6. Kết cấu đề tài
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng TDNH tại Agribank chi nhánh huyện Văn
huyện Văn Giang Hưng Yên II
Khi chi nhánh định hướng được một chính sách tín dụng hợp lý, bám sát với mục tiêu hoạt động, phát huy được điểm mạnh và khắc phục được những hạn chế
còn tồn tại, sẽ đảm bảo nâng cao được chất lượng tín dụng của chi nhánh, cùng với đó đảm bảo mục tiêu lợi nhuận đề ra mà vẫn giữ được tỷ lệ nợ xấu ở mức an toàn, giúp chi nhánh chủ động trong việc quản lý và giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình hoạt động. Khi xây dựng một chính sách tín dụng, chi nhánh cần lưu ý phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, các quy định về lãi suất, chính sách cho vay, các danh mục đầu tư, TSĐB,... nhất quán, phù hợp với tình hình kinh tế và địa bàn nơi chi nhánh hoạt động. Đặc biệt, chính sách ln phải thay đổi khi cần để phù hợp với biến động thị trường và đáp ứng nhu cầu của khách hàng.
3.2.1. Đẩy mạnh hoạt động marketing
Trên cơ sở các mục tiêu đã đề ra, Agribank chi nhánh huyện Văn Giang Hưng Yên II cần hoạch định một chiến lược marketing cụ thể, trong đó đẩy mạnh việc đưa SPDV tiếp cận được nhóm khách hàng mục tiêu chi nhánh đang hướng tới trên địa bàn. Tiến hành khảo sát, tiếp cận khách hàng, thu thập ý kiến đóng góp nhằm tìm hiểu nhu cầu của khách hàng, từ đó đưa ra các cách thức thu hút hiệu quả. Ngồi chăm sóc khách hàng truyền thống, chi nhánh cần tiếp tục tìm kiếm khách hàng mới từ nhiều nguồn khác nhau, ví dụ thơng qua giới thiệu của khách hàng đang sử dụng SPDV tại chi nhánh. Với sự mở rộng và cạnh tranh ngày một gay gắt của các NHTM khác trên địa bàn, chiến lược marketing của chi nhánh cần làm nổi bật được các ưu điểm của SPDV đang triển khai.
3.2.2. Thẩm định theo đúng quy trình thẩm định tín dụng
Thẩm định là bước tác động lớn nhất tới chất lượng TDNH, là bước quan trọng trong quy trình cấp tín dụng. Cơng tác thẩm định được đảm bảo thực hiện nghiêm túc, khách quan sẽ giảm thiểu rủi ro và tăng chất lượng cấp tín dụng của chi nhánh. Vì vậy, chi nhánh cần khơng ngừng nâng cao trình độ nhân viên tín dụng để cơng tác thẩm định khách hàng đạt chất lượng tốt nhất. Để cải thiện chi nhánh cần giải quyết tốt các vấn đề:
- Nâng cao năng lực, trình độ thẩm định của nhân viên thẩm định. - Đảm bảo hoạt động thẩm định được thực hiện minh bạch, chính xác. 3.2.3. Chính sách về TSĐB
Để giảm thiểu tối đa các khoản nợ xấu, khoản nợ khó địi có khả năng mất vốn, chi nhánh huyện Văn Giang Hưng Yên II cần áp dụng linh hoạt và có hiệu quả cơ chế về TSĐB khi cho vay. Cụ thể:
Đối với những khoản vay khơng có TSĐB đi kèm, chi nhánh chỉ nên áp dụng với những trường hợp vay đơn giản với số vốn thấp, với những khách hàng có phương án sử dụng vốn cụ thể và hợp lý, có năng lực tài chính tốt. Đối với hình thức cho vay tín chấp này, chi nhánh gặp phải rất nhiều rủi ro, vì vậy cơng đoạn kiểm tra và đánh giá cần được thực hiện một cách trung thực, chính xác, trong trường hợp cần có thể u cầu bên thứ 3 đứng ra bảo lãnh tránh trường hợp không thể thu hồi khi khách hàng khơng cịn năng lực trả nợ. Nhân viên tín dụng cũng cần cơ cấu thời hạn cho vay đối với hình thức này một cách hợp lý, không nên cho vay với thời hạn quá lâu và hạn mức cho vay nên ở ngưỡng an tồn
Đối với những khoản vay có TSĐB , nhân viên tín dụng cần đánh giá chi tiết chính xác về giá trị thực tế của TSĐB, tính thanh khoản cũng như tính pháp lý của TSĐB được khách hàng mang ra thế chấp. Chi nhánh sẽ căn cứ vào thông tin thẩm định để đưa ra quyết định hợp lý cho khoản vay, ví dụ chỉ cho vay tối đa 85% tới 90% giá trị TSĐB sau khi đã thẩm định, và nhiều khi giá trị tài sản sau khi thẩm định có thể chênh lệch lớn với giá trị tài sản khách hàng cung cấp, khiến cho khách hàng không đủ điều kiện thực hiện vay vốn. Nhân viên thẩm định cũng cần chú ý theo sát tình hình biến động trên thị trường để đánh giá đúng giá trị thực tế, phòng trường hợp phát sinh rủi ro có thể tiến hành phát mại và thu hồi nợ, tránh được khả năng mất vốn.
