3.2.1. Đổi mới và hồn thiện chính sách cho vay đối với lĩnh vực NNNT
Như ta đã biết, lĩnh vực NNNT là một lĩnh vực đặc biệt, có hoạt động SXKD không giống bất cứ ngành nghề nào. Do vậy, các NHTM ln phải đưa ra các chính sách cho vay riêng đối với lĩnh vực ưu tiên này. Không những thế, các NHTM phải khơng ngừng hồn thiện, đổi mới các chính sách cho vay đó để phù hợp và thỏa mãn nhu cầu vay vốn của KHVV, nhất là trong thời kì khách hàng vay ngày càng đa
dạng như hiện nay. Đối với Agribank Đông Anh cũng vậy, tuy ngân hàng đã có đổi mới chính sách cho vay đối với lĩnh vực NNNT những vẫn còn vài mặt hạn chế cần hoàn thiện hơn để HĐCV thực sự đạt hiệu quả và phù hợp với xu thế phát triển của ngành nông nghiệp hiện nay, cụ thể như sau:
- Một là, đơn giản hóa thủ tục cho vay
Chi nhánh nên cân nhắc cắt giảm bớt các giấy tờ không cần thiết để làm ngắn thời gian phê duyệt hồ sơ, hạn chế để thời gian xét duyệt hồ sơ làm ảnh hưởng đến quá trình SXKD của khách hàng, đặc biệt là các khách hàng doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi nhánh vẫn phải đảm bảo đủ các loại giấy tờ, hồ sơ cần thiết để quá trình phê duyệt đạt hiệu quả cao và đưa ra các quyết định cho vay đúng đắn.
- Hai là, áp dụng linh hoạt kỳ hạn vay vốn
Lĩnh vực nông nghiệp là lĩnh vực sản xuất theo thời vụ và chịu ảnh hưởng rất nhiều bởi các yếu tố của tự nhiên, vậy nên chi nhánh cần dựa trên phương án kinh doanh của khách hàng để áp dụng linh hoạt kỳ hạn vay vốn phù hợp như áp dụng kỳ hạn vay vốn ngắn hạn đối với khách hàng nuôi trồng các loại động thực vật có thời gian sinh trưởng và phát triển trong thời gian ngắn và đối với với các khoản vay phục vụ cho việc mua sắm các trang thiết bị phục vụ SXNN hoặc trồng các loại cây lâu năm,.... thì chi nhánh nên áp dụng kỳ hạn cho vay trung và dài hạn để đảm bảo ngân hàng thu hồi đủ vốn và tạo thời gian trả nợ hợp lý cho khách hàng vay.
- Ba là, áp dụng đa dạng các phương thức vay vốn
Việc áp dụng linh hoạt các phương thức vay vốn đem lại rất nhiều lợi ích cho chi nhánh Agribank Đông Anh. Tuy nhiên, chi nhánh mới chỉ đang tập trung áp dụng phương thức cho vay từng lần mặc dù đã đưa ra rất nhiều phương thức cho vay. Điều này có thể khiến cho ngân hàng cảm thấy an toàn hơn khi tiến hành cho vay nhưng lại vơ tình làm khách hàng cảm thấy bất tiện và e ngại khi vay vốn tại ngân hàng. Để khắc phục tình trạng này, ngân hàng nên áp dụng đa dạng các phương thức vay vốn để HĐCV đạt hiệu quả hơn như: cho vay thấu chi, cho vay theo hạn mức,..để đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng.
3.2.2. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định
Trong quy trình tín dụng, khâu thẩm định khách hàng là khâu cực kì quan trọng bởi nó có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng khoản vay của ngân hàng sau này, nó tiềm ẩn mọi rủi ro nếu cơng tác thẩm định được CBTD xử lý không tốt. Vậy nên để nâng cao chất lượng thẩm định, chi nhánh nên thực hiện một số biện pháp sau đây:
- Chi nhánh cần nâng cao hoạt động thu thập và xử lý thông tin liên quan đến khách hàng. Khi CBTD muốn thu thập thông tin từ khách hàng nên tỏ thái độ thân thiện và cởi mở, tạo tâm lí thoải mái cho khách hàng để chia sẻ các thơng tin của mình. Bên cạnh đó, ngồi các thơng tin được khách hàng cung cấp, các CBTD nên tìm hiểu thêm thơng tin về khách hàng từ những người quen biết với khách hàng, từ chính quyền địa phương nơi khách hàng sinh sống và làm việc, từ trung tâm tín dụng ( CIC ) của NHNN,.... Ngồi ra, CBTD có thể lấy thơng tin từ khách hàng doanh nghiệp qua các kênh internet, đối tác của khách hàng,.... Điều đặc biệt hơn là CBTD phải biết chọn lọc thông tin để tránh thu thập được các thông tin không đúng về khách hàng.
