3.1.1. Chủ trương của Nhà nước đối với lĩnh vực NNNT
Nước ta đã từng là một quốc gia có nền kinh tế nơng nghiệp nghèo nàn và lạc hậu, có những thởi kỳ thiếu đói lương thực trầm trọng. Song nhờ có những chủ trương, chính sách đổi mới nền kinh tế của Đảng và nhà nước được đề ra tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986, nền nông nghiệp nước ta đã đạt được những thành quả nhất định sau hơn 30 năm đổi mới, nền kinh tế công nghiệp dịch chuyển theo hướng tích cực, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện đáng kể. Vì vậy, nhà nước ta ln đặt ra nhiệm vụ hàng đầu là phát triển nông nghiệp, kinh tế nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, lấy ngành nông nghiệp làm nền móng vững chắc trong quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế nước nhà. Để thực hiện tốt nhiệm vụ đó, tại đại hội XII tiếp tục khẳng định “ phát triển sản xuất nông nghiệp là then
chốt, xây dựng nông thôn mới là căn bản, nơng dân giữ vai trị chủ thể”.
Nhận thức rõ nền nông nghiệp nước ta cần phải phát triển theo hướng hiện đại để từng bước đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp phát triển, Nghị quyết Đại hội XII của Đảng chỉ rõ phương hướng và nhiệm vụ như sau: “ Xây dựng nền nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng cơng nghệ cao, nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng, đẩy mạnh xuất khẩu. Đồng thời, đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp, xây dựng nền nông nghiệp sinh thái phát triển toàn diện cả về nông, lâm, ngư nghiệp theo hướng hiện đại, bền vững, trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tổ chức lại sản xuất, thúc đẩy ứng dụng sâu rộng khoa học - công nghệ, nhất là công nghệ sinh học, công nghệ thông tin vào sản xuất, quản lý nông nghiệp và đẩy nhanh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa nơng nghiệp, nông thôn để tăng năng suất, chất lượng, hiệu quả và tăng sức cạnh tranh, đảm bảo vững chắc an ninh lương thực quốc gia cả nước trước mắt và lâu dài; nâng cao thu nhập và đời sống nhân dân””. Như vậy,
ta có thể thấy mục đích của Đảng và nhà nước là xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp bền vững và lâu dài, nâng cao hiệu quả năng suất lao động đồng thời phải đi đôi với việc giải quyết các vẫn đề xã hội gắn với bảo vệ môi trường.
Bên cạnh đó, để góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ được đề ra tại Đại hội Đảng XII, Chính Phủ cũng đã đưa ra các Nghị định về tín dụng cho vay lĩnh vực NNNT. Cụ thể, Nghị định 55/2015/NĐ-CP ra đời bổ sung Nghị định 41/NĐ-CP về đối tượng cho vay, thúc đẩy tổ chức SXNN theo mơ hình liên kết, ứng dụng cơng nghệ cao. Đến năm 2018, Nghị định 116/2018/NĐ-CP được đề ra bổ sung nghị định 55/2015/NĐ-CP về mức cho vay đối với cá nhân, hộ gia đình có hoạt động SXKD trong lĩnh vực cơng nghiệp và cho vay khơng có tài sản đảm bảo tối đa 70% giá trị của dự án, phương án của doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao vào SXNN.
Qua đó, thấy được nhà nước ta đã khơng ngừng có những chính sách bổ sung, thay thế để tạo điều kiện tốt nhất cho các chủ thể nông nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng để SXKD cũng như có các chính sách phát triển nền kinh tế nơng nghiệp từng vùng miền nói riêng và nền kinh tế nơng nghiệp trên cả nước nói chung.
3.1.2. Định hướng của Agribank Việt Nam và Agribank — Chi nhánh Đông Anhđối với lĩnh vực NNNT đối với lĩnh vực NNNT
3.1.2.1. Định hướng của Agribank Việt Nam đối với lĩnh vực NNNT
Trong hội nghị triển khai nhiệm vụ kinh doanh 2020 vào ngày 09/09/2020 tại Hà Nội, Agribank Việt Nam đã đề ra một số định hướng về HĐCV đối với NNNT như sau:
- Tiếp tục thực hiện theo sự chỉ đạo của cấp cao coi NNNT là lĩnh vực ưu tiên và đẩy mạnh HĐCV đối với lĩnh vực này nhằm đáp ứng nhu cầu vốn sản xuất trong thời gian tới.
- Phấn đấu và duy trì mức duy trì tỷ lệ cho vay “ Tam nơng” chiếm 70% tổng dư nợ , tăng trưởng tín dụng NNNT theo đúng quy định của NHNN.
