Sự tác động của kinh tế thị trường làm suy thoái đạo đức thanh niên

Một phần của tài liệu Luận văn: Sự tác động của kinh tế thị trường tới việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên ở thành phố Tuyên Quang hiện nay (Trang 50)

- Tinh thần trách nhiệm cao

2.2.2. Sự tác động của kinh tế thị trường làm suy thoái đạo đức thanh niên

đạo đức thanh niên

Trước hết, một bộ phận thanh niên có biểu hiện xa rời đạo đức truyền thống tốt đẹp của dân tộc, chạy theo chủ nghĩa cá nhân.

Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường, những truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc như ý thức cộng đồng, lòng nhân ái, bao dung, tinh thần đoàn kết được bổ sung, phát triển nội hàm của nó cho phù hợp với điều kiện mới. Tuy nhiên, một bộ phận thanh niên vẫn chưa nhận thức đầy đủ, thậm chí có quan niệm ngược lại truyền thống tốt đẹp đó.

Đứng trước những khó khăn thách thức của đất nước hiện nay về kinh tế, xã hội và những tiêu cực đang diễn ra, một bộ phận thanh niên có biểu hiện mất phương hướng, giảm sút niềm tin, thậm chí hoài nghi vào chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Có những thanh niên có điều kiện ra nước ngoài học tập, công tác, nhất là sang Mỹ, khi về nước đã có những thái độ chỉ trích, phê phán chủ quan, phiến diện, thậm chí có thái độ đối lập, như ca ngợi phương Tây, thần tượng hóa nước Mỹ, chỉ trích những khó khăn, yếu kém của đất nước, không những không có thái độ chia sẻ, trách nhiệm mà còn chê bai, lên án…

Một số đã quên lãng quá khứ đấu tranh oanh liệt, tinh thần tự tôn dân tộc, lẽ sống cao cả, sẵn sàng hy sinh xương máu mới giành được độc lập, tự do của các thế hệ cha, anh, sống ích kỷ, không có trách nhiệm.

Một bộ phận thanh niên khác thì thờ ơ về chính trị, không tình nghĩa trong mối quan hệ người với người, chỉ lo làm ăn kinh tế chạy theo lợi nhuận kể cả bất cứ bằng giá nào, chạy theo lối sống vật chất tầm thường, muốn hưởng thụ hơn cống hiến, sống

thực dụng, buông thả. Những giá trị vì lợi ích cộng đồng và “hy sinh vì người khác”, ý thức “mình vì mọi người”, đoàn kết, nhân ái, khoan dung của thanh niên còn thấp.

Điều đó cho thấy cái tôi của thanh niên vẫn còn rất lớn, lợi ích cá nhân rất có thể được đặt lên trên cả lợi ích chung. Đây là một biểu hiện suy thoái đạo đức truyền thống của dân tộc bởi chủ nghĩa cá nhân đang ảnh hưởng đến nhân cách của thanh niên hiện nay.

Sự sùng bái đồng tiền, chạy theo giá trị vật chất, sống thực dụng, ích kỷ đã bắt đầu lan rộng và khá phổ biến trong thanh niên.

Qua lối sống của một bộ phận không nhỏ thanh niên trong thực tế cuộc sống đã biểu hiện quan điểm này và đang trở thành trào lưu khá phổ biến. Ở các trường học hiện nay, nhiều học sinh, sinh viên trầm trồ thán phục bạn nào đi xe xịn, ăn mặc đúng mốt, xài hàng hiệu cho đó là thần tượng của mình, chứ không hề khâm phục những thành viên xuất sắc của lớp. Những thanh niên này không cần lý tưởng, không quan tâm đến gia đình, đến những người xung quanh. Trong nền kinh tế tri thức, những sản phẩm kỹ thuật cao, thiết bị công nghệ thông tin như internet, máy vi tính, laptop, điện thoại di động có chức năng bluetooth, PocketPc bỏ túi, máy tính cầm tay PDA, Smartphone,... là những phương tiện rất cần thiết để phục vụ cho quá trình học tập làm việc nhưng đang có những biểu hiện chạy theo mốt, ưa chuộng hình thức, không phát huy được tác dụng, sự tiện lợi của những công cụ này mà còn khai thác mặt xấu của các phương tiện này như trang web đồi trụy, trò chơi bạo lực... Đáng lo ngại hơn là để chạy theo mốt, để ganh đua vật chất với nhau, một số thanh niên đã vòi tiền, ăn cắp tiền của cha mẹ, thậm chí tham gia những hoạt động phi pháp.

