Việt Nam Thịnh Vượng
Qua việc tìm hiểu về kinh nghiệm về hoạt động cho vay tín chấp tại một số ngân hàng thương mại trên thế giới thì có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cho VP Bank như sau:
- Một là, các cán bộ cần tuân thủ đúng các bước trong quy trình cấp tín
dụng cho khách hàng và nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng phân tích, nhận diện rủi ro từ phía khách hàng để nhằm hạn chế rủi ro. Bên cạnh đó, khối SME của VP Bank cần tuyển chọn, đội ngũ nhân sự có chất lượng, đạo đức tốt và gắn bó lâu dài với Ngân hàng. Thêm vào đó, VP Bank tiến hành tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhân sự theo như cách mà Barclays đang thực hiện. Bởi con người là nhân tố quan trọng trong hoạt động cho vay tín chấp, tập hợp các sản phẩm và quy trình có tốt đến đâu mà nhân sự thực hiện khơng tốt nó thì cũng khơng thể phát huy tối đa hiệu quả được.
- Hai là, VPBank cần xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng doanh nghiệp tiếp cận đến tất cả các yếu tố có liên quan đến rủi ro tín dụng. Mặc dù kết quả của XHTD khơng thể hiện được giá trị của người đi vay nhưng qua việc XHTD sẽ giúp cho cán bộ tín dụng đưa ra ý kiến hiện tại dựa trên các nhân tố rủi ro, từ đó có chính sách tín dụng và giới hạn cho vay phù hợp với từng doanh nghiệp. Điều này giúp VP Bank đưa ra quyết định chính xác khi cho doanh nghiệp vay, nâng cao chất lượng khoản vay tín chấp và hạn chế tối đa rủi ro xảy đến với ngân hàng. VP Bank có thể xếp hạng doanh nghiệp đi vay dựa theo ba cấp độ cơ bản là nguy hiểm, cảnh báo và an tồn dựa trên xác suất khơng trả được nợ. Cơ sở của xác suất này là dữ liệu về các khoản nợ quá khứ trong vòng 5 năm trước đó của khách hàng, gồm các khoản nợ đã trả, khoản nợ trong hạn và khoản nợ không thu hồi được.
- Ba là, VPBank cũng cần chủ động cập nhật các thông tin và thị trường,
biến động của nền kinh tế, xu hướng chuyển dịch các ngành nghề cũng như nhu cầu thực tế của các doanh nghiệp để từ đó xây dụng được gói sản phẩm tín chấp đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp.