6. Kết cấu đề tài
2.3. Đánh giá
2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân
a. Hạn chế
Hiệu suất sử dụng vốn ngắn hạn của chi nhánh trong giai đoạn từ năm 2018 tới năm 2020 đang có chiều hướng giảm dần. Việc chỉ tiêu này có xu hướng giảm dần thể hiện việc chi nhánh huyện Văn Giang Hưng Yên II đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn khách hàng để cho vay ngắn hạn. Với điều kiện kinh tế trên địa bàn cùng sự cạnh tranh mở rộng của các NHTM khác, chi nhánh cần nhanh chóng nhìn ra vấn đề và tìm kiếm giải pháp khắc phục, tránh để tồn đọng nguồn vốn hiện đang dư thừa khá nhiều.
Cơ cấu cho vay của chi nhánh chưa được đa dạng, hiện đang tập trung phần lớn nguồn vốn vào cho cho vay các hộ gia đình, trong khi đó doanh nghiệp ngồi quốc doanh có xu hướng giảm khá nhiều. Dư nợ cho vay ngắn hạn đối với doanh nghiệp ngoài quốc doanh từ 103,609 triệu đồng trong năm 2018 xuống cịn 24,407 triệu đồng trong năm 2019, tuy có ghi nhận sự tăng nhẹ lên 32,502 triệu đồng trong năm 2020 nhưng chưa được cao. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh là đối tượng khách hàng rất tiềm năng mang lại nguồn thu lớn cho chi nhánh, nhưng hiện tại chưa được chi nhánh khai thác hiệu quả.
Vịng quay vốn đang có xu hướng giảm dần qua các năm. Đặc biệt, trong năm 2020, chỉ tiêu này còn giảm xuống dưới 1, cụ thể là 0.97 thể hiện chi nhánh vẫn đang gặp vấn đề trong việc thu hồi các khoản nợ ngắn hạn.
b. Nguyên nhân
+ Về phía khách hàng
Khách hàng xin vay vốn có năng lực tài chính yếu kém, năng lực sử dụng đồng vốn không hiệu quả, không phát huy được hết tiềm năng của đồng vốn được cấp dẫn đến không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ cho ngân hàng như đã cam kết. Đối tượng khách hàng mà ngân hàng đang tập trung cho vay là các cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, lĩnh vực chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố như kinh tế, khí hậu, dịch bệnh,... nên rủi ro phát sinh từ hoạt động kinh doanh của khách hàng là cao, ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng tín dụng của ngân hàng.
Trách nhiệm của khách hàng với khoản tín dụng được cấp là một trong những nguyên nhân khiến chất lượng tín dụng ngân hàng giảm thấp. Khi khách hàng nhận được đồng vốn từ ngân hàng, việc sử dụng khoản tiền đó như thế nào hồn tồn dựa vào ý chí chủ quan của bản thân khách hàng, ngân hàng khó có thể kiểm sốt được. Trường hợp khách hàng cố ý sử dụng vốn vay sai mục đích đã cam kết, có hành vi lừa đảo chiếm dụng vốn bằng các số liệu báo cáo giả, nhân viên tín dụng cũng rất khó khăn để giám sát và phát hiện ra, dẫn đến gia tăng những khoản nợ xấu cho ngân hàng.
+ Về phía ngân hàng
Hạn chế về nguồn nhân lực chất lượng cao, hạn chế về năng lực chuyên mơn và thiếu sót về kinh nghiệm, đạo đức nghề nghiệp chưa tốt. Nghiệp vụ tín dụng u cầu nhân viên phải có năng lực tốt, được đào tạo bài bản, nhưng tại chi nhánh vẫn còn tồn tại một số nhân viên thể hiện thiếu sót về mặt năng lực, thiếu kinh nghiệm làm việc, hiểu biết về các lĩnh vực ngân hàng hoạt động chưa cao, khơng có tinh thần cầu tiến dẫn đến đưa ra quyết định tín dụng khơng hợp lý, thiếu chính xác. Lãnh đạo cũng đóng một phần vai trị, trách nhiệm trong việc quản lý nhân viên và
phê duyệt các khoản vay, nên cả tập thể lãnh đạo công nhân viên đều cần cố gắng và có trách nhiệm hơn với cơng việc của mình thì mới có thể nâng cao chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh. Thêm vào đó, cơ chế tuyển dụng chưa được hồn thiện, thực trạng thí sinh thi tuyển được sự giúp đỡ từ người quen trong ngân hàng vẫn còn tồn tại, dẫn đến chất lượng nhân lực gặp vấn đề, nhân viên thiếu năng lực làm việc ở vị trí u cầu trình độ cao. Những nhân viên đạt thành tích tốt chưa được khen thưởng xứng đáng, khiến họ thiếu động lực cống hiến cho ngân hàng cũng là một nguyên nhân cần được nhắc tới.
Hạn chế trong quy trình tín dụng: Hiện nay các nhân viên tín dụng phải thực hiện nhiều cơng việc trong quy trình tín dụng như thu thập, phân tích thơng tin, thẩm định khách hàng, đánh giá phương án sử dung vốn, kiểm tra giám sát khoản vay. Do khối lượng công việc lớn, không được phân chia cụ thể cho từng cá nhân hay phòng ban mà do một cá nhân thực hiện dẫn đến trường hợp nhân viên tín dụng móc nối với khách hàng thực hiện chiếm dụng vốn của ngân hàng.