3.2.4. Mua bảo hiểm khoản vay
Bảo hiểm đóng vai trị quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro phát sinh khi chi nhánh tiến hành cấp tín dụng, cụ thể, khi mua bảo hiểm sẽ được các công ty bảo hiểm bồi thường một phần hoặc tồn bộ khi rủi ro phát sinh. Khách hàng có thể mua trực tiếp bảo hiểm khoản vay từ các công ty bảo hiểm, hoặc mua gián tiếp thông qua ngân hàng. Mua bảo hiểm vốn là hình thức tự nguyện, chi nhánh có thể khuyến khích khách hàng sử dụng bảo hiểm bằng cách phân tích những lợi ích khi sử dụng, khơng nên ép buộc khách hàng mua bảo hiểm kèm khoản vay, dễ gây giảm uy tín
ngân hàng. Đối với những khoản vay có TSBĐ, nhân viên nên tư vấn khách hàng lựa chọn bảo hiểm, vì TSBĐ thường là phương tiện, kho bãi, nhà xưởng dễ có rủi ro tai nạn cháy nổ, khi phát sinh sẽ được công ty bảo hiểm chi trả số nợ gốc và lãi còn lại cho ngân hàng.
3.2.5. Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực
Trình độ kinh nghiệm hạn chế của nhân viên là một trong các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng tại chi nhánh. Vì vậy, bài tốn đặt ra là làm thế nào nâng cao trình độ, kinh nghiệm, năng lực làm việc của nhân viên, đặc biệt là nhân viên đang làm việc tại phòng kế hoạch kinh doanh tại chi nhánh huyện Văn Giang Hưng Yên II.
Thứ nhất, hàng kỳ cần tăng cường công tác tập huấn, huấn luyện cán bộ nhân
viên, chú trọng tổ chức các lớp bồi dưỡng kĩ năng, chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo cơng tác chun mơn, nghiệp vụ tín dụng cho nhân viên của chi nhánh.
Thứ hai, tổ chức bố trí, phân cơng nhân viên vào các phịng ban phù hợp với
năng lực, điểm mạnh của từng cá nhân, phân rõ nhiệm vụ, trách nhiệm của từng cá nhân tại vị trí làm việc, khơng đưa ra các quyết định vượt quá thẩm quyền cho phép, tránh xảy ra hậu quả đáng tiếc. Yêu cầu nhân viên làm việc tại chi nhánh phải có phẩm chất đạo đức tốt, đảm bảo tính trung thực, chấp hành nghiêm quy định tại chi nhánh, tránh tình trạng lạm quyền, cấu kết thu lợi bất chính từ hoạt động tín dụng.
Thứ ba, chi nhánh nên xây dựng chế độ khen thưởng kị luật rõ ràng và minh
bạch. Khen thưởng là hình thức khuyến khích các nhân viên có thành tích thi đua tốt trong tổ chức tiếp tục phấn đấu, tiếp tục cống hiến cho chi nhánh và cho ngân hàng nói chung. Kỉ luật đối với những cá nhân thể hiện năng lực yếu kém trong q trình cơng tác, những cá nhân vi phạm quy định của chi nhánh, những cá nhân thiếu trách nhiệm để xảy ra hậu quả xấu, làm giảm uy tín của ngân hàng.
3.2.6. Thực hiện nghiêm túc xử lý nợ tồn đọng, nợ quá hạn
Dựa vào báo cáo kinh doanh hàng năm, chi nhánh cần nghiêm túc nhìn nhận tình trạng tín dụng hiện tại, tình trạng các khoản nợ tồn đọng, các khoản nợ quá hạn để đưa ra biện pháp xử lý hợp lý, đồng thời rút kinh nghiệm từ những quyết định sai
lầm, không để tái diễn trong tương lai. Việc xử lý cần tuân thủ đúng quy định, kết hợp linh hoạt các biện pháp vừa tránh gây ảnh hưởng uy tín ngân hàng, vừa giúp khách hàng tháo gỡ khó khăn. Các biện pháp xử lý cần thực hiện hợp lý với điều kiện kinh tế, tình hình xã hội trên địa bàn. Nếu nguyên nhân khách hàng trả nợ trễ do các yếu tố khách quan, ví dụ dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp tại nước ta, chi nhánh có thể xem xét gia hạn nợ, chuyển đổi khoản vay từ ngắn hạn thành trung dài hạn đối với nhóm khách hàng có thiện chí trả nợ. Với nhóm khách hàng có biểu hiện chiếm dụng vốn, chi nhánh cần giao chỉ tiêu thu hồi nợ cho từng nhân viên tín dụng, dựa vào kết quả có hình thức khen thưởng, xử phạt hợp lý.