- Một bộ phận thanh niên thiế uý thức rèn luyện đạo đức
2.3. Thực trạng công tác xây dựng đạo đức mới cho thanh niên ở thành phố Tuyên Quang, giai đoạn 2007
Cũng như các địa phương khác trong cả nước, kinh tế thị trường ngày càng phát triển ở Thành phố Tuyên Quang đã tạo cơ sở vật chất cho công tác xây dựng đạo đức cách mạng đối với thanh niên. Cụ thể: sự phát triển kinh tế tạo nên cơ sở hạ tầng khang trang, các thiết bị kỹ thuật hiện đại, nguồn kinh phí…Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc tiếp nhận và giáo dục đạo đức cho thanh niên; khi kinh tế thị trường phát triển lành mạnh sẽ hình thành văn hóa trong lao động. Đồng thời, đó cũng là kênh dư luận để nêu gương người tốt và răn đe, giáo dục thanh niên không mắc phải tiêu cực xã hội.
Sự phát triển kinh tế thị trường đã tác động tích cực đến việc xây dựng đạo đức mới cho thanh niên. Một mặt, kinh tế thị trường đòi hỏi thanh niên ngày càng phải có trình độ và phẩm chất đạo đức tốt, mặt khác, kinh tế thị trường cũng tạo những điều kiện thuận lợi cho thanh niên không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ và rèn luyện phẩm chất đạo đức để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp cách mạng.
Các cấp lãnh đạo Thành phố thường xuyên quan tâm, chăm lo công tác giáo dục, đào tạo TN, quản lý, đặc biệt là về phẩm chất đạo đức. Cụ thể:
Triển khai, thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW ngày 25/7/2008 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khoá X) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công
tác thanh niên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Trong nhiệm kỳ, giới
thiệu cho Đảng 1.670 đoàn viên ưu tú trong đó được kết nạp Đảng là 501 đồng chí.
Đồng thời, thông qua các hoạt động, tích cực vận động, tổ chức cho đoàn viên thanh niên phát huy vai trò xung kích, gương mẫu chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước; thực hiện tốt việc giới thiệu đại biểu ưu tú của Đoàn tham gia bộ máy của Đảng, nhà nước và các đoàn thể.
Đổi mới trong công tác chỉ đạo, hướng dẫn xây dựng đạo đức cho thanh niên; xây dựng chương trình công tác hằng năm gắn với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương đồng thời đáp ứng quyền, lợi ích của thanh niên; chú trọng phát hiện và nhân diện rộng các mô hình tiêu biểu trong các phong trào thanh niên.
Ngày 30/3/2008 Ban chấp hành Đoàn TNCS Thị xã đã ban hành hướng dẫn “Xây dựng và thực hiện tiêu chuẩn đạo đức, lối sống của đoàn viên, thanh niên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”
Các cấp bộ Đoàn đã bám sát vào sự chỉ đạo của cấp ủy Đảng, Đoàn cấp trên. Chủ động tham mưu cho Cấp ủy Đảng, Chính quyền các cấp tăng cường công tác thanh niên, tạo điều kiện cơ sở vật chất, kinh phí cho tổ chức Đoàn. Tích cực phối hợp với Mặt trận và các đoàn thể, các cơ quan, ban, ngành liên quan tham gia thực hiện tốt công tác chăm sóc, giáo dục thanh thiếu nhi.
Ngày 10/01/2009, Thành đoàn phối hợp với Phòng Giáo dục và đào tạo Thị xã thực hiện Nghị quyết liên tịch số 12 giữa Bộ Giáo dục & Đào tạo và Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh về tăng cường công tác giáo dục toàn diện học sinh, sinh
viên và xây dựng tổ chức Đoàn, Hội, Đội trong nhà trường giai đoạn 2008-2012
Ngày 20/3/2009 Thành đoàn Tuyên Quang phối hợp với Cựu chiến binh thị xã thực hiện Chương trình phối hợp ”Xây dựng thế hệ trẻ thị xã Tuyên Quang giàu lòng yêu nước, có lý tưởng cách mạng, có lối sống đẹp, có bản lĩnh văn hóa con người Việt Nam (giai đoạn 2009 - 2012)”
Ngày 03/01/2013 Thành đoàn Tuyên Quang ban hành Chương trình phối hợp với Hội CCB thành phố về “Tăng cường bồi dưỡng lý tưởng cách mạng đồng hành với Thanh niên lập thân, lập nghiệp xung kích xây dựng bảo vệ Tổ quốc” Giai đoạn 2012 – 2017
Triển khai thực hiện "Chương trình phát triển thanh niên thành phố Tuyên Quang
đến năm 2010". Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng thanh niên cả về số lượng và chất
lượng, thể hiện: triển khai thực hiện Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 20/6/2007 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về phát triển và nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo tỉnh Tuyên Quang đến năm 2010; tăng cường công tác tuyên truyền nghề về nghề nghiệp và giới thiệu việc làm cho thanh niên; thực hiện Đề án “Hỗ trợ thanh niên học nghề
và tạo việc làm giai đoạn 2008 - 2015”, Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn”, Quyết định 157 của Chính phủ về “Tín dụng đối với học sinh, sinh viên”; Công
tác ủy thác vay vốn cho thanh niên được tăng cường gắn với việc hướng dẫn thanh niên sử dụng vốn vay hiệu quả và xây dựng mô hình kinh tế trong thanh niên; Phối hợp tốt với Ngân hàng chính sách xã hội trong việc tạo điều kiện vay vốn cho thanh niên phát triển kinh tế qua các tổ tiết kiệm của các xã, phường do tổ chức đoàn quản lý. Đến nay, 100% cơ sở Đoàn khối xã, phường thực hiện công tác ủy thác vay vốn cho
thanh niên; tổng số dư nợ do Đoàn tín chấp đạt trên 11,65 tỷ đồng, góp phần giảm tỷ lệ hộ thanh niên nghèo xuống còn148 hộ.