Lãnh đạo chưa đưa ra chiến lược, quyết định đúng đắn, phù hợp với thời điểm, đặc điểm kinh tế, khách hàng mục tiêu tại địa bàn nơi chi nhánh hoạt động. Việc cơ cấu cho vay ngắn hạn chưa phù hợp với nhu cầu khách hàng như các ưu đãi không phù hợp, lãi suất vay khơng hợp lý, chưa có nhiều sản phẩm dịch vụ hấp dẫn có sức cạnh tranh với các NHTM khác trên địa bàn. Vì vậy, đa dạng hóa khách hàng mục tiêu, đa dạng hóa sản phẩm và mở rộng thêm thị trường hoạt động là những chiến lược ngân hàng nên cân nhắc.
+ Nguyên nhân khác
Năm 2019, thế giới đối mặt với dịch bệnh viêm phổi nghiêm trọng chưa từng có, ảnh hưởng sâu rộng tới nền kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam. Đại dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực tới mọi thành phần kinh tế xã hội, trong đó ngành nghề chịu ảnh hưởng nặng nề phải kể đến du lịch, dịch vụ, nhà hàng, khách sạn,... và ngành ngân hàng cũng không ngoại lệ. Do ảnh hưởng bởi dịch bệnh COVID-19 kéo dài, sản xuất kinh doanh bị đình trệ, chuỗi cung ứng bị gián đoạn, các thị trường nhập khẩu tạm dừng hoạt động, khiến khách hàng giảm năng lực tài chính dẫn đến khơng có nguồn thu trả nợ ngân hàng, nợ xấu từ đó phát sinh. Từ đầu năm 2020 tới
nay, theo chỉ thị của NHNN, ngân hàng đã 3 lần thực hiện hạ lãi suất hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, thậm chí miễn giảm lãi vay, cơ cấu lại thời hạn trả nợ. Vì vậy, số tiền giảm đi do áp dụng các ưu đã này sẽ làm giảm không nhỏ lợi nhuận của ngân hàng từ hoạt động tín dụng.
Theo Thơng tư 01 của NHNN về việc cho phép các NHTM khơng chuyển nhóm nợ để hỗ trợ khách hàng bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, tức nhiều khách hàng có nợ ở nhóm cao hơn nhưng vẫn được giữ ở nhóm cũ, trong khi bình thường phải chuyển lên nhóm trên vì khơng trả được nợ. Ví dụ, theo quy định, ngân hàng có trách nhiệm phải trích lập dự phòng 5% khi khoản nợ của khách hàng chuyển lên nhóm 2 (nợ cần chú ý), nhưng khi áp dụng Thông tư 01 của NHNN, ngân hàng sẽ giữ nguyên nợ ở nhóm 1 tức chỉ trích lập 0.75%. Điều này có lợi ích khiến BCTC của ngân hàng sẽ khả quan hơn với chỉ tiêu chi phí giảm đáng kể, tuy nhiên sẽ khiến chỉ tiêu lợi nhuận không phản ánh được con số thực tế, từ đó việc đánh giá sức khỏe tài chính của ngân hàng trở nên khơng chính xác, khơng đánh giá được chính xác tình trạng nợ xấu ngân hàng đang gặp phải.
Việc xét xử các vụ án vi phạm hợp đồng không thuận lợi và phức tạp khiến tiến độ thu hồi nợ của ngân hàng bị chậm lại, gây mất thời gian cho các bên tham gia. Lãnh đạo ngân hàng nhận định việc thu hồi nợ đang gặp khó khăn, một phần do dịch bệnh kéo dài khiến thị trường BĐS trầm lắng, thanh khoản kém khiến việc chào bán TSĐB để thu hồi nợ gặp khó khăn. Thêm vào đó, giá trị thực tế của TSĐB chưa được xác định phù hợp, tình hình thị trường BĐS bất ổn, TSĐB không đủ hấp dẫn các nhà đầu tư, hồ sơ pháp lý của TSĐB phức tạp khiến nhà đầu tư không quan tâm nhiều tới những tài sản như vậy.
Sự cạnh tranh quyết liệt giữa hàng loạt các NHTM lớn nhỏ đang hoạt động trên địa bàn huyện Văn Giang khiến ngân hàng gặp khó khăn trong nỗ lực cho vay và tìm kiếm khách hàng. Với tâm lý đó, nhân viên tín dụng dễ bỏ qua một số quy trình đảm bảo tín dụng để khoản vay dễ dàng được thông qua, dẫn đến tình trạng gia tăng nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Nội dung chương 2 đã khái quát lịch sử hình thành và phát triển của NHNo & PTNTVN và NHNo & PTNTVN chi nhánh huyện Văn Giang Hưng n II. Nội dung chính đề cập đến tình hình hoạt động kinh doanh, tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại chi nhánh huyện Văn Giang hưng Yên II. Các số liệu thu thập được trình bày minh họa bằng bảng biểu, các tiêu chí đánh giá định tính và định lượng về chất lượng tín dụng ngắn hạn với mục đích cho thấy góc nhìn tổng qt lẫn cụ thể về thực trạng tín dụng ngắn hạn và chất lượng tín dụng ngắn hạn tại chi nhánh huyện Văn Giang Hưng Yên II trong giai đoạn ba năm 2018, 2019 và 2020.
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG NGẮN HẠN TẠI NHNo & PTNTVN CHI NHÁNH HUYỆN VĂN
GIANG HƯNG YÊN II