- Chi nhánh cần nâng cao công tác thẩm định tài sản đảm bảo. Các CBTD phải đặc biệt lưu ý về quá trình thẩm định tài sản đảm bảo của khách hàng vì đây là nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng nếu như nguồn trả nợ thứ nhất của khách hàng không được đảm bảo. Qúa trình định giá tài sản đảm bảo phải thật cẩn thận do giá trị của tài sản có thể biến động trên thị trường. Khơng những vậy, các CBTD phải tìm hiểu kĩ càng về quyền sở hữu tài sản có đúng thuộc về khách hàng hay không và đặc biệt tuân thủ đăng ký giao dịch bảo đảm với tài sản thế chấp của khách hàng để tránh những tranh chấp về việc xử lý tài sản đảm bảo sau này.
- Chi nhánh cần yêu cầu các CBTD tích cực hơn trong công tác thẩm định thực tế, ngồi ra cịn cần có sự tham gia của các bộ cấp trên để quá trình thẩm định thực địa thêm phần chất lượng cũng như có cái nhìn khách quan hơn về phương án SXKD và tài sản bảo đảm của của KHVV.
3.2.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát sau cho vay
Để quá trình thu nợ từ khách hàng dễ dàng cũng như tạo ra được nguồn lợi nhuận chắc chắn cho Agribank Đơng Anh thì chi nhánh khơng thể khơng coi trọng
cơng tác kiểm tra, giám sát sau khi giải ngân . Dựa trên quan điểm riêng, bản thân em đưa ra một số đề xuất như sau:
- Chi nhánh cần thường xuyên gọi điện hỏi thăm tình hình sử dụng vốn vay cũng như tình hình SXKD của khách hàng, đưa ra các câu hỏi xoáy sâu vào vấn đề để khách hàng có thể bộc lộ được sự thật qua các câu trả lời. Đồng thời, chi nhánh cần giám sát tình hình trả gốc và lãi vay hàng tháng của khách hàng xem có điều gì bất thường hay không, nếu khách hàng chậm trễ trong việc trả nợ vay thì chi nhánh cần có các biện pháp cụ thể đốc thúc khách hàng trả nợ như gọi điện nhắc nhở khách hàng hoặc đến nhà khách hàng và cơ sở sản xuất nếu cần thiết.
- Chi nhánh nên tích cực đi giám sát thực tế tại nơi sản xuất của khách hàng, việc kiểm tra giám sát phải diễn ra ngẫu nhiên và thường xuyên, không báo trước với KHVV để phản ánh được tính chân thực về tình hình SXKD của khách hàng và biết được mục đích vay vốn của khách hàng có đúng như những gì đã cam kết hay không.
- Đối với khách hàng doanh nghiệp, ngoài việc kiểm tra giám sát thựa địa thì chi nhánh nên thường xuyên yêu cầu khách hàng nộp các báo cáo tài chính để khái qt được tình hình SXKD, doanh nghiệp làm ăn có lãi hay khơng hoặc có đủ tiền trả nợ vay hàng tháng cho chi nhánh hay không.
Việc giám sát chặt chẽ KHVV giúp chi nhánh Agribank Đơng Anh phịng ngừa rủi ro đạo đứa từ phía khách hàng và nếu khách hàng gặp khó khăn trong hoạt động kinh doanh hoặc có biểu hiện sử dụng vốn vay sai mục đích thì ngân hàng cịn có biện pháp xử lý kịp thời, tránh hậu quả lớn sau này.
3.2.4. Tổ chức các hoạt động tư vấn cho khách hàng lĩnh vực NNNT
Hoạt động tư vấn nó đem lại cho Agribank Đơng Anh nói riêng và các NHTM khác nói chung rất nhiều lợi ích như tạo hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng, nâng cao chất lượng dịch vụ cho vay tại ngân Iiang,.... Để làm được điều đó, chi nhánh Agribank có thể thực hiện một số đề xuất như sau:
- Chi nhánh Agribank Đông Anh khi tiếp xúc với khách hàng đang có nhu cầu vay vốn lĩnh vực NNNT ban đầu cần có thái độ cởi mở, nhiệt tình để tạo được thiện chí trong mắt của khách hàng. Chi nhánh cần tư vấn trước cho khách hàng về các
sản phẩm dịch vụ cho vay lĩnh vực NNNT để khách hàng biết được những sản phẩm, dịch vụ nào phù hợp với nhu cầu của bản thân. Bên cạnh đó, chi nhánh cần tận tình chia sẻ cho khách hàng những hồ sơ cần thiết cần khách hàng chuẩn bị và giúp đỡ khi khách hàng gặp khó khăn trong q trình chuẩn bị hồ sơ vay vốn.
