Hình thành tác phong công nghiệp và tinh thần trách nhiệm cao Hình thành tác phong công nghiệp

Một phần của tài liệu Luận văn: Sự tác động của kinh tế thị trường tới việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên ở thành phố Tuyên Quang hiện nay (Trang 39 - 40)

- Hình thành tác phong công nghiệp

Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN, nhiều phẩm chất đạo đức nghề nghiệp mới được nảy sinh trong thanh niên. Đó là tính năng động, tháo vát, trong sản xuất, kinh doanh. Sự mềm dẻo trong trong ứng xử, chủ động, tự chủ, chấp nhận cạnh tranh, phân hóa giàu nghèo, kể cả rủi ro. Họ say sưa nung nấu các ý tưởng mới. Dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, quyết đoán. Có tư duy chiến lược, có khả năng dự báo và giải quyết các tình huống mới nảy sinh một cách hiệu quả. Kinh tế thị trường cũng kích thích thanh niên vươn tới, mở những cánh cửa rộng lớn cho họ phấn đấu đạt được mục đích. Đặc biệt đối với thanh niên làm trong lĩnh vực kinh tế. Họ coi trọng khả năng làm kinh tế và sự hiểu biết pháp luật, dám đầu tư vốn, nhân lực vào sản xuất, kinh doanh, đổi mới cách quản lý điều hành, áp dụng khoa học tiên tiến…

Trong quá trình phát triển kinh tế thị trường, trình độ ứng dụng khoa học kỹ thuật đã trở thành ưu tiên hàng đầu và là tiêu điểm cạnh tranh kinh tế của một quốc gia. Vì vậy, rất cần có sự năng động, sáng tạo, hiếu học, tính tự lập của thanh niên để tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ. Đa số thanh niên nhận thức được yêu cầu của xã hội thể hiện trong việc chọn cho mình mẫu hình lý tưởng phải có hiểu biết sâu rộng, năng động sáng tạo.

Ở nông thôn, thanh niên đã tích cực tham gia vào các phong trào "Tuổi trẻ sáng tạo trẻ", phong trào "4 mới" (Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, công nghệ mới vào sản xuất, kinh doanh; Phát triển ngành nghề mới, khôi phục và mở rộng nghề truyền thống tại địa phương; Tham gia xây dựng và phát triển thị trường mới, đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hoá; tích cực hoạt động liên kết trong sản xuất, kinh doanh, góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế và thu nhập cho thanh niên nông thôn; chủ động tham gia các dự án hỗ trợ thanh niên nông thôn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế hộ gia đình; tăng cường hiệu quả sử dụng nguồn vốn vay ngân hàng chính sách (đến nay tổng số dư nợ vốn vay do Đoàn tín chấp đạt trên 11,65 tỷ đồng);

nhờ đó nhiều mô hình đã đem lại hiệu quả thiết thực (tiêu biểu là mô hình VAC của

đoàn viên Trần Mạnh Đông – Đoàn xã Đội Cấn; mô hình trồng hoa, trồng cà chua – Đoàn phường Ỷ La, mô hình chuyên canh rau – Đoàn phường Hưng Thành; mô hình buôn bán chăn ga gối đệm – Đoàn phường Tân Quang...) góp phần giải quyết công ăn

việc làm, nâng cao thu nhập cho đoàn viên thanh niên.

Toàn đoàn có 80 mô hình kinh tế đạt giá trị từ 60 triệu/năm trở lên. Có 02 mô hình chuyên canh trồng dưa chuột, 02 mô hình trồng cà chua, trồng khoai tây, 01 mô hình chuyên canh rau, 02 mô hình chăn nuôi lợn đen, nuôi thỏ...do thanh niên làm chủ. Rất nhiều thanh niên gương mẫu đi đầu, dám nghĩ dám làm trong các lĩnh vực kinh doanh đem lại thu nhập cao và tạo nhiều việc làm cho các thanh niên khác. Nhiều thanh niên điển hình trong làm kinh tế giỏi đã được vinh danh tại Hội nghị thanh niên làm kinh tế giỏi do Tỉnh đoàn tổ chức tháng 9 năm 2011. (có danh sách kèm theo)

Đến năm 2012, có 32 gương thanh niên làm kinh tế, sản xuất kinh doanh giỏi được Tỉnh đoàn, Trung ương Đoàn tặng bằng khen, trong đó có 04 mô hình được nhận giải thưởng Lương Đình Của. (Có danh sách kèm theo)

Đối với lớp TN trong lĩnh vực hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhờ sự nhanh nhẹn, nhạy cảm với cái mới, cái tiến bộ, nhiều thanh niên đã nhanh chóng tiếp thu những phẩm chất cần thiết trong nền kinh tế thị trường hiện nay như ý thức pháp luật, chữ tín trong kinh doanh, và những phẩm chất của đạo đức công vụ. Chính những phẩm chất này đã giúp họ trở thành những doanh nhân thành đạt góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế của đất nước trong thời gian qua.

Tính tích cực, chủ động, sáng tạo của thanh niên được đề cao ở khả năng tổ chức thực tiễn tốt, nhạy bén với những biến đổi của thực tiễn, thực hiện có hiệu quả các chủ trương, đường lối, chính sách phát triển của Đảng, Nhà nước, gắn với thực tế của địa phương; nhất là việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế, thu hút đầu tư, góp phần xóa đói giảm nghèo.

Một phần của tài liệu Luận văn: Sự tác động của kinh tế thị trường tới việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên ở thành phố Tuyên Quang hiện nay (Trang 39 - 40)