Yêu cầu của việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên trong giai đoạn hiện nay

Một phần của tài liệu Luận văn: Sự tác động của kinh tế thị trường tới việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên ở thành phố Tuyên Quang hiện nay (Trang 28)

phải quán triệt tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh, ra sức bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức, vận dụng các nguyên tắc xây dựng đạo đức mới mà Người đã nêu ra.

Như vậy, để xây dựng đạo đức mới cần kế thừa, phát triển ba nội dung cơ bản: giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc; tư tưởng đạo đức của Chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng và tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Sự kết hợp ba nội dung này cùng với sự vận dụng sáng tạo vào điều kiện đất nước của Đảng ta đã, đang và sẽ tạo nên đội ngũ thanh niên sáng về đức, giỏi về tài.

1.4.2. Yêu cầu của việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên trong giaiđoạn hiện nay đoạn hiện nay

Bất kỳ một quốc gia, một chế độ chính trị xã hội nào muốn tồn tại, phát triển đều phải chăm lo, bồi dưỡng, giáo dục thế hệ tương lai. Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: tương lai của dân tộc, tiền đồ của tổ quốc và sự thắng lợi, phát triển của cách mạng phần lớn

phụ thuộc vào giáo dục thanh niên. “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết” (29, tr489). Giáo dục đào tạo và bồi dưỡng về mọi mặt cho thanh niên trong đó giáo dục đạo đức là bộ phận quan trọng, là yêu cầu thường xuyên, liên tục trong chiến lược phát triển con người của Đảng ta. Yêu cầu giáo dục đạo đức mới cho thanh niên thành phố Tuyên Quang nằm trong yêu cầu chung của việc giáo dục đạo đức cho thanh niên.

Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH do Đảng ta khởi xướng và lãnh đạo, nhằm xây dựng xã hội ngày càng giàu đẹp, văn minh, chúng ta cần phải có nguồn lực con người phát triển toàn diện về mọi mặt: có trình độ, được đào tạo chuyên môn, nghiệp vụ, có năng lực trong việc sáng tạo, tiếp thu và sử dụng những thành tựu khoa học, công nghệ hiện đại, đồng thời phải có những phẩm chất đạo đức cần thiết. Trong đó, đạo đức là cái gốc của con người, là vấn đề có ý nghĩa quyết định đối với việc xây dựng con người mới.

Văn kiện Đại hội đại biểu Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh lần thứ VIII (NXB Thanh niên) có nêu: “Người thanh niên trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước là người có lý tưởng và đạo đức cách mạng, có lối sống văn hóa, có ý chí tự tôn, tự cường dân tộc, có trình độ học vấn, giỏi về chuyên môn nghề nghiệp; có sức khỏe tốt, có năng lực tiếp cận và sáng tạo công nghệ mới, có ý chí chiến thắng nghèo nàn lạc hậu, phấn đấu cho dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”. (17, tr39)

Đạo đức là một giá trị văn hóa, tồn tại trong tất cả các quan hệ và hoạt động của con người. Giáo dục đạo đức, một trong những con đường, cách thức cơ bản, là yêu cầu bức thiêt để hình thành phẩm chất mới cho con người trong xã hội hiện đại.

Chúng ta đang tiến hành xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Sự chuyển đổi này đã và đang tác động mạnh mẽ đến mọi mặt của đời sống xã hội, trong đó có đạo đức. Thời gian qua, bên cạnh những yếu tố tích cực, kinh tế thị trường cũng đang tác động tiêu cực đến đời sống, đạo đức xã hội nói chung, lối sống và đạo đức của thế hệ trẻ nói riêng. Từ việc quá đề cao lợi nhuận, sức mạnh của đồng tiền, đã dẫn đến người ta có thể làm tất cả vì tiền, bất chấp đạo lý, pháp luật…

Và đó chính là con đường dẫn đến những hành vi vô đạo đức, các tệ nạn xã hội. Trong thách thức khắc nghiệt như vậy, các thang giá trị đạo đức tất yếu phải biến động theo nhiều chiều hướng khác nhau: tích cực và tiêu cực, thậm chí có khi còn bị đảo lộn. Tuy nhiên, trên thực tế những giá trị đạo đức được số đông lựa chọn, được phát triển, bổ sung, cơ bản là phù hợp với truyền thống dân tộc, phù hợp với công cuộc đổi mới và hội nhập, nên có sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, dân tộc và nhân loại. Mà bộ phận nhanh nhạy, đông đảo nhất chính là lực lượng thanh, thiếu niên.

Ngày nay, khoa học công nghệ phát triển nhanh như vũ bão. Thanh niên là lớp người tiếp thu, nắm bắt và sử dụng các phương tiện đó nhanh chóng. Điều đó có nguy cơ làm cho các mối quan hệ của họ với xã hội, với cộng đồng bị thu hẹp lại, đời sống tinh thần trở nên nghèo nàn, đơn điệu.

Trong bối cảnh ấy, giáo dục đạo đức sẽ tạo nên sự hài hòa, cân bằng giữa đời sống vật chất và đời sống tinh thần, hướng con người tới cái đẹp, nhân văn. Giáo dục đạo đức nhằm xây dựng ý thức đạo đức, xây dựng tình cảm đạo đức trong sang, lành mạnh, trang bị cho tuổi trẻ hành trang bước vào cuộc sống mới.

Cuộc sống luôn vận động biến đổi. Công cuộc đổi mới đất nước đã và đang mang lại biết bao đổi thay. Đây là cơ hội để thanh niên thử thách mình, tận dụng cơ hội làm giàu, vươn lên cùng bạn bè quốc tế. Song không ít thanh niên không làm chủ được mình lao vào dòng xoáy của các tệ nạn xã hội. Con người phát triển toàn diện là con người phải có cả tài vào đức. Thanh niên cần phải có cả tài và đức.

Thực tế tình hình đạo đức của thanh niên thành phố Tuyên Quang hiện nay bên cạnh những mặt đạt được, đã, đang và sẽ góp phần vào sự nghiệp phát triển đất nước, thì vấn đề đạo đức của thanh niên hiện nay đang đặt ra những vấn đề bức xúc mang tính thời sự, cần sự quan âm của các ngành, các cấp. Do vậy, việc giáo dục đạo đức mới cho thanh niên có tầm quan trong và mang tầm chiến lược của Đảng và Nhà nước ta.

Một phần của tài liệu Luận văn: Sự tác động của kinh tế thị trường tới việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên ở thành phố Tuyên Quang hiện nay (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(95 trang)
w