- Cung cấp các thông tin cho KHVV về xu hướng, thị hiếu của khách hàng và sự biến động về giá cả trên thị trường nhằm giúp khách hàng nắm bắt rõ hơn về những biến động của thị trường để có những phương hướng trong hoạt động SXKD cũng như đưa ra đước các biện pháp khắc phục phù hợp.
- Tư vấn và góp ý với khách hàng nên áp dụng công nghệ cao vào quá trình SXKD để hiện đại hóa nền nơng nghiệp nước nhà, đồng thời nâng cao được năng suất và chất lượng nông sản, giúp hoạt động SXKD của khách hàng trở nên hiệu quả hơn.
- Đối với khách hàng doanh nghiệp, chi nhánh nên góp ý các vấn đề liên quan đến áp dụng công nghệ vào sản xuất, quản lý tài chính, sử dụng nguồn nhân lực và vốn vay sao cho có hiệu quả, góp phần giúp khách hàng doanh nghiệp có hoạt động kinh doanh thuận lợi, thu được nguồn lợi nhuận như ý muốn.
- Chi nhánh nên thường xuyên tổ chức các buổi góp ý, tư vấn và giải đáp thắc mắc cho KHVV lĩnh vực NNNT về hoạt động SXNN nhằm biết những khó khăn mà khách hàng đang gặp phải để có những hướng giải quyết phù hợp. Các buổi tư vấn có thể mời sự góp mặt của các chuyên gia lĩnh vực NNNT bởi họ có chun mơn sâu, có cái nhìn rộng và tổng quát về lĩnh vực này để giúp khách hàng giải quyết được những vướng mắc cũng như đưa ra được những góp ý hay đối với hoạt động SXNN của khách hàng.
3.2.5. Xây dựng đội ngũ CBTD có chun mơn nghiệp vụ và tư cách đạo đức
Có thể nói rằng, CBTD là một nhân tố có vai trị vơ cùng quan trọng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Sự an tồn và chất lượng của các khoản vay đều phụ thuộc vào đạo đứa nghề nghiệp và trình độ chuyên môn của CBTD. Mặc dù, Agribank Đơng Anh hàng năm vẫn có cơng tác nâng cao chất lượng nhân sự nhưng chưa quyết liệt và chuyên sâu. Vì vậy, để nâng cao chất lượng cho vay và đảm bảo an tồn tín dụng, ngân hàng nên có những biện pháp nâng cao chất lượng nhân sự
nói chung và nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và tư cách đạo đức của CBTD nói riêng. Cụ thể :
- Chi nhánh phải bố trí vị trí, cơng việc phù hợp với năng lực chuyên môn của từng CBTD, đồng thời phân chia rõ ràng quyền và nghĩa vụ để đảm bảo tính cơng bằng cũng như nâng cao tinh thần trách nhiệm của mỗi CBTD.
- Chi nhánh nên thường xuyên cử các CBTD đi học các lớp đào tạo về nghiệp vụ để nâng cao kiến thức chuyên môn, đồng thời cũng phải yêu cầu các CBTD tìm hiểu thêm các kiến thức thực tế liên qua đến từng ngành nghề, đặc biệt là lĩnh vực NNNT. Bên cạnh đó, khuyến khích các CBTD đi nghiên cứu, học tập ở nước ngoài để mang những chun mơn nghiệp vụ tín dụng tiến bộ ở nước bạn về áp dụng tại Việt Nam.
- Chi nhánh cần thường xuyên tổ chức các kì sát hạch về kỹ năng chuyên môn của CBTD để đánh giá sơ bộ trình độ của các CBTD, từ đó có cơ sở để bố trí cơng việc phù hợp với năng lực.
- Đồng thời, chi nhánh cần yêu cầu các cán bộ công nhân viên nâng cao kỹ năng mềm, cụ thể như các kỹ năng giao tiếp với khách hàng và về các tác phong khi làm việc để tạo được hình ảnh đẹp trong mắt khách hàng và nâng cao được chất lượng dịch vụ của chi nhánh.
