mạnh hồn thiện cơng tác này tại hệ thống ngân hàng Việt Nam. Tuy đã có sự chuẩn bị kỹ lưỡng nhưng cũng khơng thể tránh được những hạn chế, thiêu sót nhất định, em mong nhận được sự đánh giá, góp ý từ thầy cơ và bạn bè để có thể hồn thiện thêm.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Constantinos Stephanou & Juan Carlos Mendoza (2005), Credit risk measurement under Basel II: an overview and implementation issues for developing countries,World Bank Policy Research Working Paper 3556

2. Quang Anh (2019), ‘Basel II và Basel III là con đường tất yếu làm ngân hàng an toàn, chất lượng hơn’,VnEconomy, truy cập lần cuối ngày 07 tháng 04 năm 2020, từ <http://vneconomy.vn/basel-ii-va-basel-iii-la-con-duong-tat-yeu-lam-ngan-hang-an- toan-chat-luong-hon-20191231112336088.htm>

3. Nguyễn Hồng Hà (2017), ‘Ứng dụng chuẩn Basel II vào quản lý rủi ro tín dụng tại NHTM Việt Nam: Trường hợp Lienvietpostbank’, Tạp chí Cơng thương, truy cập lần

cuối ngày 07 tháng 04 năm 2020, từ <http://tapchicongthuong.vn/bai-viet/ung-dung- chuan-basel-ii-vao-quan-ly-rui-ro-tin-dung-tai-nhtm-viet-nam-truong-hop-

lienvietpostbank-51149.htm>

4. Trần Huy Hoàng (2011), Quản trị ngân hàng thương mại, Nhà xuất bản lao động xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh

5. Ngân hàng Nhà nước (2013), Thông tư số 02/2013/TT-NHNN quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phịng rủi ro và việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2013

6. Nguyễn Thị Kim Nhung, Phạm Thị Thu Hiền và Nguyễn Thị Thúy Quỳnh (2017),

‘Một số vấn đề về rủi ro tín dụng của ngân hàng thương mại’, Tạp chí tài chính, truy cập

lần cuối ngày 09 tháng 04 năm 2020, từ <http://tapchitaichinh.vn/kinh-te-vi-mo/mot-so- van-de-ve-rui-ro-tin-dung-cua-ngan-hang-thuong-mai-133 627.html>

7. Trần Thị Việt Thạch (2016), ‘Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel 2 tại Ngân hàng Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam’, luận án tiến sĩ, Học viện Tài chính

8. Vietcombank đáp ứng chuẩn mực Basel II tại Việt Nam (2018), truy cập ngày 13 tháng 04 năm 2020, từ <https://cafef.vn/vietcombank-dap-ung-chuan-muc-basel-ii-tai- viet-nam-20181128175551613.chn>

9. Hiệp ước vốn Basel (Basel I và II) (2010), truy cập ngày 09 tháng 04 năm 2020,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển Việt Nam theo Basel II - Khóa luận tốt nghiệp 250 (Trang 65)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(75 trang)
w