Xuất với Ngânhàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển Việt Nam theo Basel II - Khóa luận tốt nghiệp 250 (Trang 68 - 69)

Hình 2 .7 Tổ chức bộ máy quản trị RRTD của BIDV

3.3 Đề xuất các điều kiện để thực hiện giải pháp

3.3.1 xuất với Ngânhàng Nhà nước

a) Nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng

Trung tâm thơng tin tín dụng (CIC) là một trong những kênh thơng tin hữu ích giúp các NHTM đối phó với vấn đề bất cân xứng thơng tin, qua đó giúp nâng cao chất lượng phân tích tín dụng. CIC có nhiệm vụ thu thập thông tin về các doanh nghiệp và các thơng

tin khác có liên quan đến hoạt động kinh doanh tiền tệ, dịch vụ ngân hàng từ các tổ chức

tín dụng; từ đó cung cấp thơng tín đáp ứng nhu cầu của các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, thơng tin mà CIC cung cấp trong những năm gần đây vẫn chưa đáp ứng được yêu

cầu về mặt chất lượng cũng như số lượng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm hạn chế khả năng phân tích tín dụng của các NHTM. Do đó, NHNN phải phối hợp chặt chẽ với các NHTM, các cơ quan quản lý nhà nước về doanh nghiệp để CIC có thể mở rơng thơng tin và nâng cao chất lượng thơng tin tín dụng theo nhu cầu của các tổ chức tài chính.

b) Cải thiện chất lượng hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng

Tại Việt Nam hiện nay, NHNN giữ nhiệm vụ giám sát hoạt động ngân hàng, giữ vị trí thiết yếu trong việc duy trì sự ổn định cho hệ thống ngân hàng. Do đó, NHNN cần

- Hồn thiện mơ hình thanh tra, giám sát từ trung ương đến địa phương: Mơ hình thanh kiểm tra cần có sự độc lập giữa hoạt động điều hành và hoạt động nghiệp vụ trong

bộ máy tổ chức. Mơ hình này cần dựa trên cơ sở ứng dụng những nguyên tắc cơ bản về giám sát hiệu quả hoạt động ngân hàng của uỷ ban Basel.

- Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chun mơn nghiệp vụ cao, phẩm chất đạo đức tốt, được trang bị đầy đủ kiến thức về pháp luật, nghiệp vụ, quản lý và các công cụ thực thi nhiệm vụ

c) Chống sự cạnh tranh không lành mạnh

NHNN đã và đang cải thiện sự sáng tạo và chủ động của các ngân hàng trong hoạt động kinh doanh với việc tăng tính chủ động và tự chịu trách nhiệm của các NHTM. Tuy

nhiên, trong bối cảng đó, sự cạnh tranh khơng lành mạnh đang diễn ra phổ biến giữa các

ngân hàng, ví dụ như tranh giành khách hàng, hạ thấp tiêu chuẩn vay vốn từ đó dẫn tới nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao.

d) Xây dựng khung pháp lý tồn diện và thống nhất về QTRR trong NHTM

NHNN cần nhanh chóng xây dựng và hồn thiện dự thảo Thơng tư, Quy định về hệ thống QTRR trong hoạt động ngân hàng của hệ thống NHTM Việt Nam, làm cơ sở để các NHTM xây dựng hệ thống QTRR của riêng mình. Bên cạnh đó cũng cần hồn thiện hơn nữa văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến các tổ chức đánh giá tín nhiệm doanh nghiệp, đẩy mạnh vai trị tư vấn tài chính, tăng cường tính chun nghiệp và phát triển bền vững của thị trường; qua đó, các NHTM có thể thực hiện các cơng cụ phịng ngừa rủi ro tín dụng một cách hồn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại NHTMCP đầu tư và phát triển Việt Nam theo Basel II - Khóa luận tốt nghiệp 250 (Trang 68 - 69)