Ngày 26/12/2011 Ban chấp hành Thành đoàn đề ra và triển khai Kế hoạch thực hiện chỉ thị số 03-CT/TW ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh đến năm 2015
Cuộc vận động “Tuổi trẻ Thành phố Tuyên Quang học tập và làm theo lời Bác” được triển khai sâu rộng trên địa bàn Thành phố. Cuộc vận động đã có tác dụng tích cực tới nhận thức của mỗi thanh niên, từ đó, chuyển biến thành những hành động cụ thể, tạo động lực mới để mỗi người quyết tâm hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Song song với công tác giáo dục đạo đức, việc giữ nghiêm kỷ cương pháp luật; giáo dục về truyền thống dân tộc; nêu gương người tốt, việc tốt… đã có sức lan tỏa rộng lớn và đem lại hiệu quả cao trong giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho thanh niên.
Ngày 26/6/2012 Ban chấp hành Thành đoàn Tuyên Quang đã đưa ra kế hoạch số 05 - KH/ĐTN về giáo dục đạo đức, lối sống cho đoàn viên, thanh thiếu nhi theo tư tưởng, tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Kế hoạch số 05 đã xác định những nội dung đạo đức chủ yếu cần xây dựng cho thanh niên theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh và giải pháp thực hiện để đạt được.
Công tác xây dựng đạo đức cho thanh niên Thành phố Tuyên Quang được tập trung vào những nội dung chủ yếu sau:
Giáo dục lý tưởng cách mạng:
- Lòng yêu nước, trung thành với Đảng, với đất nước, với dân tộc, với mục tiêu cách mạng của Đảng đã lựa chọn.
- Ý thức chấp hành các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước; ý thức chấp hành các Điều lệ, quy định của tổ chức Đoàn, Hội, Đội.
- Ý thức tích cực tham gia các hoạt động chính trị, xã hội, kỹ năng phân biệt, đánh giá các sự kiện chính trị, xã hội; nhận thức và phê phán những âm mưu, thủ đoạn, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch.
Giáo dục đạo đức:
- Tinh thần đoàn kết, lòng nhân ái, tính trung thực, giản dị, khiêm tốn, tinh thần xung kích, tự nguyện, tích cực rèn luyện trau dồi đạo đức cách mạng, phấn đấu trở
thành đoàn viên thanh niên thời đại mới vừa “hồng” vừa “chuyên”.
- Tinh thần lao động sáng tạo, cần, kiệm, ý chí vươn lên không cam chịu nghèo đói; ý thức trách nhiệm, tinh thần cảnh giác cách mạng, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh bảo vệ độc lập tự do của Tổ quốc và Chủ nghĩa xã hội.
- Đạo đức nghề nghiệp phù hợp với từng đối tượng cán bộ, đoàn viên, thanh niên.
Về giáo dục lối sống:
- Nhận thức, hành vi, tác phong công nghiệp, lối sống văn minh, tiến bộ phù hợp với bản sắc văn hóa của dân tộc Việt Nam.
- Trách nhiệm của cá nhân trước tổ chức, tập thể, cộng đồng và gia đình, biết tiếp thu, học tập lối sống văn minh, tiến bộ; biết phê phán những biểu hiện của lối sống lạc hậu, ích kỷ; đấu tranh chống tư tưởng, hành vi tiêu cực, tệ nạn xã hội, thói lười nhác, uống rượu bê tha, đánh bạc dưới mọi hình thức.
Bản thân mỗi thanh niên cũng tự ý thức được trách nhiệm của mình trước công cuộc đổi mới của đất nước, ra sức học tập và lao động làm giàu cho bản thân, quê hương đất nước, xứng đáng với truyền thống quê hương cách mạng Tân Trào.
Những thành tựu trên là đáng trân trọng nhưng vẫn còn đó những tồn tại, yếu kém nhất định trong công tác xây dựng đạo đức mới cho thanh niên ở Thành phố Tuyên Quang:
Một số ít cấp ủy cơ sở quan tâm đến thanh niên chưa thực sự thường xuyên, chưa tạo ra hiệu quả phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành trong công tác giáo dục, bồi dưỡng thế hệ trẻ.
Công tác thông tin, tuyên truyền, phổ biến các Chỉ thị, Nghị quyết tại một số cơ sở đoàn còn chưa thường xuyên, sâu rộng đến toàn thể thanh niên; hình thức tuyên truyền chưa thực sự phù hợp tâm lý lứa tuổi; việc định hướng xã hội cho thanh niên hiệu quả chưa cao.
Việc cụ thể hoá nội dung phong trào hoạt động nhằm xây dựng đạo đức của thanh niên ở cấp chi đoàn còn chậm, chưa có tính sáng tạo, khi triển khai còn chưa có giải pháp cụ thể, hiệu quả chưa cao. Một số cơ sở Đoàn chưa sâu sát trong việc hướng dẫn và chỉ đạo hoạt động của chi đoàn dưới cơ sở, chưa thực sự thu hút lôi cuốn được đoàn viên thanh niên tham gia.
Việc xã hội hóa các hoạt động giáo dục đạo đức thanh niên niên nhi đồng còn hạn chế.
Chương 3