- Chi nhánh nên có chế độ thưởng phạt rõ ràng đối với CBTD, sẵn sàng có chế độ khen thưởng nếu CBTD nêu cao được tinh thần trách nhiệm trong công việc. Tuy nhiên, phải xử lý nghiêm đối với các cán bộ vi phạm đạo đức nghề nghiệp như trừ lương, điều chuyển công tác , buộc thôi việc đối với trường hợp vi phạm nặng.
3.2.6. Nâng cao chất lượng Marketing
Như đã nói, Agribank Đơng Anh là một ngân hàng thuộc hệ thống NHTM nhà nước, tạo được uy tín đối với khách hàng nhưng khơng vì lý do này mà chi nhánh lơ là công tác Marketing để quảng bá các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng đến với khách hàng, đặc biệt ở khu vực nông thơn thì cơng tác Marketing là thực sự cần thiết. Chính vì vậy, chi nhánh có thể thực hiện một số các đề xuất Marketing sau đây.
- Chi nhánh cần thường xuyên gọi điện cho khách hàng quan tâm về hoạt động sản xuất của khách hàng để đưa ra những góp ý riêng. Bên cạnh đó, vào những dịp sinh nhật của khách hàng, chi nhánh nên gửi tin nhắn hoặc gọi điện chúc mừng và có những món quà nhỏ dành cho khách hàng để khách hàng thấy được sự tận tâm của chi nhánh mà muốn gắn bó lâu dài.
- Chi nhánh nên thường xuyên có các chương trình khuyến mãi, bốc thăm trúng thưởng đối với các khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ của chi nhánh trong thời gian dài nhằm duy trì được khách hàng cũ, đồng thời thu hút được khách hàng mới đến và sử dụng các gói sản phẩm của Agribank Đơng Anh.
- Chi nhánh nên tích cực quảng bá hình ảnh của ngân hàng thông qua các kênh thông thông tin đại chúng như báo đài, truyền hình và liên kết với đài phát thanh của huyện để quảng bá các sản phẩm, dịch vụ đến các thôn, xã trên địa bàn để người dân, các hộ SXKD biết đến Agribank Đông Anh nhiều hơn.
- Chi nhánh nên thường xuyên về các địa phương trên địa bàn huyện tổ chức các cuộc hội thảo để giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ tới khách hàng một cách trực tiếp, đồng thời giúp khách hàng tháo gỡ các vướng mắc liên quan tới HĐCV lĩnh vực NNNT.
- Agribank Đông Anh cũng nên tích cực liên kết với UBND huyện, UBND các xã để nắm bắt được những cá nhân, hộ sản xuất nào đang tiến hành các phương án kinh doanh lĩnh vực nơng nghiệp để chi nhánh có thể đến gặp và trao đổi trực tiếp, xem khách hàng có gặp khó khăn về nguồn vốn kinh doanh khơng. Từ đó có thể tư vấn cho khách hàng các gói sản phẩm dịch vụ cho vay phù hợp với bản thân khách hàng.
- Khuyến khích mỗi nhân viên trong chi nhánh tự coi mình là một nhân viên Marketing, giới thiệu các sản phẩm dịch vụ cho vay NNNT của Agribank Đông Anh một cách lành mạnh.
- Chi nhánh cần đặt ra yêu cầu đối với bộ phận Marketing phải đổi mới và hoàn thiện hơn các phương thức tiếp thị, giới thiệu sản phẩm tới khách hàng để chi nhánh luôn là ngân hàng tiên phong trong HĐCV lĩnh vực NNNT.
3.2.7. Đẩy mạnh liên kết các DNNN với các hộ sản xuất NNNT
gốc và lãi đầy đủ thì cơng tác liên kết các DNNN với các cá nhân, HSX lĩnh vực NNNT là hoạt động không thể thiếu trong HĐKD của chi nhánh. Đặc biệt, trong thời kỳ bị ảnh hưởng do Covid - 19 như hiện nay thì đây là một việc vô cùng cần thiết, do vậy chi nhánh Agribank Đơng Anh có thể tham khảo các đề xuất sau đây:
- Tích cực tuyên truyền với KHVV lĩnh vực NNNT tại chi nhánh tham gia vào mơ hình liên kết sản xuất - thu mua - chế biến - tiêu thụ bằng cách phối hợp với UBND huyện Đông Anh, tổ chức các cuộc hội thảo, đài phát thanh hoặc qua kênh thông tin đại chúng.
- Chi nhánh cần nắm bắt được các sản phẩm sản xuất và cung ứng của các DNNN, các cá nhân, HSX hiện đang có dư nợ tại chi nhánh để tiến hành liên kết phù hợp