- Khuyến khích các chi nhánh trong hệ thống tăng vốn huy động để cho vay lĩnh vực NNNT nhằm tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp , làm trụ đỡ vững chắc cho nền kinh tế nước nhà.
- Áp dụng các thành tựu công nghệ vào việc nghiên cứu, phát triển các sản phẩm dịch vụ cho vay lĩnh vực NNNT.
- Thường xuyên có các cuộc kiểm tra, giám sát HĐCV lĩnh vực NNNT trên toàn hệ thống chi nhánh để nắm bắt được tình hình chung cũng như kịp thời xử lý các sai phạm.
- Thường xuyên đưa các chương trình tín dụng NNNT, các gói vay ưu đãi giúp đáp ứng nhu cầu vốn của bà con nơng dân cũng như đẩy lùi tình trạng tín dụng đen.
Bên cạnh đó, theo báo cáo thường niên của Agribank đã nêu rõ “ Định hướng của Agribank đến năm 2025 là giữ vững vị trí ngân hàng thương mại hàng đầu Việt Nam, có nền tảng cơng nghệ, mơ hình quản trị hiện đại, hoạt động kinh doanh đa năng, hiệu quả; phát triển ổn định và bền vững; giữ vai trò chủ lực về tín dụng, cung cấp các dịch vụ, tiện ích ngân hàng trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Hội nhập sâu rộng, đi tắt đón đầu những thành tựu mới trong ứng dụng khoa học, công nghệ tiên tiến của cuộc Cách mạng công nghệ lần thứ tư, theo lộ trình và chiến lược cụ thể nhằm phát triển dịch vụ ngân hàng số, cung cấp sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng mọi lúc, mọi nơi, mọi đối tượng; hỗ trợ đắc lực cho khách hàng, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân''
3.1.2.2. Định hướng của Agribank - Chi nhánh Đông Anh đối với lĩnh vực NNNT
Căn cứ vào mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của UBND huyện Đông Anh; Căn cứ vào các định hướng, mục tiêu của NHNN và Agribank Việt Nam, Agribank Đông Anh đã đề ra định hướng và phương hướng cho vay đối với lĩnh vực NNNT như sau:
- Bám sát các chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp tại các xã trên địa bàn huyện để có những chính sách cho vay phù hợp nhằm cho vay đúng đối tượng, đúng lĩnh vực và HĐCV đạt hiệu quả cao.
- Tiếp tục cơ cấu lại nợ theo hướng nâng cao chất lượng cho vay các đối tượng lĩnh vực NNNT trên cơ sở sàng lọc nghiêm ngặt KHVV, nâng cao quy trình chấm điểm tín dụng và có các biện pháp hiệu quả để phịng ngừa rủi ro tín dụng.
- Thực hiện công tác rà soát, kiểm tra các khoản nợ một cách thường xuyên để đưa giá các đánh giá và có các biện pháp xử lý kịp thời, tránh gây tổn thất cho ngân hàng.
- Tổ chức các buổi tiếp xúc với người dân và doanh nghiệp ở từng địa phương có hoạt động SXNN trên địa bàn huyện để giúp họ giải quyết vấn đề về nhu cầu vốn, đồng thời đưa ra các gói sản phẩm vay vốn phù hợp với quá trình sản xuất của từng đối tượng khách hàng có nhu cầu về vốn để đáp ứng kịp thời nhu cầu phát triển hoạt động SXKD của người dân trên địa bàn huyện.
- Tăng cường thực hiện HĐCV qua tổ, liên kết với hội nông dân của từng thôn xã để chuyển tải đồng vốn đến các cá nhân, hộ gia đình SXNN một cách nhanh và hiệu quả nhất, đồng thời ngân hàng giảm được rủi ro tín dụng, ngân hàng quản lý tốt hơn về nguồn vốn cho vay.
- Đưa ra các chính sách ưu đãi về lãi suất, quy định về tài sản đảm bảo cũng như thời hạn cho vay đối với các cá nhân, hộ sản xuất và các doanh nghiệp áp dụng công nghệ cao vào hoạt động SXNN.
+ Theo định hướng phát triển của Agribank Đơng Anh, mục tiêu tín dụng năm 2020 đối với lĩnh vực NNNT như sau:
- Dư nợ lĩnh vực NNNT tăng tối thiểu 20% so với năm 2019 - Dư nợ lĩnh vực NNNT chiếm khoảng 65-70% tổng dư nợ - Nợ quá hạn lĩnh vực NNNT < 1%
- Nợ xấu lĩnh vực NNNT < 0,5%
- Lợi nhuận cho vay lĩnh vực NNNT tăng tối thiểu 15% so với năm 2019
3.2. Một số giải pháp nâng cao chất lượng cho vay đối với NNNT tại Agribank- Chi nhánh Đông Anh