Tệ sùng bái đồng tiền, đề cao vật chất và lợi ích cá nhân ảnh hưởng đến khuynh hướng tầm thường hóa lý tưởng, mục đích sống của thanh niên. Họ chỉ toan tính làm sao để có thu nhập cao cho bản thân, làm sao để giàu có, được ăn sung mặc sướng, được hưởng thụ mà không quan tâm đến lợi ích cộng đồng, thậm chí chà đạp lên lợi ích của cộng đồng.

Một số phẩm chất cần thiết trong nền kinh tế thị trường chưa thanh niên nhận thức một cách đầy đủ.

Những phẩm chất như tôn trọng pháp luật, trung thực, tự lập, dân chủ, hữu nghị hợp tác, đạo đức kinh doanh, đạo đức công vụ… chưa được thanh niên chú trọng. Tuân thủ pháp luật là yêu cầu không thể thiếu trong quá trình xây dựng kinh tế thị trường, tuy nhiên, ý thức tôn trọng pháp luật của thanh niên còn chưa cao.

Phẩm chất trung thực là phẩm chất quan trọng để hình thành nhân cách, trong nền kinh tế thị trường, nó vẫn có giá trị hết sức to lớn nhưng một bộ phận không nhỏ thanh niên không coi trọng. Họ có thái độ phản ứng rất thờ ơ đối với sự gian dối, không trung thực trong học tập, tệ mua bằng, bán điểm, nạn quay cóp.

Ý thức về tự lập của thanh niên còn chưa cao làm giảm hiệu quả học tập, làm việc của thanh niên, hạn chế hiệu quả nền kinh tế.

Một bộ phận không nhỏ thanh niên hiện nay quá dựa dẫm vào bố mẹ từ tiền ăn học cho đến chi phí vui chơi. Dựa dẫm mãi thành quen, lúc đi làm rất lúng túng trong công việc cũng như trong tổ chức cuộc sống của riêng mình.

Tinh thần hợp tác trong lao động, trong kinh doanh rất được chú trọng ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Tuy nhiên, thanh niên vẫn chưa quan tâm đến phẩm chất này. Tinh thần hợp tác, chung sống, làm việc cùng nhau, hòa hợp giữa người và người chưa được thanh niên coi trọng.

Bên cạnh đó, sự hạn chế đạo đức công vụ, đạo đức kinh doanh cũng gây tác hại không nhỏ đến sự phát triển kinh tế. Trong hoạt động kinh doanh, một bộ phận thanh niên vẫn kinh doanh theo kiểu "ăn xổi, ở thì", làm giàu bằng sự lừa đảo, xảo quyệt. Thiếu ý thức về đạo đức trong kinh doanh đã dẫn đến hành vi sai trái của các doanh nhân, phá hoại sự cạnh tranh lành mạnh, đồng thời làm mất uy tín của doanh nghiệp trên thị trường.

Còn nhiều thanh niên không thường xuyên thực hiện các hành vi đạo đức

như: xếp hàng nghiêm túc nơi công cộng, tự nhận khuyết điểm và nói lời xin lỗi, kiềm chế tránh xúc phạm người khác, bảo vệ và trồng cây xanh, giúp người khác dù biết thiệt hại.... Nhiều hành vi tiêu cực mà thanh niên đôi khi hoặc nhiều khi thực hiện như: nói xấu người khác, tiêu xài lãng phí, trễ hẹn, gian lận và mưu mẹo trong thi cử, chưng diện lòe loẹt, nhậu nhẹt, nói tục chửi thề, xem thường người khác, cãi vã với

cha mẹ, vô lễ với thầy cô và người lớn tuổi, đánh nhau, phá hoại môi trường, sai giờ, xả rác bừa bãi, trộm cắp, mê tín dị đoan, sống thử...

Tình trạng học sinh phổ thông bỏ học, sống lang thang có xu hướng tăng.

Một bộ phận thanh niên có hành vi vi phạm đạo đức thể hiện từ việc sao nhãng học tập, không trung thực, vô lễ với thầy cô, thích thể hiện bản thân một cách thái quá, không quan tâm đến người khác, gian lận trong học tập và thi cử… đến thiếu ý thức tuân thủ pháp luật, vi phạm pháp luật, sa vào tệ nạn xã hội.

Mặc dù, tình trạng đó không phải là phổ biến ở đa số thanh niên nhưng cũng thể hiện sự biến đổi quan hệ đạo đức của thanh niên theo chiều hướng xấu cần được ngăn chặn kịp thời.

Đặc biệt, hiện nay, một bộ phận không nhỏ thanh niên có quan niệm dễ dãi trong quan hệ tình dục nam nữ, gắn với sự chung sống tạm bợ, không tính đến chuyện hôn nhân nghiêm túc và lâu dài. Tình trạng quan hệ tình dục trước hôn nhân, sống thử của thanh niên khá phổ biến. Hiện tượng tình yêu, hôn nhân không trên nền tảng tình cảm mà dựa trên tiền tài, danh vọng cũng trở nên phổ biến hơn. Quan niệm sai lệch chuẩn giá trị đạo đức truyền thống này dẫn đến gia đình không vững bền, cha mẹ không dạy dỗ con đến nơi đến chốn, đó lại là nguyên nhân của sự suy thoái quan hệ đạo đức trong gia đình.

Tình hình vi phạm pháp luật, phạm tội và tệ nạn xã hội trong thanh niên vẫn còn diễn ra. Trong lĩnh vực kinh doanh, một số thanh niên còn có những hành vi vi phạm pháp luật cũng như vi phạm đạo đức kinh doanh như lừa đảo, lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản công dân.

Qua phân tích những hành vi vi phạm đạo đức của thanh niên cho thấy, do ảnh hưởng của kinh tế thị trường đi kèm với nó quá trình toàn cầu hóa diễn ra phức tạp nên dẫn đến suy thoái đạo đức trong một bộ phận không nhỏ thanh niên.

Gần đây những biểu hiện tiêu cực mới trong thanh niên đang có chiều hướng gia tăng, đó là lối sống lập dị, tự đề cao bản thân, bạo lực học đường, đánh nhau, gây rối trật tự nơi công cộng.…Những hiện tượng tiêu cực này nếu không được sự quan tâm, kiểm soát và định hướng kịp thời sẽ dần lan rộng và hủy hoại thuần phong mỹ tục, truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc, làm suy thoái đạo đức của thanh niên.

Tình hình phạm tội của thanh niên trong những năm gần đây có chiều hướng gia tăng, có nhiều vụ nghiên trọng và đặc biệt nghiêm trọng. Đặc biệt là có những vụ được tổ chức có quy mô, gồm thành nhóm, tổ chức các hoạt động cướp giật tài sản của người đi đường, đặc biệt là của nữ giới đi thể dục buổi tối tại những nơi vắng vẻ. Nhiều vụ xảy ra có cả sử dụng vũ khí nóng…

Số thanh niên, học sinh, sinh viên vi phạm trật tự an toàn giao thông vẫn còn nhiều, chủ yếu các lỗi: không có giấy phép lái xe khi tham gia giao thông, vượt đèn đỏ, đi dàn hàng ngang, không đội mũ bảo hiểm khi ngồi trên xe mô tô, xe gắn máy, uống rượu bia khi sử dụng phương tiện cơ giới… Số thanh niên vi phạm trật tự an toàn giao thông còn nhiều phần lớn là do chưa hiểu rõ Luật, một phần do ý thức còn hạn chế…

Số thanh niên vi phạm tệ nạn xã hội như nghiện hút, mại dâm, đánh bạc gia tăng. Nhiều thanh niên phải chịu án phạt tù hoặc phải đưa đi các trại tập trung giáo dưỡng.

Như vậy, phần lớn thanh niên có những hành vi đạo đức rất thiết thực, đóng góp sức trẻ vào công cuộc xây dựng đất nước. Nhưng bên cạnh đó tồn tại những hành vi vi phạm đạo đức cũng là hồi chuông báo động để chúng ta có biện pháp ngăn chặn, nếu không hậu quả sẽ khôn lường.

* Nguyên nhân hạn chế về đạo đức của thanh niên ở Thành phố Tuyên Quang trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Một phần của tài liệu Luận văn: Sự tác động của kinh tế thị trường tới việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên ở thành phố Tuyên Quang hiện nay (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w